Dấu chấm lửng của thế hệ trẻ - Hoàng Anh Đức (CEO EdLab Asia)

Cảm giác của sự thành công không thú vị bằng cảm giác của sự thấu hiểu. Thấu hiểu một câu chuyện thì không khó, thấu hiểu một thế hệ, nhất là thế hệ trẻ là không đơn giản. Hãy để tuổi trẻ thuộc về chính tuổi trẻ, dấn thân và quyết định lựa chọn tương lai của chính họ từ những sự trải nghiệm.

Tôi có một bộ sưu tập tí hon. Không khó để nhận ra sự khác biệt giữa nhóm những chiếc rìu Đông Sơn với những chiếc rìu giả cổ. Sau hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm nằm dưới sông vô tình được phát hiện và vớt lên, cùng với sự phong hóa của thời gian, những mảng ô xít đồng lấm tấm xanh, kết cấu của những chiếc rìu Đông Sơn trở nên rệu rã, tưởng chừng chạm mạnh vào chúng có thể vỡ vụn.

Trái lại, những chiếc rìu giả cổ sau thời gian vùi qua loa dưới bùn vớt lên vẫn giữ được vẻ tinh tươm và chắc chắn. Đối với các khí cụ, sự phong hóa của môi trường xung quanh có thể nhận ra nhờ vẻ bề ngoài một cách rõ ràng và đơn giản. Nhưng đối với con người, đặc biệt người trẻ, sự nhận biết tính cách, khát khao thế hệ e rằng không đơn giản như thế.

tiktok takipçi satın alma konya bayan escort

Đầu xuân 2018, tôi nhận được một lời mời tham gia dự án sách “In-between”, dự án quy tụ khoảng 30 người trẻ tuổi đã hoặc đang học tập, công tác tại nước ngoài. Những người trẻ thế hệ Y (Millennials) – thế hệ 20 – 30 tuổi bắt đầu bước ra thế giới và muốn khẳng định mình, thuộc các lĩnh vực khác nhau như báo chí, ngoại giao, giáo dục, kiến trúc, marketing cùng chia sẻ những câu chuyện, những trăn trở của họ.

Chúng tôi đã rất hứng khởi chia sẻ với nhau về những điều mới lạ, rộng lớn nhưng rồi lại hoang mang về việc mình là ai và mình thuộc về đâu. Có lẽ, chính sự chơi vơi được thể hiện ngay trong tên dự án đã quy tụ chúng tôi lại với nhau.

"Dù ở trong những bối cảnh lịch sử, văn hóa khác nhau, nhưng những người trẻ nói chung, ở thời kỳ nào cũng đều mang trong họ những trăn trở của thời cuộc." 

Sau hơn một năm trời, chúng tôi ra mắt tựa sách Gần như là nhà. Khép lại dự án nhưng sau đó chúng tôi vẫn chẳng thể khép lại mối băn khoăn về thế hệ mình. Những nụ cười, ánh mắt đầy niềm vui khi ra mắt sách, khi chuyển nhuận bút tới quỹ Trò nghèo vùng cao, hay khi nhận được lời cảm ơn từ độc giả rồi cũng nhường chỗ cho những khoảng lặng.

Ngày trước khi còn học phổ thông, khoảng lặng của chúng tôi diễn ra sau mỗi kỳ thi, thời gian quý báu để thư giãn và lấy đà cho chặng đua điểm số kế tiếp. Khoảng lặng hiện nay là day dứt những người thế hệ trẻ chúng tôi là ai và thuộc về đâu?

Đầu năm 2015, ở tuổi 25, tôi rời bỏ những gì đang có để đi tìm những trải nghiệm mới mẻ. Sau tháng ngày lăn lộn núi rừng theo kiểu Robinson Crusoe thời hiện đại, tôi quay ngoắt sang cộng tác với một công ty tư vấn đa quốc quốc gia vì thấy trải nghiệm làm việc tại môi trường đó có vẻ “sang chảnh.”

Như những người trẻ, ban đầu tôi thấy mình quan trọng với những chuyến bay tối ngày và những dự án hào nhoáng gắn liền với những tên tuổi xuyên lục địa. Những ngày tháng đầu, trong bộ âu phục phẳng phiu của nhà tư vấn, tôi luôn phải căng óc, mệt mỏi tìm tòi các phương án giải quyết vấn đề, và mệt mỏi hơn nữa để thuyết phục khách hàng đồng thuận với những giải pháp tôi đã gợi ý.

Suốt một năm trời, tôi chỉ tập trung vào việc lắng nghe – đặt câu hỏi – rồi tiếp tục lắng nghe – đặt câu hỏi. Vòng xoáy đó cứ lặp lại ngày qua ngày. Đến một ngày tôi chợt nhận ra hóa ra với đối tác nào cũng vậy, giải pháp không ở đâu xa vời mà luôn có sẵn nơi bản thân họ. Vấn đề là họ chưa đủ tự tin và bình tĩnh để đưa ra giải pháp, và muốn chấp nhận những giải pháp đối tác đưa cho họ – phương án họ cảm thấy hợp lý và quyết định đó là phương án tối ưu.

Cảm giác của sự thành công hóa ra không thú vị bằng cảm giác của sự thấu hiểu. Thấu hiểu một câu chuyện thì không khó, thấu hiểu một thế hệ, nhất là thế hệ trẻ là không đơn giản. Các câu chuyện có thể được truyền tải từ người ngày sang người khác qua ngôn ngữ nhưng những nỗi niềm của thế hệ lại chẳng thể nào được lưu thông theo cách đơn giản như thế.

"Hãy để tuổi trẻ thuộc về chính tuổi trẻ, dấn thân và quyết định lựa chọn tương lai của chính họ từ những sự trải nghiệm."

Bản thân tôi đã từng thực hiện công việc nghiên cứu theo nhiều cách khác nhau, cũng đã dạy học cho nhiều đối tượng từ tiểu học tới sau đại học, từ những kiến thức hàn lâm cho tới những kỹ năng “mì ăn liền.” Năm 2016, lứa học trò đầu tiên tại ngôi trường tư thục mà tôi tham gia thành lập đã tốt nghiệp phổ thông và đứng giữa ngã ba đường: học đại học, học nghề hay dành một năm gap-year (khám phá, trải nghiệm trước khi học đại học).

Tôi ngạc nhiên khi nhận thấy các em chẳng băn khoăn chuyện học ở Việt Nam hay ở nước ngoài. Khác với chúng tôi, các em không coi đó là một vấn đề quá to tát. Chỉ một năm sau, tôi tình cờ gặp cô học trò cũ trong vai trò trợ lý cho đối tác. Cô kể đã đi du lịch khắp Đông Dương, học mót các kỹ thuật marketing và tự kiếm tiền để trang trải cuộc sống.

Hai năm sau đó, tôi gặp lại em trên không gian mạng. Cô bé bắt đầu tham gia chương trình cử nhân trực tuyến của một trường đại học Hoa Kỳ. Còn tôi vừa bước ra, khép lại vai trò giảng dạy của mình tại chốn đó.

Không phải sự thành công hay trưởng thành, mà chính sự tự do lựa chọn được làm điều mình ưa thích của cô học trò cũ là điều tôi cảm nhận về thế hệ trẻ. Cách mà em đón nhận cuộc sống vô tư, sảng khoái và trong trẻo như nó vốn có cũng khiến tôi nể phục và ghen tị phần nào.

Giữa năm 2018, tôi có một trải nghiệm khác. Tôi rủ một nhóm khoảng chục người gồm cả quen và lạ, lập ấn phẩm “Dạy và Học”, giúp giáo viên phổ thông nâng cao năng lực sư phạm. Chúng tôi tự gọi mình là Ban biên tập Lộn xộn với “phương châm 4.0”: không lương; không văn phòng; không giới hạn thời gian; không giới hạn chuyên môn.

Tính đến tháng 1.2020, “Dạy và Học” đã xuất bản 18 số mà cả nhóm chúng tôi vẫn chưa gặp mặt nhau lần nào. Mỗi kỳ ấn phẩm là mỗi dịp chúng tôi “lắng nghe” những người đồng nghiệp khắp mọi miền Tổ quốc và chính bản thân mình. Hóa ra, chúng ta chẳng hề tạo ra tương lai, mà chính bản thân chúng ta được định hình và liên tục tái định hình bởi tương lai mà chúng ta mong muốn.

"Cảm giác của sự thành công hóa ra không thú vị bằng cảm giác của sự thấu hiểu. Thấu hiểu một câu chuyện thì không khó, thấu hiểu một thế hệ, nhất là thế hệ trẻ là không đơn giản." 

Dù ở trong những bối cảnh lịch sử, văn hóa khác nhau, nhưng tôi tin chắc rằng những người trẻ nói chung, ở thời kỳ nào cũng đều mang trong họ những trăn trở của thời cuộc. Chúng ta thử đảo ngược thời gian đặt ra vài tình huống giả định.

Nếu vị tướng trẻ Trần Quốc Toản sống giữa thế kỷ 21, người hiện nay được xã hội mặc định là “con ông cháu cha”, ông sẽ làm gì với quả cam – một ân huệ dòng tộc mang tính vỗ về quý giá mà hẳn rất nhiều người thèm muốn ghen tị, bóp nát hay chụp hình đăng trên Instagram?

Trạng nguyên Nguyễn Hiền, người mồ côi cha, xuất thân nghèo khó, đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi được các phương tiện truyền thông tôn vinh là thần đồng, sau các thành công sớm liệu có giữ được cái đầu lạnh và bản lĩnh vững vàng để vạch ra các kế sách phò vua, giúp nước hay sẽ biến mình thành ngôi sao trên Facebook viết bài và ngồi đếm các lượt like?

Tôi cho rằng đừng bắt tuổi trẻ phải đặt dấu chấm hết hay chấm hỏi cho những điều dang dở. Hãy để tuổi trẻ tự mở ra cánh cửa cuộc đời với nhiều sự lựa chọn. Đừng bắt tuổi trẻ phải làm mùa xuân của xã hội, mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông, mùa khô, mùa mưa hay bất kỳ mùa nào cũng được. Hãy để tuổi trẻ thuộc về chính tuổi trẻ, dấn thân và quyết định lựa chọn tương lai của chính họ từ những sự trải nghiệm.

Hoàng Anh Đức, CEO Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Edlab Asia.

Theo tạp chí Forbes Việt Nam, số 81, tháng 2.2020.

0/5 (0 Reviews)

Câu hỏi thường gặp

01 Điều kiện thi học bổng năm 2024

Thí sinh đạt Top 20 Schoolrank trở lên thì đủ điều kiện đăng ký dự thi học bổng. Kỳ thi được tổ chức tại Đại học FPT.

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

02 Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024

Mã trường: FPT

Khối ngành Ngành Mã ngành Chuyên Ngành
III Quản trị kinh doanh 7340101 Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
V Công nghệ thông tin 7480201 Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số.
VII Công nghệ truyền thông (dự kiến) 7320106 Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng.
Ngôn ngữ Anh 7220201 Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Nhật 7220209 Song ngữ Nhật – Anh
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 Song ngữ Hàn – Anh
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) 7220204 Song ngữ Trung – Anh

Đăng ký

03 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

04 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

05 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

06 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

07 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

08 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: http://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588

Để lại bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *