"Công nghệ thông tin không phải ngành khó cho nữ giới" - Lan Anh | Cựu sinh viên K5 ĐH FPT

Nữ giới ngành IT được hỗ trợ trong quá trình học, làm việc và trao cơ hội thử sức nhiều vị trí để khẳng định năng lực, theo chị Nguyễn Lan Anh - quản lý tại FPT Software.

Nguyễn Lan Anh - cựu sinh viên khóa 5, Trường Đại học FPT.

Mới đây, tại một hội thảo, bà Chu Thị Thanh Hà - Chủ tịch FPT Software cho biết, khóa sinh viên đầu tiên của ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học FPT chỉ có 5% nữ giới. Năm 2022, con số này đạt 14%, tức đã tăng nhưng vẫn còn khiêm tốn. FPT Software cũng chỉ có 31% nhân sự nữ.

Nằm trong đội ngũ ít ỏi này, sau bốn năm học tại Trường Đại học FPT và hơn 10 năm làm việc cho FPT Software, chị Lan Anh khẳng định học và làm việc trong ngành công nghệ thông tin không khó với nữ giới.

"Quá trình học, tôi được nhiều thầy cô và cán bộ nhân viên ưu ái. Các hoạt động phong trào cũng khuyến khích các bạn nữ tham gia. Tại Trường Đại học FPT, khi tham gia phong trào, sinh viên sẽ được tính điểm rèn luyện vào bảng thành tích hoạt động", chị nói thêm.

Khi làm việc tại FPT Software, Lan Anh cũng không gặp rào cản về "định kiến giới" trong môi trường doanh nghiệp này. Nữ quản lý sinh năm 1991 kể lại, chị tốt nghiệp năm 2013 nhưng đã đi làm bán thời gian tại FPT Software từ năm 2011, trước kỳ thực tập chính thức của trường.

Sau khi ra trường, Lan Anh tiếp tục ký hợp đồng với công ty. Duy trì tinh thần sẵn sàng nắm bắt mọi cơ hội từ thời thực tập, trong hơn 10 năm làm việc tại đây, cứ ba năm, chị thay đổi vị trí một lần để thử sức ở một nhiệm vụ, lĩnh vực mới. Nhờ đó, cô gái sinh năm 1991 được làm nhiều việc, liên tục học hỏi cái mới, tham gia hàng loạt dự án trị giá hàng triệu USD của công ty. Hiện, chị làm Trưởng phòng hỗ trợ quản trị dự án cho FPT Software.

Năm 2012, nữ quản lý lọt top 100 nhân viên xuất sắc của FPT Software. Đến năm 2020, chị tiếp tục được ghi nhận và vào top 100 nhân sự tốt nhất Tập đoàn FPT.

Lan Anh cho biết, thời điểm chọn theo ngành công nghệ thông tin và Trường Đại học FPT, chị bị gia đình ngăn cấm. Nữ sinh ngày ấy đã trốn bố mẹ để thi vào trường trước khi tham gia thi kỳ đại học chung trong tháng 7.

Sau khi có giấy trúng tuyển và đạt học bổng 50% từ trường, chị bắt đầu thuyết phục bố mẹ cho học. Trải qua nhiều năm học tập, làm việc và được công nhận tại trường, công ty, đến nay, gia đình đã hoàn toàn ủng hộ quyết định của con gái thời điểm đó.

"Chị em làm IT sướng mà. Đồng nghiệp và cấp trên không định kiến hay hà khắc. Lãnh đạo luôn tạo cơ hội và trao quyền phát triển bản thân cho nhân sự nữ chứng minh được năng lực", chị nói thêm.

Để khẳng định năng lực, chị Lan Anh cho biết bản thân đã trang bị ba yếu tố cốt lõi ngay từ khi còn học tại trường đại học, gồm: nền tảng chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng mềm.

Theo chị, chương trình học tại Trường Đại học FPT khá nặng, tỷ lệ 60% lý thuyết và 40% thực hành. Ngay sau kỳ chuyên ngành đầu tiên, từ 6 sinh viên nữ, lớp chị chỉ còn hai người trụ lại. Phương pháp giảng dạy của thầy cô cũng đa dạng và giúp người học nhớ lâu, hiểu bản chất. Trong đó, chị ấn tượng nhất với thầy Phan Đăng Cầu khi dạy sinh viên code trên giấy. Thay vì làm phần mềm, hệ thống sẽ phát hiện và báo lỗi sai, sinh viên làm trên giấy phải nhớ từng dấu chấm, phẩy hay dấu cách.

Tuy nhiên, nếu vượt qua yêu cầu của trường, sinh viên có thể thích nghi với công việc thực tế nhanh chóng. Nữ quản lý nhận định, nhớ và biết toàn bộ kiến thức trong chương trình bậc đại học là điều không thể, nhưng Trường Đại học FPT có phương pháp dạy là đưa ra "keyword". Từ đó, sinh viên tự tìm hiểu, nghiên cứu thêm để kiến thức thực sự trở thành "tài sản" của mình.

Trong quá trình làm việc, điều này cũng giúp ích rất nhiều. Khi tham gia trao đổi với lãnh đạo, đồng nghiệp, đối tác..., nghe đến bất kỳ lĩnh vực nào, hầu hết nhân sự xuất phát từ Trường Đại học FPT có thể nắm bắt "keyword" và sau đó, tự tìm hiểu, trau dồi, bổ sung kiến thức.

"Trong môi trường doanh nghiệp, nếu bạn không hiểu lời đối phương nói, bạn có thể bị thụt lùi so với nhiều người khác, đồng thời, khó thích nghi, học hỏi một cách nhanh chóng", chị nhấn mạnh.

Về ngoại ngữ, cựu sinh viên Đại học FPT đã học song song tiếng Anh và tiếng Nhật theo chương trình bắt buộc của trường. Với Lan Anh, Tiếng Nhật là môn học khó nhất, đặc biệt là khi phải học song song với tiếng Anh và các ngôn ngữ lập trình. Thế nhưng, chị luôn nỗ lực vượt qua bởi Nhật Bản là một trong những thị trường tiềm năng nhất của nhiều công ty công nghệ tại Việt Nam, trong đó có FPT Software.

Bên cạnh đó, trong quá trình học tại Trường Đại học FPT, Lan Anh tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa để nâng cao kỹ năng mềm. Ngay từ năm nhất, chị đã hỗ trợ công tác tư vấn tuyển sinh ở trường. Với trải nghiệm thực tiễn của mình, nữ sinh lúc ấy đã "lay chuyển" định kiến của nhiều phụ huynh, giúp các bạn trẻ theo đuổi ước mơ công nghệ. Đồng thời, chị cũng thành lập nhiều câu lạc bộ như iGo, guitar...

"Các hoạt động này giúp tôi trau dồi kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề, phối hợp... Trường có môn học kỹ năng mềm nhưng nếu chỉ học thôi là chưa đủ, sinh viên cần ứng dụng kiến thức vào thực tế", chị nói thêm.

Ngoài ra, chị cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của kỹ năng tự học. Dù đang nắm vị trí quản lý tại một trong những công ty công nghệ lớn nhất Việt Nam, Lan Anh vẫn dự định học hỏi nhiều hơn, từ đó, phát triển đội ngũ quản lý dự án.

Vnexpress

đăng ký>> Tham khảo thêm các thông tin mới nhất về ngành học được cập nhật liên tục tại trường Đại Học FPT University.

>>> 8 lý do nên học Đại học FPT – Cơ hội phát triển tương lai

>>> Trường Đại học FPT tuyển sinh bổ sung 1.900 chỉ tiêu

Câu hỏi thường gặp

01 Điều kiện thi học bổng năm 2024

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):

  • Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
  • Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
  • Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

02 Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024

Mã trường: FPT

Khối ngành Ngành Mã ngành Chuyên Ngành
III Quản trị kinh doanh 7340101 Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
V Công nghệ thông tin 7480201 Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số.
VII Công nghệ truyền thông (dự kiến) 7320106 Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng.
Ngôn ngữ Anh 7220201 Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Nhật 7220209 Song ngữ Nhật – Anh
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 Song ngữ Hàn – Anh
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) 7220204 Song ngữ Trung – Anh

Đăng ký

03 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

04 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

05 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

06 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

07 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

08 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: https://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588