Trong quá trình “đau đầu” chọn ngành học, trường học để gửi gắm 4 năm thanh xuân, phải chăng không ít bạn đã từng nghĩ ít nhất bản thân phải có năng khiếu ở lĩnh vực nào đó thì mới có thể lựa chọn ngành này. Ví dụ như: muốn học thiết kế đồ hoạ thì phải giỏi vẽ, muốn học Truyền thông thì phải giỏi chụp ảnh, hay muốn học Báo chí thì phải giỏi viết lách… Thế nhưng Đại học FPT sẽ chứng minh bạn “sai bét”. Vì ở FPTU, niềm đam mê và sự sáng tạo của mỗi người mới là yếu tố quan trọng hơn tất thảy.
Không chỉ ở các ngành học như Thiết kế đồ hoạ hay Truyền thông đa phượng tiện mới cần đến sự sáng tạo, mà ngay cả Kỹ thuật phần mềm, Kinh doanh quốc tế hay chuyên ngành Ngôn ngữ cũng cần sự tự tìm tòi khám phá, nảy ra “idea” riêng của mỗi người.
- Nguyễn Lê Ngọc Huyền – Quản trị Truyền thông đa phương tiện
Trước khi theo học chuyên ngành Truyền thông Đa phương tiện ở ĐH FPT Hà Nội, mình đã có cơ hội được tham gia nhiều sự kiện phi lợi nhuận và CLB từ cấp ba. Mình cũng đảm nhận chức vụ lead truyền thông cho CLB bóng đá tại Chuyên Ngữ. Và sau quá trình học tập tại trường, mình đã có cái nhìn bao quát hơn về ngành truyền thông nói chung.
Bên cạnh đó, do tính chất của ngành là cần giao tiếp và làm việc với nhiều người khác nhau, mình đã cải thiện được kỹ năng leadership, làm việc nhóm và khả năng sáng tạo. Mình đã được thoả sức sáng tạo qua các sự kiện lớn nhỏ khác nhau tại FPT. Hơn thế, mình còn được thực hiện những ý tưởng độc lạ qua những sản phẩm trên trường, ví dụ như: bộ ảnh về người lao động trong môn học nhiếp ảnh, bộ phim về những số phận bất hạnh trong cuộc sống…
- Lã Thị Ngọc Trâm – Kinh doanh quốc tế
Mình khá yêu thích công việc kinh doanh và giao tiếp với mọi người xung quanh. Mình nhận thấy ngành Kinh doanh quốc tế tại trường đại học FPT tạo môi trường để mình thực hiện công việc yêu thích. Mình đã học được rất nhiều kỹ năng mềm, kĩ năng giao tiếp, trau dồi thêm ngoại ngữ khác và cách để lên ý tưởng xây dựng dự án.
Bản thân mình được thoả sức tự do sáng tạo các sản phẩm, các dự án của môn kĩ năng mềm như: làm handbook, tổ chức giải game….Việc được tự do sáng tạo khiến việc học đối với mình vô cùng vui vẻ và hứng khởi.
- Lưu Quý Đôn – Truyền thông Đa phương tiện
Điều khiến mình “phải lòng” FPTU là trong quá trình học, thầy cô cho phép sinh viên sáng tạo hết khả năng của mình chứ không bị gò bó theo một khuôn khổ. Trước khi theo học ngành này, mình có biết chút chút về Media và quay chụp. Sau khi gửi gắm thanh xuân ở Hola, mình có hiểu biết sâu hơn, được tìm hiểu một cách chi tiết và học hỏi được rất nhiều kỹ năng thực chiến.
- Nguyễn Đại Lâm – Kỹ thuật phần mềm
Mình được tiếp xúc với máy tính từ khá sớm nên đã có 1 chút hứng thú với phần mềm. Trước khi học tại đại học FPT, mình cũng chẳng có chút kĩ năng lập trình gì nên vào kỳ 1 chuyên ngành thì hơi ngợp vì thầy dạy khá nhanh. 7 kỳ học “cam go” vừa qua, mình được các thầy khai phá cho khá nhiều kiến thức. Đề bài các thầy cho thường khá mở không bó buộc trong giới hạn nào nên mình có thể làm theo ý riêng. Vậy nên ai bảo học lập trình thì toàn kiến thức khô khan chứ ?!
- Nguyễn Thế Hiển – Thiết kế đồ hoạ
Trước đây, mình chưa từng được học qua bất kì lớp học đào tạo kĩ năng vẽ nào cả, có thể nói là chẳng biết gì về vẽ cả. Thế mà sau khi trở thành sinh viên ở FPTU, mình được tự do sáng tạo theo ý muốn rất nhiều. Ví dụ như bài Final của môn DTG302, chúng mình phải làm 1 video animation, mình được tự do sáng tạo nên một câu chuyện của riêng mình từ nhân vật, bối cảnh đến tình tiết của đoạn phim, tạo nên 1 sản phẩm của “made by me”.”
- Vương Văn Bình – Thiết kế đồ hoạ
Thú thật là mình không hề giỏi vẽ một chút nào. Thế mà FPTU đã giúp mình “khai phá” được năng lực tiềm ẩn của bản thân đấy! Không giỏi vẽ thì mình vươn lên ở khía cạnh khác của Thiết kế đồ hoạ. Ở lớp, mình được thỏa sức sáng tạo một bộ nhân vật hoạt hình theo sở thích của bản thân. Ngành thiết kế đồ họa có rất nhiều môn học đòi hỏi sự sáng tạo. Như môn ANC301, sau khi nghiên cứu về 1 câu chuyện cổ tích, mình sẽ thiết kế ngoại hình nhân vật đó theo cảm nhận nhận và trí tưởng tượng, tạo ra một nhân vật rất riêng của mình. Việc được làm điều mình thích ngay trong khi học giúp mình có nhiều cảm hứng để sáng tạo hơn!
Sáng tạo và thể hiện cá tính bản thân – đó là mục tiêu hướng đến của các thầy cô FPTU khi luôn mong muốn học trò của mình có cơ hội tự do mày mò, khám phá điểm mạnh, phát huy năng lực. Đừng ngần ngại sáng tạo để đột phá. Cứ là chính mình và “Do the best you can!”.
Mai Trang
>> Khi Hola campus hoá “thiên đường thể thao” với loạt sân tập cực xịn
>> Bật mí những giờ học chuyên ngành siêu thú vị tại Đại học FPT Hà Nội