7 lời khuyên hữu ích dành cho sinh viên trải nghiệm đi làm sớm

Năng động, dám làm, dám thử là cá tính của nhiều sinh viên hiện nay. Các bạn dám thử thách bản thân bằng việc trải nghiệm làm việc song song với việc học. Vậy sinh viên trải nghiệm đi làm sớm có lợi ích gì, những điều gì cần lưu ý trong quá trình đi làm?

Lợi ích của trải nghiệm đi làm sớm đối với sinh viên

Quan niệm đi làm sớm gây ảnh hưởng đến việc học đã xưa rồi. Hiện nay, sinh viên được khuyến khích làm những công việc phù hợp từ sớm để gia tăng trải nghiệm:

  • Cơ hội va chạm thực tế, tích lũy vốn sống: Trải nghiệm đi làm sớm buộc sinh viên phải chấp nhận áp lực, đối mặt với va vấp trong cuộc sống, nhận được những bài học trải nghiệm thực tế mà trường học ít khi dạy.
  • Thử nghiệm và xác định được đam mê của mình: Đi làm sớm là cơ hội để người trẻ trải nghiệm những công việc khác nhau, trước khi phải lo nghĩ tới việc nghiêm túc theo đuổi một công việc nào đó, hoặc chịu áp lực về tiền bạc. Đây cũng là cơ hội để các bạn trẻ xác định được chính xác đam mê và khả năng của mình.
  • Mở rộng mối quan hệ: Đi làm sớm đem đến những cơ hội tiếp xúc và trao đổi với những người có kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực. Nhờ những mối quan hệ này, người trẻ có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức ở các lĩnh vực khác nhau, có thể cùng hợp tác hoặc phát triển trong các dự án, công việc thực tế.
  • Bồi dưỡng kiến thức: Việc học tập có thể giúp người trẻ nắm được những nguyên lý cơ bản, nhưng để hiểu biết sâu rộng về một vấn đề thì không thể thiếu những trải nghiệm thực tế. Và việc đi làm sớm, tiếp xúc trực tiếp với những tình huống thực tế sẽ khiến người trẻ có thêm kiến thức và kinh nghiệm về ngành nghề mình theo đuổi.
  • Cải thiện kỹ năng: Làm việc thực tế yêu cầu người trẻ trực tiếp tham gia vào dự án, làm việc nhóm, vận dụng các kỹ năng… để giải quyết công việc. Đây là cơ hội thực hành tuyệt vời để cải thiện và nâng cao kỹ năng của bản thân.
  • Có thu nhập để trang trải cuộc sống và tự chủ tài chính: Một công việc làm thêm cũng có thể là một giải pháp tài chính tuyệt vời nến người trẻ cần chi phí để trang trải cuộc sống hoặc tự chủ tài chính. Việc này cũng khiến người trẻ biết quý trọng và sử dụng tiền hợp lý hơn.
company-tour-dai-hoc-fpt
Sớm trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, bạn trẻ có cơ hội nhìn nhận bản thân, điều chỉnh kiến thức, kỹ năng mình có phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động

Các vấn đề SV cần đối mặt khi đi làm sớm

Việc đi làm sớm cũng có thể khiến sinh viên đối mặt với một số vấn đề tiêu cực nếu không biết cách cân bằng với việc học tập và sinh hoạt.

  • Áp lực công việc: Đi làm thêm cũng có nghĩa là quỹ thời gian của sinh viên cần được chia nhỏ hơn cho nhiều công việc khác nhau – việc học ở trên lớp, sinh hoạt hàng ngày và những deadline ở chỗ làm.
  • Giảm thời gian cho các cuộc đi chơi và sở thích riêng: Quỹ thời gian bị thu hẹp khiến nhiều người trẻ phải quyết định giảm thời gian dành cho những thú vui, sở thích riêng của bản thân để đảm bảo chất lượng của những công việc khác.
  • Ảnh hưởng sức khỏe: Đảm nhận đồng thời nhiều nhiệm vụ khiến đôi khi người trẻ không quản lý tốt khối lượng công việc và thời gian, dẫn đến phải làm việc ngoài giờ, sinh hoạt không điều độ, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân.
  • Cám dỗ: Việc đi làm sớm cũng có thể khiến sinh viên dễ bị rủ rê tham gia những cuộc vui quá đà, không phù hợp với lứa tuổi hoặc có thể gây ảnh hưởng tới việc học tập, thậm chí là công việc cũng như sức khỏe của bản thân.

7 Lời khuyên cho sinh viên trải nghiệm đi làm sớm

Trước những "được" và "mất" khi trải nghiệm đi làm thêm từ sớm, sinh viên nên lưu ý một số lời khuyên để có được khoảng thời gian trải nghiệm tuyệt vời nhất.

1. Thời điểm nên bắt đầu đi làm thêm

Tuy rằng việc trải nghiệm đi làm sớm sẽ giúp sinh viên có được những kinh nghiệm tuyệt vời cho cuộc sống và công việc sau này, nhưng các bạn sinh viên cũng không nên quá vồ vập làm vào làm thêm ngay sau khi nhập học. Sinh viên nên dành một khoảng thời gian vừa đủ để làm quen với cuộc sống sinh viên, sắp xếp việc học và cân bằng cuộc sống.

Chỉ lựa chọn đi làm thêm sau khi đã ổn định việc học và cuộc sống để có những trải nghiệm đi làm sớm tốt nhất

Học kỳ đầu tiên của năm nhất hoặc ít nhất là 2 tháng đầu tiên sau khi nhập học, các bạn sinh viên nên tập trung vào việc cân bằng, hòa nhập với môi trường mới, tham gia các CLB để mở rộng mối quan hệ... sau đó mới bắt đầu tìm hiểu các công việc làm thêm phù hợp với khả năng, quỹ thời gian của mình.

2. Tìm việc làm thêm từ nguồn uy tín

Nhu cầu tìm việc làm thêm của sinh viên tăng cao khiến xã hội phát sinh nhiều tổ chức lừa đảo, hoặc mập mờ về thông tin, lương thưởng… Đối tượng mà những nhóm người này hướng đến là những sinh viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và nóng lòng tìm việc làm thêm.

Những thủ đoạn mà các tổ chức này thường sử dụng là đưa tiền cọc trước khi nhận việc, việc nhẹ lương cao, mập mờ về điều khoản, thỏa thuận hợp đồng… Nhưng thực tế là lừa đảo, bịp bợm lấy tiền hoặc ăn chặn tiền công của sinh viên.

Bởi vậy, để tránh tiền mất tật mang, sinh viên nên tìm kiếm việc làm thêm thông qua những nguồn thông tin uy tín, như: Trang liên kết doanh nghiệp của nhà trường, sự giới thiệu của các anh chị khóa trên, các trang thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp uy tín…

Fanpage FPTU Career Center của Phòng Quan hệ doanh nghiệp và cựu sinh viên Đại học FPT Hà Nội là một trong những kênh uy tín để các bạn sinh viên có thể tìm được công việc phù hợp, đáng tin cậy.

Đồng thời, sinh viên cũng có thể ứng tuyển thông qua các chương trình trải nghiệm việc làm sớm thông qua công việc thực tập, các dự án hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp như tại FPT Edu.

Các công việc này không chỉ có sự đồng hành của nhà trường, mà còn có sự tham gia của giảng viên, cùng nhiều chuyên gia uy tín trong các lĩnh vực. Điều này không chỉ giúp sinh viên được đảm bảo về mặt quyền lợi mà còn có thể học được nhiều kiến thức bổ ích cho ngành học và công việc sau này.

Trong trường hợp sinh viên muốn ứng tuyển các công việc làm thêm không do nhà trường giới thiệu thì nên dành thời gian kiểm tra độ uy tín của địa chỉ đó bằng cách:

  • Tìm hiểu lĩnh vực mà doanh nghiệp, công ty tuyển dụng đang làm
  • Kiểm tra mức độ uy tín của doanh nghiệp, công ty tuyển dụng bằng cách tìm kiếm trên Google, hỏi những người có kinh nghiệm
  • Địa điểm phỏng vấn/làm việc có an toàn không, có nằm ở khu đông dân cư và có công khai không?
  • Hợp đồng làm việc có rõ ràng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động không
  • Có yêu cầu ứng tiền hoặc sử dụng tiền cá nhân vào mục đích không rõ ràng và không đảm bảo hoàn trả không…

3. Chú ý lịch học khi chọn việc làm thêm

Dù trải nghiệm đi làm sớm sẽ khiến sinh viên trở nên năng động và học hỏi được nhiều kiến thức, tích lũy nhiều kinh nghiệm hữu ích. Tuy nhiên, người trẻ vẫn nên xác định rằng việc học vẫn là việc quan trọng và cần được ưu tiên hàng đầu. Do đó, người trẻ nên cân nhắc một số vấn đề sau khi chọn việc làm thêm:

  • Nên cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn những công việc fulltime hoặc thời gian làm việc mỗi ngày quá dài (trên 8h/ngày). Bởi thời gian làm việc quá dài sẽ ảnh hưởng đến việc cân bằng giữa công việc, việc học và cuộc sống.
  • Nên ưu tiên những công việc part-time và gói gọn trong vòng 4-5 tiếng, nửa ngày. Việc này sẽ dễ dàng hơn cho việc sắp xếp thời gian cho việc học và sinh hoạt hàng ngày. Việc làm part-time cũng sẽ ít áp lực hơn một công việc toàn thời gian.
  • Nên trao đổi rõ ràng với nhà tuyển dụng về thời gian và cam kết việc làm trước khi chính thức nhận việc. Điều này không chỉ dễ dàng hơn cho cả 2 bên mà còn đảm bảo quyền lợi của bản thân khi làm việc.
Lựa chọn công việc làm thêm có thời gian phù hợp dựa trên lịch học là cách thông minh nhằm cân bằng giữa học tập và làm việc

Ngoài ra, sinh viên đi làm sớm cũng nên cân nhắc một số yếu tố cố định trước khi lựa chọn công việc làm thêm. Ví dụ như, nếu có lịch học trên trường vào buổi sáng, sinh viên nên lựa chọn công việc làm thêm vào buổi chiều. Tuy nhiên, nếu lịch học không cố định, sinh viên nên lựa chọn công việc làm thêm có thể linh hoạt thời gian.

4. Cố gắng tìm cơ hội trải nghiệm công việc liên quan đến ngành học

Việc làm thêm có thể đem lại thu nhập, giúp người trẻ kết giao và cải thiện các kỹ năng. Tuy nhiên, nếu đã xác định đây chỉ là công việc làm thêm nhằm bổ trợ cho chuyên môn và chuẩn bị cho công việc sau này, thì người trẻ nên cố gắng tìm kiếm những cơ hội trải nghiệm công việc liên quan đến ngành học.

Có thể trong thời gian đầu mời trải nghiệm, bạn chưa thể tìm được công việc liên quan trực tiếp đến ngành học. Tuy nhiên, đừng bao giờ quên mục tiêu của mình, và tranh thủ các cơ hội để thử nghiệm một công việc làm thêm đúng với chuyên ngành hoặc gần với chuyên ngành của bạn.

Sinh viên trải nghiệm đi làm sớm nên chọn đúng chuyên ngành hoặc gần với chuyên ngành sẽ giúp các bạn tích lũy thêm kiến thước và trải nghiệm có ích cho công việc sau này.

Ví dụ, nếu là sinh viên ngành sư phạm, sinh viên có thể lựa chọn làm gia sư, sinh viên ngành truyền thông có thể lựa chọn làm thêm ở một công ty tổ chức sự kiện, và sinh viên ngành ngôn ngữ có thể lựa chọn làm thêm trong một trung tâm ngoại ngữ…

5. Ưu tiên chọn việc làm thêm gần nhà hoặc gần trường

Thử tưởng tượng khoảng thời gian giữa tiết học cuối cùng ở trên trường vào buổi sáng và giờ làm việc buổi chiều chỉ cách nhau 90 phút, mà bạn cần di chuyển một quãng đường quá xa để đến được nơi làm. Điều này không chỉ khiến bạn dễ mệt mỏi trong giờ làm việc mà thậm chí còn không có thời gian để ăn trưa, nghỉ trưa hàng ngày.

Việc lựa chọn một địa điểm làm việc thuận lợi cho việc di chuyển sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều sức lực, sử dụng hiệu quả thời gian mỗi ngày, đồng thời học tập và làm việc chất lượng hơn.

Trong trường hợp không tìm được công việc nào phù hợp về thời gina và địa điểm, hoặc không có thời gian di chuyển, bạn có thể lựa chọn các công việc làm từ xa (online). Tuy nhiên, lựa chọn làm việc online, sinh viên cũng không nên bỏ qua các bước kiểm tra độ uy tín của công việc để tránh bị lừa hoặc tiền mất tật mang.

6. Không cố vắt kiệt sức khỏe vì công việc làm thêm

Không phủ nhận công việc làm thêm sẽ đem đến cho người trẻ nhiều trải nghiệm hữu ích. Nhưng nếu quá chú tâm vào công việc làm thêm mà bào mòn sức khỏe bản thân thì chưa chắc người trẻ sẽ nhận được nhiều hơn mất.

Nếu có một trong những biểu hiện này, thì có nghĩa là công việc làm thêm đang ảnh hưởng không tốt tới trạng thái sức khỏe của bạn:

  • Ngủ gà ngủ gật trên lớp sau giờ làm thêm
  • Thường xuyên thức khuya để giải quyết công việc
  • Luôn trong trạng thái cảm thấy bức bí, tù túng, gò bó, cảm thấy không có thời gian
  • Bỏ bê bản thân, kém hứng thú với các cuộc hội họp, gặp gỡ bạn bè…

Sức khỏe bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy:

  • Không thể tập trung vào công việc học tập trên lớp, học hành sa sút, tiếp thu kém
  • Làm việc kém năng suất, dễ sai sót
  • Dễ ốm, không đảm bảo sức khỏe cho sinh hoạt, học tập và làm việc
  • Tốn kém chi phí cho việc phục hồi sức khỏe
  • Dễ dàng ở trong tình trạng tinh thần căng thẳng, không ổn định, dễ xúc động…
Sau giờ học, các sinh viên có thể tìm đến các bộ môn luyện tập thể lực như bóng đá, gym, bóng đá, bóng rổ, võ thuật...

Do vậy, tìm kiếm và hết mình cho một công việc làm thêm là điều tốt. Nhưng sinh viên đi làm sớm cũng nên có cho mình một lịch biểu làm việc phù hợp để đảm bảo chất lượng học tập, cuộc sống và giữ gìn sức khỏe.

Bên cạnh công việc, học tập và sinh hoạt thường ngày, sinh viên cũng nên tham gia các hoạt động thể dục thể thao, luyện tập thói quen sinh hoạt lành mạnh để sống khỏe và đủ sức đảm nhiệm cả việc học lẫn việc làm thêm.

7. Tìm kiếm cơ hội việc làm chính thức sau khi tốt nghiệp từ công việc làm thêm

Thời gian làm thêm có thể được coi là khoảng thời gian học hỏi và thực tập tuyệt vời của người trẻ. Các công ty, doanh nghiệp cũng ưu tiên những ứng viên đã có thời gian thực tập tại công ty của họ hơn. Do vậy, nếu đã có một công việc làm thêm phù hợp, thì việc tiếp tục làm công việc đó như một việc làm chính thức sau khi tốt nghiệp sẽ gặp nhiều thuận lợi.

Bạn có thể đề xuất yêu cầu làm fulltime sau tốt nghiệp với trưởng bộ phận của mình, hoặc theo dõi các vị trí tuyển dụng rồi ứng tuyển theo quy trình tuyển dụng của công ty. Hoặc bạn cũng có thể nhờ đồng nghiệp giới thiệu một số vị trí phù hợp với khả năng, kinh nghiệm và chuyên môn của mình để ứng tuyển.

Hiện nay, vẫn còn khá nhiều tranh cãi về việc sinh viên trải nghiệm đi làm sớm có tốt hay không. Thực tế, rất khó để có câu trả lời chính xác vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố và khả năng của từng người. Tuy nhiên, nếu cân bằng được thời gian thì trải nghiệm đi làm sớm sẽ giúp sinh viên “được” nhiều hơn là “mất”, và hỗ trợ tốt cho công việc sau này của các bạn.

Theo FPT Edu

>> [Company Tour 2022] Sinh viên FPTU hào hứng trải nghiệm công nghệ tại văn phòng Cốc Cốc
>> Sinh viên ngành Quản trị Khách sạn và câu chuyện bước chân ra đời làm nghề

dang-ky-xet-tuyen-dai-hoc-fpt

0/5 (0 Reviews)

Câu hỏi thường gặp

01 Điều kiện thi học bổng năm 2024

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):

  • Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
  • Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
  • Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

02 Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024

Mã trường: FPT

Khối ngành Ngành Mã ngành Chuyên Ngành
III Quản trị kinh doanh 7340101 Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
V Công nghệ thông tin 7480201 Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số.
VII Công nghệ truyền thông (dự kiến) 7320106 Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng.
Ngôn ngữ Anh 7220201 Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Nhật 7220209 Song ngữ Nhật – Anh
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 Song ngữ Hàn – Anh
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) 7220204 Song ngữ Trung – Anh

Đăng ký

03 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

04 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

05 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

06 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

07 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

08 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: http://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588

Để lại bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *