Thông qua học kỳ nước ngoài của ĐH FPT, hai nữ sinh Trương Nguyễn Hoài Thư và Dương Ngọc Quỳnh đã có cơ hội ghi lại thời thanh xuân với những trải nghiệm học tập, sinh hoạt tại nước ngoài đáng nhớ.6 tháng trưởng thành tại “cửa ngõ châu Âu”Đầu năm 2023, Trương Nguyễn Hoài Thư đặt chân đến Hà Lan - nơi được mệnh danh là “cửa ngõ châu Âu” - trong sự xa lạ và bỡ ngỡ. “Hà Lan khá yên bình và mọi người rất nồng nhiệt. Khi mới sang, mình mang theo 2 vali rất lớn và phải xách xuống thang bộ để bắt taxi. Một cô lớn tuổi thấy vậy đã tiến đến và xách vali xuống hộ mình”, Thư chia sẻ những cảm nhận đầu tiên của mình tại đất nước này.
Ngay từ khi chọn ĐH FPT là điểm đến, Thư đã xác định sẽ rèn vốn tiếng Anh để tham gia chương trình học kỳ nước ngoài trong 6 tháng. Mục tiêu của cô không chỉ là được trải nghiệm môi trường quốc tế, mà còn phải học hỏi tư duy và những trải nghiệm phong phú của bạn bè 5 châu. Cuối cùng, Thư chọn Hà Lan - thành viên của Liên minh châu Âu - thuận tiện cho việc khám phá các nước lân cận.
“Để tham gia chương trình này, mình đã tìm hiểu và chuẩn bị những chứng nhận tiếng Anh mà các trường yêu cầu. Kỹ năng sống và ‘vốn liếng’ nấu ăn cũng là hành trang quan trọng khi mình sống tự lập ở nước ngoài”, Thư nói.
Lần đầu tự lập nơi đất khách quê người nhưng Thư cho rằng điều này không quá khó, vì ĐH FPT đã trang bị môi trường quốc tế cho sinh viên trải nghiệm ngay từ năm nhất. Việc “ngốn” thời gian nhất với cô là tiếp cận kiến thức chuyên ngành, bởi chương trình học cũng như thi cử ở đây khá khó, đòi hỏi sinh viên phải thật sự hiểu sâu và vận dụng. Tuy nhiên, điều đó cũng giúp Thư tự lập hơn, biết cách sắp xếp cuộc sống.
“Giáo viên ở đây rất nhiệt tình, mình nói chuyện với thầy về các vấn đề đang gặp phải và được hướng dẫn viết email cho ai để được hỗ trợ. Khi mình nhờ nhận xét về CV, thầy giáo đã phản hồi rất chi tiết, thậm chí còn gửi gắm cho một cô khác có kinh nghiệm trong việc đánh giá CV. Dù đang trong kỳ công tác và nghỉ, cô vẫn trả lời mail nhanh chóng. Mình nhận phản hồi chân thật từ cách người Hà Lan viết CV như thế nào”, Thư chia sẻ.
Hành trình khám phá châu Âu
Dương Ngọc Quỳnh - nữ sinh ĐH FPT Hà Nội - đang theo học chương trình liên kết tại ĐH Hochshule Furtwangen, Đức. Trước khi bắt đầu hành trình, Quỳnh dành nhiều thời gian cho việc xin visa. Thư mời nhập học hay các giấy tờ khác do trường đối tác yêu cầu đã có cán bộ ĐH FPT hỗ trợ.
Trước khi lên đường, gia đình Quỳnh rất lo lắng bởi cuộc sống du học sinh không chỉ có màu hồng. Thế nhưng, Quỳnh cảm thấy may mắn khi được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết từ năm nhất tại ĐH FPT. Việc học tập hay hoạt động ngoại khóa của nữ sinh đều giống khi còn học tại Việt Nam. Quỳnh bắt tay thực hiện mục tiêu đã đặt ra là gặp gỡ thật nhiều bạn bè quốc tế, cũng như khám phá nền văn hóa của các quốc gia cách mình nửa vòng trái đất.
“Có một điều mình rất thích ở ngôi trường này là sinh viên quốc tế hay bản địa đều dễ dàng gắn kết với nhau. Chúng mình thường tự tổ chức bữa tiệc nhỏ, buổi dã ngoại để khám phá châu Âu như những người bạn thân thiết lâu năm vậy”, nữ sinh cho biết.
Lý giải về việc bản thân nhanh chóng hòa nhập môi trường mới, Quỳnh cho rằng ĐH FPT đã tạo ra môi trường tự lập để sinh viên trải nghiệm từng ngày, từng giờ. Việc xây dựng campus ở xa trung tâm, đời sống nội trú, chương trình đào tạo tương đồng các đại học quốc tế, chuỗi hoạt động trải nghiệm nước ngoài diễn ra liên tục trong năm… tạo điều kiện để sinh viên hội nhập và quốc tế hóa từng ngày.
>>> Những trải nghiệm ‘xương máu’ rút ra từ việc đi nước ngoài học một học kỳ của sinh viên đại học FPT
>>> Đồ án tốt nghiệp của sinh viên Đại học FPT được đăng trên tạp chí nghiên cứu khoa học quốc tế
>>> Trường ĐH FPT ký kết hợp tác đào tạo cử nhân và tuyển dụng VĐV với Tổng cục Thể dục Thể thao