Chủ tịch Đại học FPT: Cần một chính sách cởi mở với giáo dục tư nhân

Forbes - TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Đại học FPT cho rằng kể từ khi trở thành thành viên của WTO năm 2006 Việt Nam đã cam kết mở cửa giáo dục cho đầu tư nước ngoài như một ngành dịch vụ. Tuy nhiên 10 năm qua, vẫn còn nhiều tranh luận xoay quanh việc "thương mại hóa giáo dục", “giáo dục vụ lợi” hay “giáo dục phi lợi nhuận”, điều này thể hiện sự lúng túng trong việc định hình lại bức tranh giáo dục của Việt Nam. 

Tham dự hội nghị giáo dục Forbes Vietnam 2019 với chủ đề “Định hướng tương lai”, ông Lê Trường Tùng đã có bài tham luận với chủ đề “Thay đổi chính sách tác động đến giáo dục công - tư”. Ông Tùng nhấn mạnh  Việt Nam chính thức mở cửa giáo dục như một ngành dịch vụ kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhưng khu vực giáo dục tư nhân đến nay vẫn còn rất khiêm tốn.

10 năm qua ở khối giáo dục phổ thông với chính sách "phổ cập giáo dục" khiến thị phần giáo dục tư nhân trong khối này không tăng trưởng được. Năm 2008, Nhà nước từng có chủ trương chuyển các trường phổ thông bán công thành trường tư thực nhưng sau đó tất cả đều chuyển đổi trở về mô hình trường công. "Tỷ trọng học sinh phổ thông trường tư thục vì vậy hầu như không thay đổi sau 20 năm," tiến sĩ Tùng nói.

Tiến sĩ Lê Trường Tùng, Chủ tịch Đại học FPT, chia sẻ tham luận về “Thay đổi chính sách tác động đến giáo dục công - tư”. Ảnh: Forbes Việt Nam

Với giáo dục đại học, Việt Nam chọn mô hình trường công nhưng thu phí người học, dịch chuyển đa số đại học công theo mô hình dịch vụ công nhưng tự chủ tài chính. Tính đến năm 2019, Việt Nam mới có 5 trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài, 68 trường đại học tư thục và đại học công là 170. Song song đó có hơn 500 chương trình liên kết với nhiều trường đại học trong Top 500 thế giới.

Tỷ trọng giáo dục đại học ngoài công lập hiện chỉ chiếm 7% về số trường và 6% về số lượng sinh viên. Như vậy, 98% số trường hiện nay là công lập, với tỷ lệ trung bình cứ 1 trường tư ra đời thì có hơn 2 trường công xuất hiện.

"Bức tranh giáo dục chậm chuyển đổi trong khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đòi hỏi cải thiện chất lượng và số lượng hệ thống giáo dục là yếu tố then chốt phát triển và tăng khả năng hội nhập của một quốc gia", TS. Tùng nói

Dữ liệu cho thấy yêu cầu vốn đầu tư vào trường đại học tư ngày càng cao. Theo Quyết định 14/2005 là 15 tỉ đồng thì nay con số yêu cầu là 1.000 tỉ đồng. Gần đây nhất, theo Nghị quyết 35 hồi tháng 4 về tăng cường các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục giai đoạn 2019-2025, đến năm 2020 số cơ sở giáo dục ngoài công lập đạt 8,75% và số sinh viên theo học đạt 8,9%. Đến năm 2025, tỷ lệ tương ứng là 13,5% và 16%.

Trong khi trước đó mục tiêu của Nhà nước về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam 2005-2020 đặt mục tiêu đến 2020, đạt tỷ lệ 450 sinh viên/10.000 dân, trong đó có 40% sinh viên ngoài công lập, thực tế cho thấy mục tiêu này khó có thể thành hiện thực.

Theo tiến sĩ Tùng, các chính của nhà nước tuy có nhưng không đủ mạnh và còn mang tính cầm chừng là lý do khiến hệ thống giáo dục Việt Nam vẫn nặng về công lập.

Ông cho rằng ngoài mô hình trường công lập và ngoài công lập như hiện nay, Việt Nam cũng nên tham khảo thêm một số mô hình như đối tác công tư PPP - nhà nước đầu tư và tư nhân vận hành và ngược lại; mô hình công nhận và chuyển đổi tín chỉ hay các mô hình học trực tuyến như MOOC (khoá học đại trà trực tuyến) cũng như các mô hình giáo dục đáp ứng được quá trình chuyển đổi kinh tế số.

Đi cùng với số lượng càng phải quan tâm đến chất lượng giáo dục. Theo TS.Tùng, không phân biệt là giáo dục công lập hay ngoài công lập, yếu tố quan trọng để thúc đẩy chất lượng giáo dục phát triển bắt kịp với tăng trưởng kinh tế và hội nhập là cần cải thiện chi phí học tập trên đầu người mỗi năm, bên cạnh việc cho ra nhiều mô hình giáo dục bắt kịp với quá trình chuyển đổi nền kinh tế số.

“Vậy trong tương lai, Việt Nam nên tập trung vào định hướng giáo dục nào?”, khách mời Trần Hồng Ninh - CEO của Vuahieusuat.vn đặt câu hỏi sau bài tham luận. Ông Tùng cho rằng, mỗi trường có triết lý giáo dục riêng, dựa trên thể chế chính trị và cơ chế thị trường sẽ định hướng cơ chế, hệ thống giáo dục. Tuy nhiên chất lượng là yếu tố số 1 và triết lý giáo dục hướng đến quản trị việc học và tự học của chính người học.

"Xã hội thay đổi nhanh thì khả năng tự học là nền tảng quan trọng nhưng điều này cũng đòi hỏi người học có nền tảng kiến thức nhất định”, chủ tịch đại học FPT trả lời.

Ông Tùng cũng chỉ ra hiện nay tỷ lệ người đi học nằm trong độ tuổi sau phổ thông 18-25 tuổi của Việt Nam rất thấp so với mức trung bình thế giới. Chủ tịch đại học FPT kiến nghị rằng cần tăng tỷ lệ người học đại học trong độ tuổi đi học (18-23). Tỷ lệ ở Việt Nam hiện là 28%, thấp hơn mức trung bình thế giới (38%) và cách xa các quốc gia khu vực như Thái Lan (49%), Indonesia (36%), Malaysia (42%)...

Để cảm nhận được những thay đổi của chính sách thì tính tỷ lệ theo độ tuổi đi học thay vì tính trên toàn dân như hiện nay. Bên cạnh đó để tăng chất lượng đào tạo, cần xem xét việc tăng chi phí đào tạo/năm/học sinh-sinh viên. Việt Nam đang có chi phí cho việc học hành thấp nhất thế giới, và nên tận dụng việc này để thu hút người học trên thế giới.

Song song đó là tiến hành phân vùng đại học để giải quyết hiện tượng chảy máu chất xám từ các địa phương đến các thành phố lớn. Hiện cả nước có 63 tỉnh thành nhưng chỉ 20 tỉnh đủ thu chi cân đối do có nguồn lực lao động.

“Bức tranh giáo dục không riêng của Việt Nam mà đang diễn ra ở nhiều nước, đó là sức ỳ của giáo dục so với sự phát triển của kinh tế trong khi sứ mệnh giáo dục là đi trước, dẫn dắt và hỗ trợ xã hội" ông Tùng nói và cho rằng sự phát triển công nghệ hiện nay là cơ hội để giáo dục thay đổi cách thức quản lý, giáo dục chuyển đổi trước để tạo cơ hội cho các ngành nghề khác trong bối cảnh chuyển đổi số. Ở đó sự năng động của khối ngoài công lập có thể góp phần hiện thực hóa mục tiêu này.

Theo ForbesVietNam

Tổ chức Giáo dục FPT - fpt.edu.vn

0/5 (0 Reviews)

Câu hỏi thường gặp

01 Điều kiện thi học bổng năm 2024

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):

  • Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
  • Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
  • Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

02 Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024

Mã trường: FPT

Khối ngành Ngành Mã ngành Chuyên Ngành
III Quản trị kinh doanh 7340101 Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
V Công nghệ thông tin 7480201 Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số.
VII Công nghệ truyền thông (dự kiến) 7320106 Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng.
Ngôn ngữ Anh 7220201 Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Nhật 7220209 Song ngữ Nhật – Anh
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 Song ngữ Hàn – Anh
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) 7220204 Song ngữ Trung – Anh

Đăng ký

03 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

04 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

05 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

06 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

07 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

08 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: http://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588

Để lại bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *