Tổng quan về chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế thuộc ngành Quản trị Kinh doanh:
Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường, việc gặp gỡ và giao thương với các nước khác trở nên thường xuyên hơn nên đối với bạn trẻ lựa chọn chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, cơ hội việc làm sẽ rộng mở hơn. Kết hợp với trình độ tiếng Anh giỏi, giao tiếp tốt cùng đối tác quốc tế, sinh viên sau khi tốt nghiệp dễ dàng tìm kiếm cho mình cơ hội phát triển nghề nghiệp.
Chương trình đào tạo được thiết kế cập nhật theo chương trình của các trường nổi tiếng trên thế giới, tiếp cận theo chuẩn đào tạo của các tổ chức nghề nghiệp AACSB, APCSB (The Association to Advance Collegiate Schools of Business – AACSB). Chú trọng kiến thức chuyên môn về quản trị kinh doanh hiện đại ở phạm vi quốc tế, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, đặc biệt là những vấn đề về hội nhập kinh tế, chiến lược kinh doanh quốc tế, marketing quốc tế. Ngoài ra, chương trình còn cung cấp cho sinh viên các kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu như xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế; nghiên cứu hoạt động kinh doanh quốc tế tại các thị trường khu vực châu Á, châu Âu, châu Phi, Mỹ La Tinh.
Với lợi thế của một trường đại học danh tiếng về công nghệ thông tin, sinh viên Đại học FPT sẽ được trang bị phương pháp làm việc cũng như các kỹ năng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Việc được trải nghiệm trong các dự án thực, giúp sinh viên Đại học FPT có thể tự tin làm việc trong môi trường kinh doanh quốc tế ngay sau khi tốt nghiệp.
Triển vọng nghề nghiệp:
- Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế sẽ mở ra cho sinh viên rất nhiều cơ hội việc làm với vai trò chủ chốt ở các phòng ban như: marketing, đối ngoại, nghiên cứu thị trường, điều phối thương mại ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Làm việc tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa: phụ trách tài chính, marketing, quan hệ công chúng và tiếp vận hàng hóa…
- Làm việc tại các công ty tư vấn về thương mại quốc tế và xúc tiến đầu tư.
- Làm việc tại các hiệp hội về sản xuất nông nghiệp, khai khoáng, giao thông vận tải, ngân hàng, viễn thông và du lịch…
- Làm việc tại các cơ quan, ban ngành trực thuộc chính phủ: phụ trách về điều phối thương mại, ngoại giao, kinh tế đối ngoại, nghiên cứu kinh tế, quan hệ quốc tế và các hoạt động tiếp xúc thông thương của quốc gia.
- Sinh viên có thể theo học chương trình sau đại học các ngành: Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Kinh Doanh, v.v…
Kinh nghiệm tích lũy sau chương trình:
Sinh viên chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế sẽ được trang bị kiến thức nền tảng vững chắc về kinh doanh, luật quốc tế và môi trường kinh doanh quốc tế, quản trị nguồn nhân lực quốc tế, hoạt động hậu cần kinh doanh quốc tế và xuất- nhập khẩu, nghiên cứu thị trường và hệ thống phân phối quốc tế, kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế, cùng nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề về hội nhập kinh tế và đầu tư quốc tế tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo:
Học Kỳ | Học Phần | Kỹ năng đạt được |
Nền tảng |
|
|
Học kỳ 1 |
|
|
Học kỳ 2 |
|
|
Học kỳ 3 |
|
|
Học kỳ 4 |
|
|
Học kỳ 5 |
|
|
Học kỳ 6 |
|
|
Học kỳ 7 |
|
|
Học kỳ 8 |
|
|
Học kỳ 9 |
|
|
Tốt nghiệp:
Sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ và chứng chỉ theo yêu cầu. Nhà trường tổ chức 3 đợt tốt nghiệp vào các tháng 1, 5, 9 hàng năm.
2 Comments