Sinh viên ngành Ngôn ngữ tự tin bảo vệ đồ án mang tính ứng dụng cao
Hơn 30 đề tài đều bảo vệ hoàn toàn bằng Tiếng Nhật và Tiếng Anh được hội đồng chấm thi đánh giá tương đối cao về chất lượng nghiên cứu cũng như tính ứng dụng.
Nhiều khóa luận của sinh viên Ngôn ngữ Nhật có tính ứng dụng cao
24 đề tài khóa luận của kỳ này được chia thành hai nhóm chủ đề chính là Giáo dục và Kinh tế. Trong đó, phần lớn các nhóm sinh viên lựa chọn nghiên cứu về các vấn đề sử dụng thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ, động từ, từ láy… trong Tiếng Nhật. Ngoài ra, có một số ít nhóm sinh viên nghiên cứu về chiến lược marketing của doanh nghiệp Nhật Bản hay cách ứng phó của chính phủ Nhật Bản trước các tác động của đại dịch Covid-19…
Nhóm sinh viên Ngô Đình Lê Duy, Phùng Thị Vân Chi, Nguyễn Thị Huyền mang đến đề tài "Nghiên cứu từ đồng nghĩa". Nhóm cho biết, từ đồng nghĩa rất phổ biến trong Tiếng Nhật nhưng không phải ai cũng hiểu được sự khác biệt của chúng để có cách sử dụng đúng đắn. Dưới sự gợi ý của giảng viên hướng dẫn, nhóm quyết định nghiên cứu về đề tài với mong muốn góp phần xây dựng bộ tài liệu học tập hữu ích cho các bạn sinh viên chuyên ngành cũng như những ai đang sử dụng Tiếng Nhật trong công việc hàng ngày.
Hội đồng chấm thi đã đánh giá đề tài của nhóm có tính ứng dụng khá cao vì phương pháp phân biệt từ đồng nghĩa này hoàn toàn mới, chưa được áp dụng tại ĐH FPT. Các giảng viên bộ môn chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật có thể tối ưu hóa để áp dụng vào chương trình giảng dạy và phục vụ quá trình nghiên cứu.
Một đề tài khác là “Khảo sát yếu tố “目” trong kotowaza và kanyoku của tiếng Nhật và so sánh với yếu tố “mắt” trong tục ngữ và quán ngữ Tiếng Việt” được Trần Lê Trang và Vũ Xuân Thịnh mang đến buổi bảo vệ.
Bạn Vũ Xuân Thịnh cho biết: “Đối với người nước ngoài, việc sử dụng thành ngữ và tục ngữ còn rất hạn chế do chúng chưa được đề cập tới trong giáo trình. Luận văn này giống như một cuốn cẩm nang cho các bạn học Tiếng Nhật, yêu thích văn hóa Nhật có thể dễ dàng ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày”.
Sinh viên Ngôn ngữ Anh tạo cảm hứng học tiếng Anh cho "dân không chuyên"
Mặc dù việc học tiếng Anh đã trở nên phổ biến, nhiều HSSV ở Việt Nam vẫn không thể đạt được trình độ tiếng Anh ở mức khá. Theo số liệu từ trang VnExpress (2020), HSSV ở Việt Nam đạt điểm trung bình tiếng Anh là 4,38, với hơn 63% đạt điểm dưới 5. Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra là thiếu động lực để học tập và câu chuyện đi tìm cảm hứng học tiếng Anh vẫn được thảo luận suốt hàng thập kỷ qua.
Từ thực trạng này kết hợp với thực tế học tiếng Anh tại ĐH FPT với các chương trình như LUK (Little UK), các lớp Transition (Lớp chuyển tiếp giữa LUK và chuyên ngành), lớp chuyên ngành… nhóm sinh viên ĐH FPT Hà Nội gồm Trần Lan Anh, Nguyễn Thị Lệ, Đỗ Lục Anh Dũng và Lê Nguyên Linh đã thực hiện khảo sát, nghiên cứu để tìm ra những nguyên nhân khiến sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên ĐH FPT nói riêng mất đi cảm hứng học tiếng Anh. Đây cũng là khóa luận tốt nghiệp của nhóm, được bảo vệ tại Kỳ bảo vệ khóa luận tốt nghiệp học kỳ Fall 2020.
Theo đó, để có thể khơi gợi cảm hứng học tập với tiếng Anh cho sinh viên, các chương trình học tiếng Anh nên được cải thiện, thay đổi một số điểm để phù hợp hơn với văn hóa của người Việt Nam, chia lại các cấp độ, nên có những tài liệu offline dự trù trong các lớp học để đề phòng trường hợp đường truyền Internet mất kết nối và quan trọng nhất, các bạn sinh viên nên tham gia nhiều các hoạt động, sự kiện, cuộc thi tiếng Anh hoặc có sử dụng tiếng Anh để tự tạo động lực.
Đánh giá về kết quả của nhóm nghiên cứu, Hội đồng chấm khóa luận đã có những nhận xét rất tích cực khi cho rằng đây là một đề tài cấp thiết và nhóm cũng đã tìm được những câu trả lời tương đối thỏa đáng cho vấn đề. Lê Nguyên Linh (Trưởng nhóm nghiên cứu) chia sẻ: “Để thực hiện khóa luận, nhóm đã gặp không ít khó khăn để tìm được những sinh viên học chương trình cũ để so sánh, đánh giá, tham gia vào các lớp LUK để hiểu về chương trình cũng như phỏng vấn sinh viên… Nhưng sau tất cả, chúng mình chỉ mong rằng, sản phẩm của nhóm sẽ giúp thay đổi một điều gì đó, khiến sinh viên ĐH FPT nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung có thêm động lực để học tiếng Anh”.
Tổng hợp
Câu hỏi thường gặp
01
Điều kiện thi học bổng năm 2024
Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):
- Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
- Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
- Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)
Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.
Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.
02
Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024
Mã trường: FPT
Khối ngành | Ngành | Mã ngành | Chuyên Ngành |
III | Quản trị kinh doanh | 7340101 | Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng. |
V | Công nghệ thông tin | 7480201 | Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số. |
VII | Công nghệ truyền thông (dự kiến) | 7320106 | Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng. |
Ngôn ngữ Anh | 7220201 | Ngôn ngữ Anh | |
Ngôn ngữ Nhật | 7220209 | Song ngữ Nhật – Anh | |
Ngôn ngữ Hàn Quốc | 7220210 | Song ngữ Hàn – Anh | |
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) | 7220204 | Song ngữ Trung – Anh |
03
Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?
Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.
04
Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?
Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.
05
Lộ trình học của Sinh viên
- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc
- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.
- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập
- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT
06
Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT
Bus số 74; 107; 88; 117; 119
07
Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?
Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.
Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).
08
Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội
- Website: https://hanoi.fpt.edu.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi
- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt
- Hotline: 02473005588