FPTU Alumni: Chuyện khởi nghiệp và bài toán nhân sự nhức nhối

Ngày 16/1, sự kiện "Đầu tư và tìm kiếm đối tác" đã diễn ra với sự góp mặt của gần 40 thành viên trong cộng đồng Alumni FPTU. Đây là chương trình đầu tiên trong năm 2021 dành riêng cho các cựu sinh viên Đại học FPT đam mê kinh doanh và khởi nghiệp.

Tham gia sự kiện có chị Phạm Tuyết Hạnh Hà - Trưởng phòng Công tác sinh viên, chị Vũ Phương Thảo - cán bộ quan hệ doanh nghiệp, anh Trần Trung Hiếu - CEO/Founder TopCV, anh Phạm Ngọc Huy - Giám đốc chương trình Accelerator và Cố vấn đồng hành cho các startup trẻ tại Quỹ đầu tư Vietnam Silicon Valley cùng gần 40 cựu sinh viên Đại học FPT Hà Nội.

Những "nỗi đau" trong tuyển dụng nhân sự

Trong phần chia sẻ đầu tiên về “Những nỗi đau trong tuyển dụng nhân sự”, anh Trần Trung Hiếu - CEO/Founder TopCV đã đề cập trực tiếp đến khó khăn trong việc tuyển và giữ nhân sự trong các doanh nghiệp hiện nay. Anh Hiếu cho biết: "Vấn đề tuyển nhân sự, quản trị nhân sự, văn hoá, tinh thần... có thể nhiều anh em hiện tại chưa gặp phải khi quy mô doanh nghiệp còn nhỏ. Nhưng khi công ty đông nhân viên theo thời gian thì đây sẽ trở thành vấn đề đau đầu".

Theo anh Hiếu, có 3 vấn đề lớn mà các doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình tuyển dụng nhân sự. Thứ nhất, rất nhiều doanh nghiệp tuyển mãi không được nhân sự, số lượng CV rất ít hoặc chất lượng CV không đảm bảo.

Thứ hai, không có tiêu chí rõ ràng khi tuyển dụng. Nhiều doanh nghiệp mất rất nhiều chi phí vì điều này. Tuyển dụng trong bối cảnh hiện tại không hề dễ, công ty phải bỏ chi phí mới tuyển được. Chính các CEO hay trưởng bộ phận, đôi khi cũng nghĩ là cần người như thế này nhưng khi phỏng vấn xong lại tuyển người khác. Cho nên, nếu tiêu chí không rõ ràng thì đó là vấn đề rất lớn.

Thứ ba là vấn đề tuyển dụng ngắn hạn. Khi thiếu người thì doanh nghiệp đăng tuyển nhưng không hề có kế hoạch cụ thể trong năm nay có những vị trí quan trọng nào cần tuyển hay giai đoạn nào cần tuyển? "Doanh nghiệp nhỏ thì hay nghĩ kế hoạch tuyển nhân sự để sau hãy làm, tập trung sản xuất đã. Nhưng thực tế nếu mình không nhìn được bức tranh của thị trường hoặc của chính mình trong vấn đề nguồn lực thì sẽ rất tốn chi phí", anh Hiếu khẳng định.

Ba giải pháp cho bài toán nhân sự

Với 3 vấn đề này, Trần Trung Hiếu đưa ra 3 giải pháp tương ứng là: Đầu tư PR - Marketing để tìm kiếm CV chất lượng; Phân tích inside để tìm ra tiêu chí ứng viên phù hợp với công ty; Xây dựng thương hiệu tuyển dụng để thu hút nhân lực và lên kế hoạch theo quý, theo năm để tính toán chi phí cho tuyển dụng.

Đầu tư PR- Marketing là một trong những cách tốt nhất để tuyển được nhân lực chất lượng. "Nhiều doanh nghiệp đang nghĩ sai là cái gì ra tiền thì mới đầu tư. Còn bây giờ tuyển nhân sự miễn phí thì cứ tuyển cho có người làm đã rồi tính sau. Họ coi bài toán nhân sự chỉ là bài toán tạm thời. Bản thân tôi đã từng gặp trường hợp doanh nghiệp nói với tôi rằng hiện tại công ty chưa có doanh thu nhiều nên để bỏ tiền tuyển dụng thì không ổn. Họ hỏi tôi có cách nào để tuyển dụng mất ít chi phí hoặc không mất chi phí không? Thì tôi nói rằng ít tiền hoặc miễn phí, anh chị vẫn tuyển được nhân sự nhưng chất lượng sẽ tương đương. Sau một thời gian thấy không phù hợp chúng ta sẽ tiếp tục phải đổi người. Đổi qua đổi lại, vừa mất thời gian, vừa mất nhiều tiền hơn".

Khép lại phần chia sẻ của mình, anh Hiếu nhấn mạnh các doanh nghiệp nên đầu tư một cách nghiêm túc và có kế hoạch dài hạn cho tuyển dụng nhân sự, tránh việc tốn thời gian, chi phí và đặc biệt là để mất nhân sự chất lượng vào tay các đối thủ trên thị trường.

Bạn Nam - cựu sinh viên khoá 10 đến từ NoDemy trình bày về vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải

Cũng tại chương trình, các cựu sinh viên như Vũ Hải Nam (khoá 4) - Founder CEO tMonitor, bạn Nam (khoá 10) đến từ No Demy - giải pháp cung ứng nhân lực chất lượng cao... cũng đưa ra những khó khăn của doanh nghiệp mình đang gặp phải để trao đổi về hướng đi sắp tới.

Anh Phạm Ngọc Huy - Giám đốc chương trình Accelerator và Cố vấn đồng hành cho các startup trẻ tại Quỹ đầu tư Vietnam Silicon Valley

Với sự góp mặt của anh Phạm Ngọc Huy - Giám đốc chương trình Accelerator và Cố vấn đồng hành cho các startup trẻ tại Quỹ đầu tư Vietnam Silicon Valley, anh đã nhìn ra những vấn đề các bạn gặp phải như chưa chú trọng về mảng business, chưa lan toả được sản phẩm đến số đông, thậm chí là chưa rõ bản thân đang muốn gì và phải làm gì tiếp theo. Từ đó anh đưa ra các giải pháp phù hợp với từng bạn và lời hứa sẽ hỗ trợ nếu các bạn có mong muốn hợp tác.

Bạn Hiệp Hoàng - cựu sinh khoá 11

Có mặt từ rất sớm và chăm chú lắng nghe các đàn anh từ đầu đến cuối, bạn Hiệp Hoàng - cựu sinh viên K11 ngành Kỹ thuật phần mềm cho biết hiện cậu bạn cũng đang làm việc ở một công ty start-up. Nên bản thân Hiệp rất muốn có những buối nói chuyện như thế này để học hỏi ở các "tiền bối" về kinh nghiệm và cách giải quyết vấn đề: "Em hy vọng nếu chương trình có thêm những buổi chia sẻ khác thì có thể nói đến chủ đề làm thế nào để những người học chuyên sâu về công nghệ còn thiếu nhiều kỹ năng về marketing, sale... có thể start-up thành công".

Chia sẻ về sự kiện, chị Phạm Tuyết Hạnh Hà cho biết sau chương trình, bên cạnh những sự kết nối, hợp tác, đầu tư về kinh doanh, khởi nghiệp thì hy vọng sẽ còn nhiều những sự kết nối khác thông qua những hoạt động như thế này. Đặc biệt, chị bày tỏ mong muốn sẽ giúp cho cộng đồng alumni FPTU sẽ tiếp tục mở rộng sự kết nối và tiếp tục đông đảo hơn nữa trong những hoạt động sắp tới.

TG 

0/5 (0 Reviews)

Câu hỏi thường gặp

01 Làm thế nào để trở thành sinh viên Đại học FPT?

Để trở thành sinh viên Đại học FPT, bạn cần đáp ứng một trong các điều kiện:
• Có điểm học bạ đạt TOP50 trở lên theo bảng xếp hạng tra cứu tại: http://schoolrank.fpt.edu.vn
• Có điểm thi THPT QG đạt TOP50 trở lên theo bảng xếp hạng tra cứu tại: http://schoolrank.fpt.edu.vn
• Hoặc thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên xét tuyển, chi tiết xem thêm tại trang Quy chế tuyển sinh.

02 Học phí của trường Đại học FPT?

Đại học FPT công bố chi tiết học phí tại trang Học phí. Sinh viên được miễn phí toàn bộ giáo trình (nhập khẩu) trong suốt 4 năm học.

03 Điều kiện thi học bổng

Thí sinh đạt Top 30 Schoolrank trở lên thì đủ điều kiện đăng ký dự thi học bổng. Kỳ thi được tổ chức tại Đại học FPT.

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

04 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Thí sinh muốn nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể truy cập và đăng tải hồ sơ lên trang: https://dangky.daihocfpt.com/

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến các thông tin tuyển sinh của Đại học FPT, vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

05 Ngành học của trường

ĐH FPT Hà Nội đang đào tạo tất cả 15 chuyên ngành, chia làm Khối ngành sau: Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh và Ngôn ngữ.

- Khối ngành Công nghệ thông tin: Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Trí tuệ nhân tạo, Hệ thống thông tin và Thiết kế mỹ thuật số

- Khối ngành Quản trị kinh doanh: Kinh doanh quốc tế, Digital Marketing, Quản trị truyền thông đa phương tiện, Quản trị Khách sạn, Tài chính, Quản trị DV Du lịch và lữ hành

- Khối ngành Ngôn ngữ: Ngôn ngữ Anh - Anh, Ngôn ngữ Anh - Trung, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn.

Đăng ký

06 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

07 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

08 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

09 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

10 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: http://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588

Để lại bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *