Quy định tài chính Đại học FPT năm 2021

QUY ĐỊNH TÀI CHÍNH NĂM 2021

CHO SINH VIÊN CÁC HỆ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT

(Ban hành theo Quyết định số 152/QĐ-ĐHFPT ngày 05/02/2021
của Hiệu trưởng Trường Đại học FPT)

1.Phí thi sơ tuyển, xét tuyển

1.1. Phí thi sơ tuyển:

Sinh viên (sau đây được hiểu bao gồm cả sinh viên và học viên) tham dự thi sơ tuyển đầu vào phải nộp phí sơ tuyển (nếu có). Phí sơ tuyển không được hoàn trả trong bất kỳ trường hợp nào.

1.2. Phí xét tuyển:

Sinh viên nộp hồ sơ tham gia xét trúng tuyển không qua thi sơ tuyển phải nộp phí xét tuyển (nếu có). Phí xét tuyển không được hoàn trả trong bất kỳ trường hợp nào.

2. Phí ghi danh, phí nhập học, học phí và phí giáo trình

2.1. Phí ghi danh:

Sinh viên đủ điều kiện trúng tuyển theo quy định của Trường tùy theo tình hình số lượng thí sinh ứng tuyển hàng năm và chỉ tiêu tuyển sinh được phép tuyển có thể phải nộp phí ghi danh (hay còn gọi là phí giữ chỗ) để Nhà trường làm căn cứ xét duyệt ưu tiên trong trường hợp nguyện vọng nhập học vượt quá chỉ tiêu tuyển sinh. Phí ghi danh được quy định bằng phí nhập học và sẽ chuyển thành phí nhập học khi sinh viên hoàn tất thủ tục nhập học hoặc sẽ hoàn trả lại cho sinh viên nếu không đủ điều kiện đầu vào theo quy định Nhà nước.

2.2. Phí nhập học:

Sinh viên khi nhập học phải nộp phí nhập học (nếu có). Phí nhập học không được hoàn trả trong bất kỳ trường hợp nào.

2.3. Học phí:

Mức học phí niêm yết là học phí được cơ sở đào tạo ban hành áp dụng cho các sinh viên nhập học trực tiếp tại cơ sở; Mức học phí đại lý áp dụng cho các sinh viên nhập học thông qua đại lý tuyển sinh. Mức học phí khu vực A, B.. là học phí niêm yết áp dụng riêng cho các sinh viên học tại tỉnh, thành A, B.. Thuật ngữ học phí chuẩn được hiểu là học phí niêm yết, học tại TP Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh..

2.4 Phí giáo trình:

  • Tùy theo chương trình học sinh viên có thể được yêu cầu mua hoặc được phát hoặc được mượn giáo trình theo kỳ.
  • Phí giáo trình (trong trường hợp mua) sẽ được nộp cùng học phí hàng kỳ. Phí giáo trình không được hoàn trả trong bất kỳ trường hợp nào.

3. Các khoản phí khác

3.1. Phí học lại:

  • Sinh viên bị trượt môn (do thi không qua môn hoặc không đủ điều kiện điểm danh) phải nộp phí học lại. Biểu học phí môn và phí học lại cụ thể cho từng sản phẩm đào tạo do ban Kế hoạch – Tài chính chịu trách nhiệm soạn thảo trình Hiệu Trưởng ban hành.
  • Mức phí học lại sớm (học lại ngay trong kỳ hoặc kỳ tiếp theo) bằng 50% học phí môn; Mức phí học lại thông thường bằng 100% học phí môn
  • Sinh viên vi phạm quy chế thi bị phạt vi phạm bằng 100% học phí môn; Sinh viên thuộc diện học bổng tài năng (ví dụ chọn lựa qua các cuộc thi, cấp cho học sinh giởi trường chuyên, cấp cho học sinh có điểm học lực cao hoặc có giải thưởng) nếu phải học lại, ngoài phí học lại phải nộp theo quy định sẽ phải nộp thêm phí thu hồi học bổng bằng học phí môn nhân với phần trăm học bổng được cấp. Phí vi phạm quy chế thi và phí thu hồi học bổng nộp cùng học phí kỳ kế tiếp.
  • Học phí môn đối với các cơ sở đào tạo học phí áp dụng học bổng vùng miền cũng được giảm trừ theo tỷ lệ học bổng vùng miền.

3.2. Phí thi lại:

Với một số chương trình hợp tác quốc tế, sinh viên thi không qua môn phải nộp phí thi lại theo quy định của đối tác liên kết.

3.3. Phí phúc tra:

Sinh viên có nguyện vọng phúc tra do thi không qua môn sẽ phải nộp phí. Phí này sẽ được hoàn trả nếu kết quả chấm lại có thay đổi.

3.4. Phí làm lại thẻ sinh viên, thư viện:

Sinh viên nộp phí khi cần làm lại thẻ sinh viên, thẻ thư viện.

3.5. Phí phạt trả chậm sách:

Sinh viên trả chậm sách mượn thư viện phải nộp phí trả chậm tính từ ngày quá hạn đầu tiên đến ngày thực tế trả sách (gồm cả ngày nghỉ và ngày lễ). Sinh viên trả chậm sách trên 30 ngày ngoài phí trả chậm sẽ phải nộp phạt bổ sung một khoản bằng giá bìa sách.

Sinh viên làm mất sách mượn thư viện hoặc làm rách, mất trang… phải bồi thường giá trị bằng giá trị ban đầu của cuốn sách đó, đồng thời phải nộp phí trả chậm (nếu có)

Khoản phạt trả chậm sách tối đa bằng giá trị cuốn sách.

3.6. Phí bồi thường làm hư hỏng tài sản của trường:

Sinh viên làm hư hỏng tài sản của nhà trường dù vô tình hay cố ý sẽ phải bồi thường. Mức độ bồi thường dựa trên nguyên tắc chịu toàn bộ chi phí để khôi phục lại tài sản về hiện trạng trước khi hư hỏng.

3.7. Phí phạt vi phạm nội quy sinh viên:

Đối với các trường hợp sinh viên vi phạm nội quy (theo quy định) phải nộp phí vi phạm nội quy sinh viên.

3.8. Phí làm bảng điểm, phó bản bằng tốt nghiệp, xác nhận sinh viên:

Sinh viên có nhu cầu làm bảng điểm xác nhận kết quả học tập theo nguyện vọng riêng của mình, làm phó bản bằng tốt nghiệp trong trường hợp mất bằng chính hoặc làm xác nhận sinh viên phải nộp phí. Các khoản phí này được nộp ngay tại thời điểm đăng ký làm các thủ tục trên.

3.9. Phí nhập học lại, phí bảo lưu:

Phí nhập học lại áp dụng đối với các trường hợp sinh viên đã có quyết định cho thôi học sau đó được nhà trường đồng ý cho quay lại học tiếp. Phí nhập học lại bằng 50% phí nhập học. Phí bảo lưu áp dụng đối với sinh viên bảo lưu; mức phí tính theo số tháng bảo lưu hoặc chi phí học vụ xử lý thủ tục bảo lưu; phí bảo lưu nộp khi sinh viên làm thủ tục bảo lưu.

3.10. Phí chuyển ngành học:

Sinh viên hệ đại học, cao đẳng chính quy khi được chấp nhận chuyển từ nhóm/khối ngành học này sang nhóm/khối ngành học khác hoặc giữa các ngành hoặc ngành hẹp (chuyên ngành) trong cùng một nhóm/khối ngành sẽ nộp phí chuyển ngành bằng 50% phí nhập học.

3.11. Phí chuyển đổi môn học:

Sinh viên học ở các trường, cơ sở đào tạo ngoài hệ thống FE có nhu cầu công nhận chuyển đổi một số môn học (danh sách các môn học có thể chuyển đổi và thủ tục thực hiện chuyển đổi căn cứ vào quy định được Nhà trường ban hành) sẽ phải nộp phí chuyển đổi môn học. Mức phí chuyển đổi môn học bằng 20% học phí môn học được chuyển đổi.

Sinh viên chuyển đổi môn học trong nội bộ FE (gồm cả FUNIX) tạm thời chưa thu phí chuyển đổi môn học.

3.12. Phí nhà ở:
Sinh viên ở trong ký túc xá của cơ sở đào tạo hoặc được cơ sở đào tạo thuê hộ chỗ ở có trách nhiệm nộp phí nhà ở (tiền thuê nhà, dịch vụ điện, nước, internet, vệ sinh) theo đúng quy định ban hành. Trường hợp sinh viên đã nộp phí nhà ở vì lý do chủ quan (kể cả lý do bị nhà trường kỷ luật) không ở nữa sẽ không được hoàn lại phí nhà ở. Trường hợp lý do khách quan từ phía nhà trường sẽ được hoàn lại tiền tương ứng với thời gian chưa ở.

3.13. Phí chuyển cơ sở:

Sinh viên chuyển giữa các cơ sở đào tạo trong cùng một hệ đào tạo phải nộp phí chuyển cơ sở tại cơ sở nơi sinh viên chuyển đi. Phí chuyển cơ sở bằng 50% phí nhập học.

4. Các chính sách liên quan đến học phí

4.1. Chính sách tín dụng, học bổng tài năng:

  • Tín dụng (áp dụng cho sinh viên đại học chính quy): Sinh viên đủ điều kiện tham gia Chương trình Tín dụng ưu đãi sẽ được trường cho trả chậm 50%, 70% học phí hàng kỳ, với mức phí trả chậm bằng lãi suất huy động tiền gửi, sau khi ra trường sinh viên có trách nhiệm hoàn trả lại, thời gian hoàn trả trong vòng 5 năm kể từ ngày ra trường. Qui định chi tiết và biểu mẫu sẽ được ban hành riêng.
  • Học bổng toàn phần: Sinh viên được cấp học bổng toàn phần (100% học phí) thì không phải nộp học phí và không được nhận các hỗ trợ tài chính khác.
  • Học bổng toàn phần kèm chi phí ăn ở: Sinh viên được cấp học bổng toàn phần kèm theo chi phí ăn ở sẽ không phải nộp học phí, được chi trả tiền ăn ở hàng tháng theo định mức quy định và không được nhận các hỗ trợ tài chính khác.
  • Học bổng từng phần: Sinh viên được nhận các mức học bổng 30%, 50% hoặc 70% sẽ phải nộp phần học phí còn lại và không được nhận các hỗ trợ tài chính khác.
  • Đối với sinh viên ở diện được cấp nhiều loại học bổng thì chỉ được nhận một loại học bổng.

4.2. Chính sách nộp trước học phí, bảo lưu học phí, hoàn trả học phí

  • Sinh viên thôi học trước ngày đầu tiên (là ngày học hoặc tập trung đầu tiên, lịch cụ thể được ghi trong thông báo gửi tới sinh viên) của khóa học hoặc học kỳ sẽ được trả lại 80% học phí thực nộp trừ đi phí bản quyền (nếu có). Học phí thực nộp là học phí nộp đã trừ đi hỗ trợ laptop và các hỗ trợ tài chính khác.
  • Sinh viên thôi học trong vòng 2 tuần kể từ ngày đầu tiên của khóa học hoặc học kỳ sẽ được hoàn trả 50% học phí thực nộp sau khi trừ đi phí bản quyền (nếu có).
  • Sinh viên thôi học sau 2 tuần kể từ ngày đầu tiên sẽ không được hoàn trả học phí đã đóng.
  • Sinh viên đã nộp học phí sau đó có đơn xin bảo lưu (tạm ngưng) và được chấp thuận thì phần học phí này sẽ được bảo lưu, khi sinh viên quay lại học sẽ được trừ vào phần học phí phải nộp.
  • Phần học phí nộp dư (nếu có) sẽ được chuyển thành học phí của kỳ tiếp theo. Trong trường hợp nộp dư quá tổng số học phí toàn khóa phải nộp thì sinh viên sẽ được hoàn trả lại phần dư so với tổng học phí phải nộp.
  • Sinh viên nếu có môn được chuyển đổi tín chỉ hoặc được công nhận môn đã học trước đây sẽ không phải học đồng thời được hoàn lại học phí theo mức học phí môn nhân với (1- tỷ lệ học bổng được cấp ở chương trình đang học)
  • Sinh viên nếu được xếp học vượt khung chương trình chuẩn sẽ không phải nộp học phí các môn học vượt ngay mà vẫn theo kế hoạch nộp học phí theo kỳ ban đầu (hiểu là học phí các môn học vượt sẽ được nộp cùng học phí của kỳ học có các môn này).
  • Sinh viên học thừa số tín chỉ tự chọn sẽ phải nộp bổ sung học phí của những tín chỉ thừa theo mức học phí môn, học phí các tín chỉ thừa này không được miễn giảm đối với sinh viên thuộc diện học bổng. Thời điểm nộp bổ sung học phí tín chỉ thừa là khi sinh viên đăng ký môn học tự chọn thừa tín chỉ.

4.3. Chính sách tài chính liên quan đến chuyển ngành, chuyển cơ sở, chuyển hệ đào tạo.

  • Sinh viên chuyển nhóm (khối) ngành sẽ được chuyển toàn bộ học phí chưa sử dụng nếu có sang nhóm/khối ngành mới.
  • Sinh viên các khối chuyển cơ sở sẽ được chuyển toàn bộ các khoản phí gồm phí giữ chỗ, phí nhập học, học phí... chưa sử dụng nếu có sang cơ sở mới.
  • Sinh viên tất cả các khối nếu chuyển cơ sở nộp học phí theo biểu phí tại cơ sở mới kể từ thời điểm chuyển đến.
  • Sinh viên chuyển cơ sở sẽ được bảo lưu chính sách học bổng, tín dụng và các ưu đãi khác (gọi chung là ưu đãi) phần còn được hưởng tại cơ sở mới nếu chính sách này áp dụng chung cho toàn quốc, ngược lại nếu chính sách này áp dụng riêng cho vùng miền thì sinh viên sẽ phải hoàn lại ưu đãi đã nhận khi chuyển cơ sở. Với các ưu đãi có giá trị tuyệt đối thì được bảo lưu hoặc phải hoàn lại theo giá trị tuyệt đối, với các ưu đãi có giá trị tương đối (phần trăm) thì bảo lưu giá trị tương đối hoặc hoàn lại theo giá trị tuyệt đối quy đổi từ giá trị tương đối.
  • Sinh viên chuyển giữa các hệ đào tạo trong FE (ví dụ chuyển giữa FGW và FPTU; FSCH lên FPTU....) xử lý tài chính giống như sinh viên thông thường rút hồ sơ hoặc thôi học ở hệ đào tạo chuyển đi và nhập học mới tại hệ đào tạo chuyển đến.
  • Sinh viên chuyển nhóm (khối) ngành sẽ nộp học phí theo biểu phí của nhóm ngành mới từ đầu. Tại các kỳ học ở nhóm ngành mới, nếu có môn đã học ở nhóm ngành cũ sinh viên sẽ được hoàn lại học phí mà không phải nộp phí công nhận chuyển đổi tín chỉ; nếu có môn được công nhận chuyển đổi tín chỉ sinh viên sẽ phải nộp phí công nhận chuyển đổi tín chỉ và được hoàn lại học phí các môn này.
  • Sinh viên chuyển ngành hẹp (hay còn gọi là chuyên ngành), chuyển ngành trong cùng một nhóm ngành sẽ phải nộp bổ sung học phí những môn chuyên ngành mới, ngành mới có mà chuyên ngành cũ, ngành cũ không có tại thời điểm chuyển, đồng thời được bảo lưu học phí đã nộp ở chuyên ngành cũ, ngành cũ sang chuyên ngành mới, ngành mới.
  • Sinh viên hệ đại học chính quy trong nước (FPTU) khi được chấp nhận chuyển từ nhóm (khối) ngành học này sang nhóm/khối ngành học khác sẽ không được duy trì tín dụng hoặc học bổng cấp trước đó. Sinh viên chuyển giữa các ngành hoặc chuyên ngành trong cùng một khối ngành sẽ phải nộp lại phần học bổng cho các môn học không có trong ngành mới hoặc chuyên ngành mới và được duy trì tiếp tục mức học bổng, tín dụng đang được hưởng.

4.4. Chính sách điều chỉnh học phí

  • Học phí được quy định cho từng chương trình và từng giai đoạn đào tạo. Học phí có thể được điều chỉnh (tăng hoặc giảm) hàng năm và được ban hành bằng phụ lục mới. Biên độ điều chỉnh giữa 2 năm liên tiếp không quá 10%.
  • Số lần (kỳ/mức/năm) nộp học phí được công bố tại thời điểm tuyển sinh là cố định không thay đổi trong suốt quá trình học.

5. Quy định về thời hạn nộp học phí và các khoản phí

5.1.  Sinh viên có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ học phí tối thiểu 07 ngày trước ngày đầu tiên của khóa học hoặc kỳ học mới đối giai đoạn học chính thức (gồm cả trường hợp học tiếng Anh dự bị song song với học chính thức) và tối thiểu 03 ngày trước ngày đầu tiên của khóa học hoặc kỳ học mới đối với giai đoạn học tiếng Anh dự bị. Trường hợp xin gia hạn học phí cần có bằng chứng về lý do khách quan, phải được giám đốc khối duyệt đồng thời thời hạn nộp học phí sau khi gia hạn phải trước ngày đầu tiên của học kỳ.

5.2. Đối với giai đoạn học Tiếng Anh dự bị học phí sẽ được thu theo từng mức. Đối với giai đoạn học chính thức học phí sẽ được thu theo kỳ. Trường hợp tổ chức học song song Tiếng Anh dự bị và kỳ học chính thức sẽ quy đổi học phí Tiếng Anh dự bị theo đơn vị học kỳ chính thức để thu cùng học phí kỳ học chính thức.

5.3. Với các khoản thu khác ngoài học phí, sinh viên sẽ nộp ngay khi có phát sinh.

5.4. Các trường hợp sinh viên không hoàn thành nghĩa vụ học phí và các khoản phí khác đúng hạn được xem như thôi học tự nguyện.

6. Điều khoản thực hiện

6.1. Tất cả các khoản thu từ sinh viên đều được Nhà trường cung cấp hóa đơn.

6.2. Học phí và các khoản phí khác của từng sản phẩm đào tạo được chi tiết ở các phụ lục kèm theo quy định này.

6.3. Quy định này được áp dụng cho toàn thể sinh viên học tại Trường Đại học FPT.

6.4. Trong trường hợp sinh viên vi phạm chính sách tài chính, Trường Đại học FPT có quyền xem xét kỷ luật từ mức phê bình đến cảnh cáo hoặc buộc thôi học. Ngoài ra Trường Đại học FPT có quyền nhờ các đơn vị bên ngoài nhằm thu hồi các khoản tài chính khó đòi theo qui định của pháp luật hiện hành.

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG HỌC PHÍ VÀ CÁC KHOẢN PHÍ

SINH VIÊN HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY CƠ SỞ HN, HCM, DN & BĐ

(Ban hành theo Quyết định số 152/QĐ-ĐHFPT ngày 05/02/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học FPT)

Đơn vị: VND

0/5 (0 Reviews)

Câu hỏi thường gặp

01 Điều kiện thi học bổng năm 2024

Thí sinh đạt Top 20 Schoolrank trở lên thì đủ điều kiện đăng ký dự thi học bổng. Kỳ thi được tổ chức tại Đại học FPT.

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

02 Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024

Mã trường: FPT

Khối ngành Ngành Mã ngành Chuyên Ngành
III Quản trị kinh doanh 7340101 Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
V Công nghệ thông tin 7480201 Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số.
VII Công nghệ truyền thông (dự kiến) 7320106 Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng.
Ngôn ngữ Anh 7220201 Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Nhật 7220209 Song ngữ Nhật – Anh
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 Song ngữ Hàn – Anh
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) 7220204 Song ngữ Trung – Anh

Đăng ký

03 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

04 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

05 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

06 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

07 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

08 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: http://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588

Để lại bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *