10 điều thú vị không phải ai cũng biết về Gen Z - thế hệ "Tắc kè hoa"

Là một thế hệ năng động, sẵn sàng dấn thân, khát khao chinh phục những mục tiêu của riêng mình, Gen Z được xem như thế hệ vàng được sinh ra cùng với thời đại của công nghệ và khoa học kỹ thuật. Bởi thế, không lạ khi rất nhiều điều thú vị về Gen Z xoay quanh những chiếc Smart phone hay Internet. 

  1. 95% “dân số” Gen Z sở hữu smartphone

Là một thế hệ năng động, sẵn sàng dấn thân, khát khao chinh phục những mục tiêu của riêng mình, Gen Z được xem như thế hệ vàng được sinh ra cùng với thời đại của công nghệ và khoa học kỹ thuật. Cho nên, chẳng có gì lạ khi gần 100% dân số Gen Z đều sở hữu một chiếc smartphone trong tay. Nhớ lại thời kỳ của Gen X, Gen Y thì việc có một chiếc điện thoại “cục gạch” cũng đáng để mang đi “khoe khoang” khắp trường rồi. Smartphone gần như trở thành một hình ảnh biểu tượng của Gen Z.

2. Internet là chân lý

Gen Z dành hơn 5 giờ đồng hồ mỗi ngày để sử dụng smartphone hoặc các thiết bị công nghệ khác. Trong số đó, 79% thường xuyên lướt Facebook hàng ngày, 74% hay nghe nhạc trực tuyến và 71% thích tán gẫu trên các ứng dụng tin nhắn. Đặc biệt, hầu hết “thần dân” Gen Z đều làm việc “đa nhiệm”, tức là có thể vừa xem tivi vừa chat chit trên điện thoại, hoặc dùng laptop lướt web.

3. Gen Z không thích Facebook… bằng Youtube và Instagram

Thời gian giới trẻ nhóm này xem TV luôn ít hơn thời gian xem Youtube. Chính thế, nhiều streamer Youtube bỗng trở thành KOL nổi tiếng, đã không còn là chuyện lạ. Thời của các Youtuber cũng từ đây mà ra với cả triệu view mỗi clip, trong đó phần lớn là các GenZ, mặc cho những phản ứng trái chiều của các thế hệ khác.

4. Tái định nghĩa về cái đẹp và thời trang

Quan điểm của Gen Z về sự phát triển của xã hội và giới tính đang định hình lại các chuẩn mực của nét đẹp truyền thống. Các thương hiệu có nhiều cơ hội sáng tạo trong lĩnh vực của nam giới hoặc giới tính trung lập. Số lượng Gen Z đầu tư vào làm đẹp đã tăng 20% so với năm trước và thanh thiếu niên vẫn tiếp tục đầu tư vào trang điểm và chăm sóc da, không chỉ riêng phái nữ.

5. Mê mệt đồ ăn nhanh

Theo một báo cáo, khi được hỏi về thói quen ăn uống của Gen Z, 25% thích ăn trong cửa hàng đồ ăn nhanh, 18% thích la cà quán xá đường phố và 17% chọn cửa hàng tiện lợi. Quán xá mọc lên như nấm, đa dạng các thể loại, teen GenZ tha hồ khám phá và tụ tập. Qua rồi cái thời đi mấy quán quen thuộc, GenZ thích trải nghiệm những nơi mới, trendy thời thượng thì càng thích.

6. Độc lập và tự tin vào quan điểm cá nhân         

Gen Z quá độc lập và tự tin vào quan điểm cá nhân, điều này thách thức vai trò định hướng của doanh nghiệp. Khác với các thế hệ trước, có tới 81% các bạn trẻ Gen Z tự tin hiểu rõ bản thân, biết mình thích và không thích làm gì. Xét về yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của Gen Z, ngạc nhiên thay, họ chủ yếu chỉ dựa vào Sở thích và Năng lực cá nhân, cao hơn nhiều so với tác động từ yếu tố gia đình và xã hội. Đáng ngại là vai trò của Nhà trường và Nhà tuyển dụng trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp là rất thấp.

7. Có mong muốn nghề nghiệp rõ ràng

Mê khởi nghiệp, thích tự do và hướng về xã hội, Gen Z mong muốn những lựa chọn nghề nghiệp vô cùng “mở” sau khi tốt nghiệp như công ty Start-up làm freelance, làm việc tại các tổ chức phi lợi nhuận. Khác với 2 thế hệ trước “mê” làm việc cho các công ty nước ngoài, các bạn trẻ Gen Z không ngần ngại chọn công ty nội địa.

8. Làm việc chẳng liên quan đến ngành học

Gen Z cởi mở với vô vàn lựa chọn nghề nghiệp chẳng liên quan gì đến ngành học, doanh nghiệp vì thế “đụng” phải hàng tá đối thủ cạnh tranh nhân tài mới. Cụ thể, quảng cáo, truyền thông và giải trí hiện đang chiếm “ngôi vương” trong những ngành hấp dẫn nhất với sinh viên tất cả ngành học, kể cả những ngành như IT hay Kỹ thuật. Kế đó là ngành Ẩm thực - Nghỉ dưỡng, nằm trong top 5 điểm đến hấp dẫn của 7/10 nhóm sinh viên tại các nhóm ngành.

 

9. Yêu thích Start-up

Vừa qua, Anphabe đã khảo sát 25.000 bạn trẻ thuộc Gen Z về định hướng nghề nghiệp và xu hướng chọn việc làm. 34% sinh viên được khảo sát cho biết họ sẵn sàng đầu quân cho các công ty Start-up hoặc tự kinh doanh riêng sau khi ra trường; 8% cho rằng “chẳng cần đi làm công ty, làm freelance cũng tốt”; 14% thích làm việc tại các tổ chức phi lợi nhuận;…

10. Tài năng nhưng mong manh dễ vỡ

Những phân tích về thái độ cho thấy hình ảnh rất đối lập khi Gen Z là thế hệ Thích học hỏi nhưng lại ngại bị phê bình; Làm việc trách nhiệm nhưng điểm yếu là không chịu được áp lực; Thích nghi nhanh nhưng lại ít thoải mái nếu có quá nhiều thay đổi. Do đó, thách thức đặt ra cho người sếp của thế hệ này phải rất “đa chiêu” mới có thể cân bằng giữa các điểm mâu thuẫn đối lập thì mới tránh được các “đổ vỡ” đáng tiếc.

Năm 2020, Đại học FPT Hà Nội tuyển sinh các ngành: Quản trị kinh doanh (Digital Marketing, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành, Quản trị truyền thông đa phương tiện), Công nghệ thông tin (Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin,Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin, IoT, Thiết kế mỹ thuật số), Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Nhật. Thí sinh có thể xem thông tin chi tiết về điều kiện đăng ký vào trường Đại học FPT tại đây, hoặc để lại thông tin để cán bộ trường tư vấn chi tiết hơn.

dang-ky-xet-tuyen-dai-hoc-fpt

Trâm Nguyễn

Tổng hợp

Câu hỏi thường gặp

01 Điều kiện thi học bổng năm 2024

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):

  • Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
  • Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
  • Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

02 Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024

Mã trường: FPT

Khối ngành Ngành Mã ngành Chuyên Ngành
III Quản trị kinh doanh 7340101 Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
V Công nghệ thông tin 7480201 Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số.
VII Công nghệ truyền thông (dự kiến) 7320106 Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng.
Ngôn ngữ Anh 7220201 Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Nhật 7220209 Song ngữ Nhật – Anh
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 Song ngữ Hàn – Anh
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) 7220204 Song ngữ Trung – Anh

Đăng ký

03 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

04 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

05 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

06 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

07 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

08 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: https://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588

Để lại bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *