Thực hư chuyện con gái FPTU học Công nghệ thông tin: "Sướng" hay "Khổ"?

Rất nhiều phụ huynh và các bạn học sinh thắc mắc con gái học Công nghệ thông tin liệu có gặp nhiều khó khăn hay không. Vậy hãy cùng chúng mình lắng nghe chia sẻ của những “bóng hồng” học Công nghệ thông tin của Đại học FPT nhé!

CNTT có phải chỉ giành cho con trai?

Khi được hỏi lý do tại sao lựa chọn ngành Công nghệ thông tin, bạn Trịnh Thị Hà My (sinh viên K13 chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm) chia sẻ: “Đối với mình, nam nữ chỉ là giới tính nên sự phân biệt trong ngành IT chỉ là định kiến mà mọi người tự xây nên và chúng ta áp đặt mình vào đó. Mẹ nói với My một câu: “Người khác làm được thì con cũng làm được”. Và vì câu đó mà mình luôn cố gắng để hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Trai hay gái thì chúng ta đều được học tập một cách bình đẳng nhất, vậy sao con gái không làm được những việc đàn ông họ giỏi? Mình luôn tin tưởng rằng tất cả mọi việc không gì không làm được chỉ là chúng ta có thực sự muốn làm hay là không.”

Một phần nữa là vì không ai nghĩ mình hợp ngành này, mọi người nói mình sẽ chuyển ngành và không bao giờ học được, bỏ cuộc sớm đi. Nên mình muốn chứng minh là “Tôi làm được!”. Mình muốn khẳng định bản thân với tất cả mọi người rằng tôi là một chiến binh, tôi đã quyết định thì sẽ nhất định đạt được nó”, Hà My chia sẻ thêm. 

Một cô bạn khác là sinh viên K14 chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm, Phạm Thị Minh Phương chia sẻ về lí do lựa chọn chuyên ngành này tại Đại học FPT: “Ban đầu mình chọn học Kỹ thuật phần mềm vì thực chất cũng bởi vì muốn thử thách bản thân học ở một lĩnh vực mà mình nghĩ là khó trong khả năng của mình vì mình không phải là người học giỏi toán, nhưng mình muốn thử thách khả năng tư duy của mình tốt đến đâu. Bên cạnh đó, cũng muốn tự mình có thể xây dựng cho mình những phần mềm để bản thân tự áp dụng.”

Học CNTT ở FPTU như thế nào?

Nguyễn Thị Hải Ninh (sinh viên K14, chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm) chia sẻ: “CNTT là ngành có thể phát triển tối đa khả năng sáng tạo. Mình thấy viết code vui đặc biệt lúc có bug mà cả lũ bạn cùng nhau soi ra cái lỗi đó xong rồi phát cáu vì mãi không tìm thấy, ăn cũng nghĩ đến bug, ngủ nghĩ đến bug, lúc nào cũng nghĩ tại sao mãi không ra. Cho đến lúc fix được bug thì hả hê sung sướng, cảm giác mãn nguyện lắm!

Phạm Thị Thu Hồng (sinh viên K14, chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm) lại lựa chọn CNTT vì để bố mẹ vui lòng: “Lí do mình chọn ngành KTPM thực ra là mình chọn vì mẹ mình, muốn mẹ mình vui lòng thôi. Nhưng sau 3 năm học ở FPT, 3 năm gắn bó với ngành học này thì mình cảm thấy có hứng thú, và quyết theo đuổi nó đến cùng dù cũng có rất nhiều người nói với mình là con gái học CNTT khổ lắm. Đặc biệt lại là con gái vậy nên trong quá trình học tập, chúng mình được ưu ái và giup đỡ rất nhiều.” 

Những "đặc quyền" cho con gái học CNTT

Nguyễn Quỳnh Anh, Hoa khôi dạ hội của Miss FPTU 2018- một cô nàng xinh xắn, năng động và cá tính cũng là một sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm của FPTU. Cô bạn cho biết, trong lớp học 30 sinh viên chỉ 1 - 2 sinh viên là nữ thì chắc chắn sẽ được thầy cô giảng viên chú ý và “đặc biệt” quan tâm hơn cả. Con gái ngành CNTT đôi khi cũng dễ dàng nhờ các bạn nam giúp đỡ, hỗ trợ trong quá trình học.

Nhìn xa hơn trong công việc sau này, Hà My tin rằng con gái CNTT thường là “hiếm” nên được “nâng niu” hơn, vì “hiếm” nên có giá và khả năng “pass” phỏng vấn sẽ cao hơn: "Đây cũng là kinh nghiệm mà các tiền bối đi trước truyền lại cho anh em đời sau. Đơn giản chúng ta nhìn rõ thì kể cả lớp học IT hay Công ty công nghệ hiện nay, tỉ lệ nữ so với nam chênh lệch khá lớn. Và trong 1 môi trường làm việc thì mọi người luôn hướng đến sự cân bằng, vì có những việc nam giới sẽ làm tốt hơn, nhưng có những vấn đề nữ giới giải quyết ổn thỏa hơn. Và làm phần mềm thì chúng ta phục vụ cho người dùng, người dùng đương nhiên có cả nam và nữ, vậy nên việc trong một dự án có cả nữ là điều quan trọng để có thể nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của người dùng để phát triển lên một dự án toàn diện nhất”. 

Vậy con gái học ngành CNTT “ sướng” hay “khổ”?

Thu Hồng chia sẻ: “Sướng hay khổ cũng tùy suy nghĩ mỗi người. Nhưng mà phải nói là con gái ngành CNTT được chiều lắm nhé! Vì lớp rất ít nữ, nên nhiều khi cũng được các bạn nam và thầy giáo giúp đỡ nhiều. Nhìn vậy thôi chứ dân CNTT cũng hóm hỉnh và dễ thương, rất hay pha trò nữa”.

Còn với Hải Ninh, việc theo đuổi ngành CNTT với các bạn nữ sẽ có những bất lợi nho nhỏ nhưng cũng có thuận lợi. Vì số lượng nữ trong lớp chỉ 1-2 bạn nên khá thường được các bạn nam nhiệt tình giúp đỡ trong việc học tập, đôi khi thầy cô cũng ưu ái hơn nữa. Cô bạn tin tưởng ai cũng có thể nếu đam mê. "Các bạn đừng nghe rằng học CNTT khổ lắm, vất lắm, toàn đầu to mắt cận,... Tin mình đi, học CNTT ở FPTU có nhiều cái khác biệt lắm, đặc biệt lại là con gái nữa”.

Với những chia sẻ chân thực và hữu ích của những cô nàng học chuyên ngành Công nghệ thông tin, bạn đã có thêm động lực để trở thành một thành viên của chuyên ngành “khó nhằn” này chưa?

Anh Thư

0/5 (0 Reviews)

Câu hỏi thường gặp

01 Điều kiện thi học bổng năm 2024

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):

  • Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
  • Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
  • Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

02 Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024

Mã trường: FPT

Khối ngành Ngành Mã ngành Chuyên Ngành
III Quản trị kinh doanh 7340101 Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
V Công nghệ thông tin 7480201 Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số.
VII Công nghệ truyền thông (dự kiến) 7320106 Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng.
Ngôn ngữ Anh 7220201 Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Nhật 7220209 Song ngữ Nhật – Anh
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 Song ngữ Hàn – Anh
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) 7220204 Song ngữ Trung – Anh

Đăng ký

03 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

04 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

05 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

06 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

07 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

08 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: http://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588

Để lại bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *