Hành trình theo đuổi nghệ thuật sáng tạo của nữ quán quân cuộc thi Thiết kế Đồ họa VFCD 2021

Nguyễn Ngọc Thư hiện đang là sinh viên K14 ngành Thiết kế đồ họa trường Đại học FPT Hà Nội. Là thí sinh trẻ tuổi nhất lọt vào top 5 chung kết, Thư đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi “Thiết kế Đồ họa VFCD 2021: Hình ảnh Chủ đạo & Ứng dụng Sáng tạo”. 

Bước ngoặt tuổi 18 và "cuộc gặp gỡ" với Thiết kế đồ họa

Ngọc Thư (thường được biết đến với cái tên Han My) “bén duyên” với Đại học FPT một cách khá tình cờ. Yêu thích chụp ảnh và bắt đầu cầm máy rong ruổi từ những năm cấp ba, Ngọc Thư từng có ý định theo đuổi ngành nhiếp ảnh khi lên đại học. Nhưng khi đứng giữa các lựa chọn, Thư đã đắn đo suy nghĩ xem liệu nhiếp ảnh có đủ với mình không. Sau cùng, cô bạn nhận thấy nếu học đồ họa sẽ có cơ hội phát triển nhiều mặt hơn và quyết định lựa chọn ngành Thiết kế đồ họa của Đại học FPT. Đến giờ, bản thân Thư vẫn rất hài lòng với bước ngoặt này.

Nếu nhiếp ảnh đưa mình tiếp cận với cái đẹp qua lăng kính thì đồ hoạ giúp mình tạo ra cái đẹp ở nhiều phương diện khác nhau, và nó bổ trợ cho nhiếp ảnh rất nhiều. Quá trình đó với mình không gặp nhiều khó khăn cho lắm vì bản thân vốn tiếp xúc với đồ hoạ từ trước khi vào trường. Các kĩ năng thì cứ trau dồi qua từng ngày thôi, mình vẫn còn phải học hỏi nhiều lắm". 

Chia sẻ thêm về những gì đã học, Thư cho biết với ngành Thiết kế đồ họa Đại học FPT, sinh viên sẽ được tiếp cận khối kiến thức đồ hoạ một cách chỉn chu và có hệ thống. Các bạn sẽ được trang bị kĩ năng sử dụng phần mềm đồ hoạ ở trường, để chuyên sâu hơn nữa cần đến việc tự học, tự rèn luyện. Đó là cả quá trình mà Thư nghĩ bản thân phải có mục tiêu và sự cố gắng. Trong tất cả các môn từng học ở trường, cô bạn thích môn lí thuyết nhất. Được học về văn hoá Việt Nam hay lịch sử thiết kế giúp Thư có những góc nhìn đa chiều trong công việc thiết kế cũng như trong cuộc sống thường ngày.

Mang nghệ thuật sáng tạo để lan toả "tinh thần cộng đồng" 

Với ý tưởng “Cân bằng giữa những điểm giao”, bài thiết kế của Nguyễn Ngọc Thư - sinh viên K14 ngành Thiết kế đồ họa trường Đại học FPT Hà Nội đã để lại dấu ấn vang dội với giải Nhất tại Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2021 (VFCD) - chuỗi các sự kiện truyền cảm hứng, cung cấp thông tin và trải nghiệm sáng tạo đa dạng. Trước đó, cô bạn đã giành được những thành công nhất định trong các cuộc thi, triển lãm về nhiếp ảnh và thiết kế.

Ý tưởng 'cân bằng giữa những điểm giao' mang về giải Nhất cuộc thi Thiết kế đồ hoạ VFCD 2021 cho Ngọc Thư
Thiết kế của Thư đã “ghi điểm” nhờ biết khai thác và kết hợp một cách sáng tạo những quan sát tinh tế và tình cảm từ sinh hoạt đời sống mộc mạc thường ngày để tạo nên giải pháp thiết kế cân bằng hoàn hảo giữa hiện đại và truyền thống, đồng thời có tiềm năng ứng dụng cao.

Tích cực đóng góp cho các hoạt động cộng đồng, Thư mong muốn lan tỏa một phần giá trị cá nhân tới xã hội: “Năm 2014 mình có cơ hội tham gia làm phim. Lúc đó mình rất tự hào vì đã đạt giải Nhất với phim ngắn về chủ đề LGBT+ khi mới 14 tuổi, có thể coi đó là 1 cú kick-off cho “tinh thần cộng đồng” của mình sau này. Từ cấp 2 đến giờ mỗi năm mình đều đặn tham gia 1-2 dự án lớn/nhỏ, chủ yếu về môi trường và thiện nguyện.”

Muốn khởi nguồn một điều gì đó mới mẻ ở trường F, Ngọc Thư đã cùng những người bạn chung chí hướng “xây dựng” nên AI Club – CLB Trí tuệ nhân tạo Đại học FPT. Thư từng là Phó chủ nhiệm & Trưởng Ban truyền thông của AI Club nhiệm kì 2018-2020, thuộc thế hệ Gen 1 của CLB. Nghe thì có vẻ chẳng liên quan tới ngành Đồ họa đang theo học, nhưng Thư nghĩ rằng ai cũng nên bước ra khỏi vùng an toàn của mình để tiếp cận với nhiều điều thú vị, mới mẻ hơn.

Bên cạnh niềm đam mê với thiết kế và nhiếp ảnh, Thư có sở thích sưu tầm từ các món đồ chơi như Nutcracker và Funko Pop đến các CD, album nhạc,… Cô bạn cũng quan tâm khá nhiều tới thời trang, đặc biệt là thời trang bền vững. Những thú vui này phần nào đã ảnh hưởng đến phong cách chụp ảnh của Thư, bộc lộ rõ qua một số lookbook đầy ấn tượng.

Designer không nên quá phụ thuộc vào phần mềm thiết kế và ý tưởng “ăn liền”

Tích luỹ từ những gì đã trải nghiệm được từ khi bắt đầu thiết kế đến nay, Ngọc Thư cho rằng gu thẩm mĩ và tầm nhìn là hai yếu tố quan trọng mà bất cứ designer nào cũng nên để tâm: “Đối với mình đó là cái gu và tầm nhìn. Tools (công cụ thiết kế) các bạn học đâu cũng được, bao lâu cũng xong nhưng nếu thạo tools mà không có một gu thẩm mĩ nhất định thì ấn phẩm làm ra sẽ chỉ dừng lại ở mức “ổn”, không thể tạo ra cảm xúc cho người xem.

Gu thẩm mĩ không thể “học” trong ngày một ngày hai, đó là cả quá trình tiếp cận, trau dồi. Mình rất nể những bạn designer có tầm nhìn. Trong thời đại ngày này, designer đừng nên chỉ ngồi đó và mày mò tools rồi làm theo mà cần cập nhật những xu hướng ảnh hưởng tới ngành đồ hoạ như coding, NFT, design work sử dụng sustainable material/purpose,... Đó là những thứ mình cũng đang cố gắng từng ngày để học hỏi.”

Ngọc Thư cho rằng 2 điểm quan trọng nhất với người học thiết kế là "có gu" và "tầm nhìn"

Cô bạn cũng khuyên những ai đang theo đuổi ngành nghệ thuật sáng tạo này không nên nhầm lẫn giữa tìm nguồn cảm hứng và chọn lọc ý tưởng trong các trang web, biến chúng thành của bản thân: “Trong quá trình học tập, mình thấy mọi người thường sẽ lên Behance, Pinterest (MXH chia sẻ hình ảnh, sản phẩm nghệ thuật)... để tìm kiếm ý tưởng. Điều này hoàn toàn ổn nhưng hướng thiết kế sẽ bị ảnh hưởng ở một mức độ nhất định. Trên các MXH đó sẽ có vô vàn ý tưởng để tham khảo, và chúng mình sẽ rơi vào trạng thái “Paradox of choice”. “Tìm nguồn cảm hứng” dần dần sẽ chuyển thành “Ý tưởng nào trong mớ hỗn loạn hợp ý mình nhất?”. Nếu tiếp tục như thế trong một thời gian dài, dần dà chúng ta sẽ lười suy nghĩ, lười sáng tạo. Sản phẩm sẽ không còn độc đáo mới mẻ nữa.”

Một phương pháp hữu ích Thư thường áp dụng để xây dựng cảm hứng sáng tạo là chọn một vài nghệ sĩ (phù hợp phong cách cá nhân) để theo dõi trên chính các website, tài khoản MXH chính thức của họ, không qua bất kì trang web tổ hợp ý tưởng nào và đăng kí nhận thông tin qua mail để tiếp cận những sản phẩm của họ nhanh nhất. Việc học hỏi một nghệ sĩ, hiểu được cách họ tư duy trong sáng tạo và làm việc sẽ truyền cảm hứng cho bản thân nhiều hơn là việc nhìn ngắm các tác phẩm của họ. Phương pháp học tập hiệu quả này đã giúp cô bạn rất nhiều trong quá trình làm việc.

Từ kinh nghiệm “chinh chiến” lâu năm trong các cuộc thi, Thư nhận thấy việc tham gia những sân chơi đó giúp đánh giá được năng lực bản thân cũng như tạo cơ hội giao lưu với các bạn, các anh chị trong ngành để mở mang kiến thức. Từ đó bản thân biết mình đang thiết sót ở đâu, cần bổ sung những gì và học cách tiếp nhận những ý kiến một cách thông minh, chọn lọc để phát triển khả năng thiết kế.

Sắp tới đây, Ngọc Thư sẽ làm việc cùng team VFCD để phát triển thiết kế của mình cho liên hoan sáng tạo cuối năm nay. Ngoài ra, Thư sẽ tập trung phát triển một vài dự án cá nhân ấp ủ từ lâu. Cùng theo dõi và đón nhận những sản phẩm tiếp theo của cô sinh viên tài năng này nhé!

Cùng xem một số sản phẩm nhiếp ảnh và thiết kế của Ngọc Thư: 

Tác phẩm đạt Giải Nhì - “Khung Cua" Photo Competition 2018
Ngoài thiết kế, Ngọc Thư còn có một khoảng thời gian dài theo nhiếp ảnh

Minh Huyền

Ảnh: NVCC 

dang-ky-xet-tuyen-dai-hoc-fpt
bornova escort bayan

0/5 (0 Reviews)

Câu hỏi thường gặp

01 Điều kiện thi học bổng năm 2024

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):

  • Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
  • Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
  • Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

02 Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024

Mã trường: FPT

Khối ngành Ngành Mã ngành Chuyên Ngành
III Quản trị kinh doanh 7340101 Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
V Công nghệ thông tin 7480201 Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số.
VII Công nghệ truyền thông (dự kiến) 7320106 Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng.
Ngôn ngữ Anh 7220201 Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Nhật 7220209 Song ngữ Nhật – Anh
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 Song ngữ Hàn – Anh
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) 7220204 Song ngữ Trung – Anh

Đăng ký

03 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

04 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

05 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

06 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

07 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

08 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: http://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588

Để lại bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *