5 sai lầm thí sinh khó tránh khỏi sau khi trượt nguyện vọng đại học năm 2019

Qua thống kê các năm, dưới đây là 5 sai lầm phổ biến mà sĩ tử thường không nhận ra khi chọn ngành, chọn trường Đại học.

Theo các chuyên gia tuyển sinh, dù rất có ý thức về việc lựa chọn trường Đại học thì các thí sinh vẫn dễ mắc sai lầm. Nguyên nhân có thể do không đủ hiểu biết về nghề nghiệp, hoặc quá kỳ vọng mà không tính đến năng lực bản thân.

Việc lựa chọn trường Đại học là nấc thang có thể nói quan trọng nhất vì nó quyết định một khởi đầu mới và đặt nền móng cho tương lai của một con người. Sai lầm khi lựa chọn trường Đại học sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn, bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, công việc của bạn sau này như thất nghiệp, không phát triển được nghề nghiệp, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức. Đây là 5 sai lầm phổ biến mà nhiều bạn trẻ đã mắc phải trong việc lựa chọn trường Đại học cũng như ngành nghề mình theo đuổi:

1. Không biết địch, không biết ta, trăm trận không thắng trận nào!

5-sai-lam-chon-truong-chon-nganh

Không biết địch: Chọn ngành, chọn trường nhưng không tham khảo thông tin của các năm trước, không biết địch đông như quân Nguyên hay chỉ lèo tèo vài ba mạng (tỉ lệ chọi), không biết địch mạnh cái gì (môn có điểm trung bình cao nhất) cũng chả biết địch yếu cái gì (môn có điểm trung bình thấp nhất) thì làm sao biết rèn luyện như thế nào và lấy cái gì ra mà đánh nhau với người ta?

Không biết ta: Khi chọn ngành, chọn trường không đánh giá đúng năng lực bản thân, hậu quả: nếu tự đánh giá quá cao sẽ gặp quân địch quá mạnh -> tạch -> rút lui chiến thuật sang năm đánh lại. Còn nếu đánh giá quá thấp, sẽ gặp kế vườn không nhà trống, không tìm thấy đối thủ -> chiến thắng nhưng chiến lợi phẩm chẳng giá trị gì.

Ngoài ra, nhiều chiến sĩ chọn chiến trường đúng nhưng lại không phù hợp cho mình. Ví dụ, tôi giỏi khối B thì dại gì không thi ngành y, nhưng khi vào học lại phát giác không chịu được cảnh máu me, mùi bệnh viện nên đành bỏ học giữa chừng và làm lại từ đầu. Cô kia học giỏi môn văn đã chọn nghề làm phóng viên báo chí. Đúng là nghề này cần đến người viết văn hay, diễn đạt tư tưởng rành mạch. Song nếu không nhanh nhẹn, tháo vát, năng động, dám xông xáo, chịu đựng áp lực công việc cao... thì không thể theo đuổi nghề này được.

Tóm lại, hỡi các sĩ tử: Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng!

2. Chết vì sĩ diện!

5-sai-lam-chon-truong-chon-nganh2
Nên nhớ, không có nghề nào là thấp hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi.

Những năm qua có thể thấy nhiều ngành nghề có tên “công nghệ”,“quản trị”, những ngành nghề có chữ “quốc tế” thường có rất nhiều bạn học sinh đăng ký mà không cần hiểu nội dung, đặc điểm, yêu cầu của ngành nghề. Lý giải sự lựa chọn của mình, các bạn cho rằng những ngành đó thường “hot”, “thời thượng”, nói ra rất kêu và nâng cao sĩ diện bản thân.

Đặc biệt, đây còn là áp lực cho sinh khá giỏi và học sinh ở những trường chuyên lớp chọn khiến các bạn gặp những “sai lầm chết người” khi chọn cho mình con đường tương lai. Nhiều bạn học sinh trường chuyên chỉ chọn những trường lớn và danh tiếng để thi cho tương xứng với “đẳng cấp” của mình mà không quan tâm đến đam mê hay học lực của mình, không thi nổi nhưng vẫn cố đăng ký vì... “sĩ diện”.

3. Không biết xác định định hướng cho tương lai, lựa chọn theo sự áp đặt hoặc rủ rê của người khác

Học sinh ngày nay nhiều lúc quá khó để dám sống đúng với mong muốn bản thân vì xã hội có quá nhiều định kiến, áp lực từ trong nhà ra đến xã hội. Quan niệm con cái học trường xịn ngành hot sẽ làm cả nhà nở mày nở mặt. Đúng, có điều chỉ nở mày nở mặt khi nó đậu thôi. Mà nếu đậu thì nó sẽ như thế nào nếu không thật sự thích ngành đó? Bỏ học giữa chừng hay vẫn cố lãng phí thời gian và tiền bạc 4-6 năm để lấy cài bằng cho oai?

5-sai-lam-chon-truong-chon-nganh3

Mỗi người có một tính cách, năng lực, sở thích, năng khiếu, điều kiện, hoàn cảnh riêng. Nhưng khi chọn nghề lại phụ thuộc rất nhiều vào truyền thống (hay ý kiến) gia đình dẫn đến nhiều sai lầm. Bạn hãy nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi và đưa ra quyết định cho riêng bản thân mình, thay vì rập khuôn lại. Một số bạn cũng sai lầm khi chọn nghề theo sự rủ rê, theo chuẩn của nhóm, của bạn bè và của người yêu. Đôi khi vì tình cảm hay sự gắn bó từ phổ thông mà nhiều bạn cùng rủ nhau thi vào cùng ngành cùng trường. Sau này nhận thấy không phù hợp thì đã muộn rồi.

4. Thờ ơ với chính ngành nghề tương lai của chính mình

Rất nhiều học sinh hiện nay chọn nghề theo cảm tính tức là hiện tại bạn thích cái gì bạn sẽ chọn ngành nghề liên quan đến cái đó. Chẳng hạn bạn thích chơi Game và chọn ngành công nghệ thông tin; vì thích con gái xinh nên chọn ngành Tài Chính – Ngân Hàng; thích đi du lịch đó đây thì lựa chọn học khoa Du Lịch…

5-sai-lam-chon-truong-chon-nganh3

Thực tế là, sở thích luôn mang tính nhất thời và sẽ thay đổi theo thời gian, môi trường. Các bạn chỉ mới nhìn thấy bề nổi của ngành đó. Khi bước vào học tập các bạn sẽ học rất nhiều kiến thức của ngành đó, nó rất rộng và không thể chắc chắn sẽ phù hợp với khả năng của các bạn.

Hãy tìm hiểu kỹ về nghề nghiệp tương lại của chính mình, nếu có thể hãy gặp một vài người đang làm nghề mà mình chọn để biết môi trường làm việc, nội dung công việc, cơ hội phát triển, mức thu nhập, tương lai của nghề này trong xã hội,...

5. Thanh niên lỳ lợm nhất hệ mặt trời

5-sai-lam-chon-truong-chon-nganh3

Có nhiều bạn học sinh thi trượt nguyện vọng 1 cũng không đăng ký nguyện vọng 2 để học trường khác mà "phục kích" thi lại năm sau. Hay có nhiều bạn sẵn sàng học những ngành học thấp điểm hơn nhưng không đúng mong muốn nghề nghiệp chỉ vì vẫn muốn có mac học trường đại học đó.

Không chỉ thế, nhiều bạn sẵn sàng thi lại 2 năm mà có những bạn thi lại ba đến bốn lần. Hiện tượng này không phải là cá biệt trong việc tuyển sinh đại học hiện nay. Có một số học sinh do sở thích hay muốn "nối nghiệp bố mẹ" nên rất kiên định với một ngành hoặc một trường đại học nào đó.

Kiên trì là một đức tính tốt, nhưng đôi khi cũng cần phải "linh động" khi mà mục tiêu quá khó so với khả năng. Nếu "lượng sức" không thể đạt được những mức điểm đó thì có thể dự thi vào các trường có điểm chuẩn thấp hơn.

Thành công phụ thuộc vào 2 yếu tố: cơ hội và thời điểm. Vậy nên đừng lãng phí thời gian cũng như đánh mất những cơ hội đáng lẽ bạn nên nhận được.

Điểm chuẩn Đại Học FPT năm 2019

Năm 2019, ĐH FPT đã đưa ra mức điểm chuẩn ngay từ đầu năm, thí sinh có nguyện vọng vào trường tham khảo mức điểm chuẩn dưới đây:

  • 21 điểm thi THPT Quốc Gia 2019

Tổng điểm 3 môn đạt 21 điểm trở lên (đã bao gồm điểm ưu tiên) trong kỳ thi THPT năm 2019 xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT;

  • 21 điểm học bạ THPT

Tổng điểm 3 môn (mỗi môn tính trung bình hai học kỳ cuối THPT) đạt 21 điểm trở lên xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT;

dang-ky-dai-hoc-fpt

 

 

Câu hỏi thường gặp

01 Điều kiện thi học bổng năm 2024

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):

  • Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
  • Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
  • Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

02 Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024

Mã trường: FPT

Khối ngành Ngành Mã ngành Chuyên Ngành
III Quản trị kinh doanh 7340101 Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
V Công nghệ thông tin 7480201 Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số.
VII Công nghệ truyền thông (dự kiến) 7320106 Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng.
Ngôn ngữ Anh 7220201 Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Nhật 7220209 Song ngữ Nhật – Anh
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 Song ngữ Hàn – Anh
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) 7220204 Song ngữ Trung – Anh

Đăng ký

03 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

04 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

05 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

06 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

07 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

08 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: https://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588

Để lại bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *