Bí quyết tồn tại và phát triển trong công ty start-up cho sinh viên mê khởi nghiệp
Là chương trình đầu tiên nằm trong chuỗi 4 talkshow của FPTU Virtual Career Fair 2020, chủ đề "How to survive and develop in a startup company" với sự góp mặt của 2 vị khách mời đặc biệt đã mang đến rất nhiều bài học thực tế, hữu ích cho sinh viên Đại học FPT nói riêng và các bạn trẻ đang từng bước chạm đến "khởi nghiệp" nói chung.
Những năm gần đây, start-up đã trở thành từ khóa quá quen thuộc với người trẻ Việt Nam. Các bạn ngày càng nâng cao khả năng nắm bắt xu hướng, nhanh nhạy và rất tự tin. Tuy vậy, vẫn còn nhiều vấn đề từ chính các CEO của công ty start-up và cả các bạn sinh viên đang trên con đường đến với start-up đang băn khoăn. Với các CEO, họ gặp khó trong việc tìm kiếm các bạn sinh viên tài năng, năng nổ để làm việc trong công ty start-up. Còn chính các bạn sinh viên lại băn khoăn nên làm việc ở công ty truyền thống hay start-up để phát triển sự nghiệp?
Đó là lí do talkshow "How to survive and develop in a startup company" được tổ chức với sự xuất hiện của 2 diễn giả là chị Đào Thu Hiền - CEO Golden Path Academics (GPA) và anh Phạm Ngọc Huy - Giám đốc chương trình Quỹ đầu tư Vietnam Silicon Valley Accelerator.
Start-up và sự liều lĩnh
Chia sẻ tại talkshow, anh Huy cho rằng các bạn sinh viên hiện nay ngày càng dành nhiều sự quan tâm cho startup. Bằng chứng rõ ràng nhất là các cuộc thi khởi nghiệp ở nhiều trường Đại học được tổ chức rất sôi nổi và có nhiều ý tưởng hay. Có thể chưa hiện thực hóa được nhưng ít nhất các bạn sinh viên đã dần hình thành ý tưởng và viết ra kế hoạch triển khai. Cạnh đó, anh Huy cũng quan sát thấy nhiều dự án đầu tư có sự tham gia của sinh viên. Thậm chí có những nhà sáng lập là sinh viên. Báo chí, truyền thông, người trẻ cũng quan tâm đến khởi nghiệp hơn.
Với chị Đào Thu Hiền, chị bày tỏ sự thấu hiểu về những băn khoăn của sinh viên trước sự lựa chọn công ty truyền thống hay start-up. Chị khẳng định khởi nghiệp không hề đơn giản: "Đó là quá trình bắt đầu từ con số 0, đi lên số 1 đã khó, lên tới 1.000 hay 1.000.000 lại càng khó hơn. Vất vả như vậy nên việc nhiều bạn trẻ còn lo lắng, không biết mình có thành công hay không là điều tất yếu. Làm việc ở công ty start-up đòi hỏi ở bạn rất nhiều thứ. Không ít sinh viên có thể vào công ty start up nhưng không trụ được lâu vì nhiều yếu tố. Nhưng nếu đã trụ được và phát triển đi lên thì chứng tỏ bạn rất có năng lực, có phẩm chất và sự thú vị mà bất cứ CEO công ty nào cũng muốn có được bạn".
Hai diễn giả cũng đưa ra những đánh giá về sự khác biệt giữa công ty truyền thống và start-up. Chị Hiền chỉ ra 3 điểm khác biệt đó là start-up đó là không có nhiều ban bệ, bạn hoàn toàn có thể ngồi cùng 1 chỗ với founder, CEO. Ngoài ra không có các quy định quy trình rõ ràng. Mọi thứ đều phải linh động, linh hoạt, xây dựng và đổi mới liên tục. Chắc chắn điều này sẽ không có ở các tập đoàn lớn như VinGroup hay FPT, Viettel... Điểm thứ 3 cũng là điểm mà anh Huy nhắc tới, đó là sự rủi ro, tạo bất an cho những ai cần môi trường an toàn. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu bạn đến với start-up, bạn cần có sự liều lĩnh.
"Bạn có thể có nhiều ý tưởng nhưng biến nó thành hiện thực thì hoàn toàn khác. Bạn phải có đội ngũ mạnh, ăn ý với nhau, có nhiều năng lực tổng hợp vào sẽ hoàn hảo. Đặc biệt, bạn phải sẵn sàng đón nhận rủi ro. Hôm nay thất bại thì mai làm lại. Nếu bạn cần sự an toàn, đều đều, sắp đặt sẵn thì sẽ không phù hợp với start-up. Bạn phải thoải mái với việc nhận nhiều trách nhiệm, việc gì cũng làm, không ngại khó. Không có chuyện sáng 9 giờ đi làm, chiều 5 giờ về. Để trụ vững, bạn buộc phải tự học, phải lăn xả. Nhưng điều đó sẽ xây dựng cho các bạn sự tự chủ rất tốt. Năng lực này sẽ theo các bạn cả đời", chị Hiền phân tích.
Nói sâu hơn về vấn đề tiền lương khi làm việc ở công ty truyền thống hay start-up, anh Huy cho Phạm Ngọc Huy cho biết nếu vấn đề của các bạn là tiền tương để chi trả cuộc sống hàng ngày thì các công ty lớn sẽ giúp bạn tốt hơn. Start up là “không có tiền” vì tất cả nguồn tiền sẽ xoay vòng để công ty phát triển. Đi làm cho start up thì cái bạn nhận được nhiều hơn là cơ hội. Bởi vậy các bạn phải xác định được cơ hội đó có phải thứ mình muốn hay không? Đồng quan điểm với anh Huy, chị Hiền tin rằng dù đi làm start-up tiền lương không cao nhưng 2 năm làm việc như vậy có thể tương đương với 1 khóa học MBA để trau dồi tích lũy kiến thức thực tế và cơ hội cho bản thân.
Sinh viên nên start-up khi nào?
Trả lời cho câu hỏi này, anh Huy và chị Hiền đều đồng quan điểm bạn có thể bắt đầu bất cứ khi nào bạn muốn, thậm chí là ngay ngày mai. Với điều kiện bạn phải xác định được mục tiêu và cần học hỏi rất nhiều khi chưa có đủ kĩ năng, kinh nghiệm. "Theo quan sát thực tế tử bản thân mình, các dự án phát triển tốt thì nhân sự cơ bản là sinh viên năm cuối. Năm nhất, năm 2 sẽ chủ yếu ở vai trò hỗ trợ vì các bạn không cam kết được quá nhiều thời gian và có nhiều mối quan tâm khác. Khi các bạn không có đủ sự tập trung thì rất khó để phát huy hết khả năng cũng như gắn bó lâu dài", anh Huy nói.
Cuối chương trình, 2 diễn giả cũng dành thời gian giải đáp thắc mắc của 1 số bạn sinh viên. Trong đó có câu hỏi: "Làm sao để giữ nhân sự và tạo động lực cho nhân sự khi công ty start-up lương thấp hơn các công ty khác?". Chị Hiền cho rằng để làm được điều này, công ty phải xác định được động lực của nhân viên là gì? Quyền lợi, nhu cầu, mong muốn lâu dài của họ là gì? Và từ đó tạo cơ hội cho họ, đánh vào điểm họ mong muốn. Nếu bỏ quên mất họ, chỉ biết cái mình cần nhưng biết đến cái họ cần thị 1 lúc nào đó họ sẽ đi tìm điều họ cần ở nơi khác.
Sau cùng, hai vị diễn giả không quên dành lời khuyên cho các bạn sinh viên đang chuẩn bị bước chân lên hành trình start-up.
Chị Đào Thu Hiền: "Các bạn hãy cứ trải nghiệm thật nhiều. Phải thử thì mới biết điều gì phù hợp với mình. Start-up có thể dễ thất bại nhưng nó không phải là tệ. Mình còn nhiều cơ hội để thành công. Hãy mạnh dạn gặp các team, founder mà mình thấy phù hợp để cùng làm việc, học hỏi".
Anh Phạm Ngọc Huy: "Hãy ra ngoài thật nhiều và đi làm gì đó. Bạn có thể làm thêm hoặc tham gia CLB. Nhưng ít nhất là hãy đi để khám phá, trau dồi kiến thức, đừng để lãng phí bất kỳ phút giây nào của bạn".
FPTU Virtual Career Fair 2020
– Thời gian: 7/12 – 10/12/2020
– Trên nền tảng trực tuyến: https://www.topcv.vn/jobfair/fptu
|
TG
Câu hỏi thường gặp
01
Điều kiện thi học bổng năm 2024
Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):
- Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
- Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
- Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)
Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.
Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.
02
Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024
Mã trường: FPT
Khối ngành | Ngành | Mã ngành | Chuyên Ngành |
III | Quản trị kinh doanh | 7340101 | Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng. |
V | Công nghệ thông tin | 7480201 | Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số. |
VII | Công nghệ truyền thông (dự kiến) | 7320106 | Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng. |
Ngôn ngữ Anh | 7220201 | Ngôn ngữ Anh | |
Ngôn ngữ Nhật | 7220209 | Song ngữ Nhật – Anh | |
Ngôn ngữ Hàn Quốc | 7220210 | Song ngữ Hàn – Anh | |
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) | 7220204 | Song ngữ Trung – Anh |
03
Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?
Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.
04
Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?
Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.
05
Lộ trình học của Sinh viên
- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc
- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.
- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập
- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT
06
Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT
Bus số 74; 107; 88; 117; 119
07
Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?
Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.
Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).
08
Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội
- Website: https://hanoi.fpt.edu.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi
- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt
- Hotline: 02473005588