Đồ án tốt nghiệp: Sinh viên FPTU truyền thông điệp cuộc sống qua những thước phim 3D
Sáng ngày 28/12/2020, các sinh viên chuyên ngành Thiết kế đồ họa đã hoàn thành buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp. Dù chỉ có 4 tháng ngắn ngủi để chuẩn bị, các nhóm đã đem đến bất ngờ cho toàn hội đồng chấm thi qua những bộ phim tâm huyết nhất của mình.
Tại buổi bảo vệ kéo dài 1 giờ đồng hồ, nhóm bảo vệ đồ án đã thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình cũng như trả lời những câu hỏi từ hội đồng chấm thi của nhà trường. Điểm khác biệt của ngành Thiết kế đồ họa với các ngành khác như Quản trị kinh doanh hay Kỹ thuật phần mềm là mỗi nhóm chỉ có duy nhất 2 thành viên. Đây cũng vừa là thách thức nhưng cũng vừa là lợi thế dành cho các bạn. Nhiều chủ đề truyền thông điệp cuộc sống đã được thể hiện qua những bộ phim do chính các bạn thực hiện.
Nhóm gồm 2 sinh viên Phạm Thị Ngọc Diệp và Lưu Đức Tiến đã lựa chọn chủ đề về Ý thức hệ văn hóa và lòng tự tôn để dựng thành bộ phim “Pre-date” (Trước hẹn). Bộ phim kể về một cô gái sinh viên người Hà Nhì đã dũng cảm mặc bộ váy dân tộc truyền thống sắc tràm đặc trưng của dân tộc mình đến dự buổi Khiêu vũ ở trường Đại học. Không xa lạ gì, ngôi trường mà nhóm lựa chọn để xuất hiện trong phim chính là Đại học FPT.

Trong quá trình dựng phim, các thành viên đã dành nhiều thời gian nghiên cứu sâu về nét văn hóa của người dân tộc Hà Nhì, từ trang phục, con người, lối sống cho đến những bài hát, giai điệu truyền thống. Cô Trần Thị Lệ Quyên, giám khảo hội đồng thi nhận xét về tác phẩm của nhóm: “Các bạn đã rất tâm huyết trong quá trình xây dựng nhân vật cũng như bối cảnh trong phim. Tuy nhiên, khi lấy bối cảnh tương lai, các bạn lại quên việc điều chỉnh trang phục cho các nhân vật hợp lí, đúng với thời đại đang sống. Mong rằng các sản phẩm sau nhóm sẽ rút kinh nghiệm và tiến bộ hơn“.
Một nhóm khác với 2 chàng trai Phạm Đức Huy và Trịnh Xuân Trường mang đến bộ phim “Little things” (Những điều nhỏ bé) xoay quanh chủ đề bảo vệ môi trường siêu ý nghĩa và thiết thực. Theo lời giải thích về tên tác phẩm của nhóm, chính những điều mà chúng ta tưởng như bé nhỏ trong cuộc sống hàng ngày sẽ tạo nên điều lớn lao không ngờ. Trong bộ phim, người chồng đã chăm chỉ dọn dẹp khu phố mình ở mỗi ngày với mong muốn đứa con tương lai của mình sẽ có một môi trường vui chơi xanh sạch và lành mạnh. Ngày qua ngày, bằng nỗ lực không ngừng, cuối cùng anh đã khiến khu phố vắng bóng rác thải.
Trịnh Xuân Trường, trưởng nhóm hào hứng chia sẻ: “Nhóm mình chọn đề tài này vì muốn tạo sự khác biệt so với các khóa trước. Thay vì lấy đề tài Tình yêu hay Nhà trường như các anh chị, bọn mình chọn Môi trường, một hướng đi riêng của nhóm. Thông điệp bọn mình muốn truyền tải là hãy trân trọng và bảo vệ môi trường mà bạn đang sinh sống. Điều đó không chỉ đem lại lợi ích cho bạn mà cả thế hệ con cháu mai sau nữa”.

Lấy cảm hứng từ câu truyện nổi tiếng dành cho thiếu nhi của nhà văn Luis SéPulveda, nhóm bạn Trương Nguyễn Thanh Thảo và Đặng Quang Hải mang tới bộ phim định dạng 3D vô cùng ấn tượng “The story of a Seagull and the Cat who taught her to fly“ (Chuyện con mèo dạy hải âu bay). Bộ phim vẫn giữ nguyên nhân vật chính là Mèo và Hải âu và bối cảnh trong cốt truyện gốc, chỉ lược bớt các nhân vật phụ và rút ngắn nội dung. Theo Thanh Thảo, thành viên của nhóm thì đây là cách các bạn khắc phục vấn đề về thời gian khi chỉ có vỏn vẹn 4 tháng để hoàn thành tác phẩm. Phim đã nhận được nhiều lời khen và sự đồng tình của các giám khảo chấm thi nhờ vào kĩ xảo tốt và những khung cảnh hài hước, tạo tiếng cười cho người xem.

Thầy Trần Anh Khoa, chủ tịch hội đồng khóa luận nhận xét: “Đây là một bộ phim dễ thương, hài hước, phù hợp với giới trẻ hiện nay. Nhìn chung, các bạn đã hoàn thành tốt bài khóa luận của mình. Còn một số chỗ chỉ chỉnh sửa lại một chút thì phim sẽ chỉn chu hơn. Về phần tạo hình nhân vật và màu sắc poster phim, nhóm cần chú ý hơn. Tạo hình của nhân vật Mèo bị sắc, tạo cảm tưởng giống một con cáo hơn. Poster phim màu bị cháy sáng, khiến các nhân vật trông giống trong định dạng một bộ phim 2D hơn là 3D. Bối cảnh và hiệu ứng cũng cần điều chỉnh lại cho hợp lí”.
Ngoài những lời khen có cánh, hội đồng chấm cũng thẳng thắn nhận xét và góp ý những thiếu sót của từng nhóm để các bạn khắc phục nhược điểm. Đây là bước đệm quan trọng, là một lần rút kinh nghiệm cực kỳ quý giá cho chặng đường sau này của các bạn.
Minh Huyền
Câu hỏi thường gặp
01
Làm thế nào để trở thành sinh viên Đại học FPT?
Để trở thành sinh viên Đại học FPT, bạn cần đáp ứng một trong các điều kiện:
• Có điểm học bạ đạt TOP50 trở lên theo bảng xếp hạng tra cứu tại: http://schoolrank.fpt.edu.vn
• Có điểm thi THPT QG đạt TOP50 trở lên theo bảng xếp hạng tra cứu tại: http://schoolrank.fpt.edu.vn
• Hoặc thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên xét tuyển, chi tiết xem thêm tại trang Quy chế tuyển sinh.
02
Học phí của trường Đại học FPT?
Đại học FPT công bố chi tiết học phí tại trang Học phí. Sinh viên được miễn phí toàn bộ giáo trình (nhập khẩu) trong suốt 4 năm học.
03
Điều kiện thi học bổng
Thí sinh đạt Top 30 Schoolrank trở lên thì đủ điều kiện đăng ký dự thi học bổng. Kỳ thi được tổ chức tại Đại học FPT.
Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.
Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.
04
Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?
Thí sinh muốn nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể truy cập và đăng tải hồ sơ lên trang: https://dangky.daihocfpt.com/
Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến các thông tin tuyển sinh của Đại học FPT, vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.
05
Ngành học của trường
ĐH FPT Hà Nội đang đào tạo tất cả 15 chuyên ngành, chia làm Khối ngành sau: Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh và Ngôn ngữ.
- Khối ngành Công nghệ thông tin: Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Trí tuệ nhân tạo, Hệ thống thông tin và Thiết kế mỹ thuật số
- Khối ngành Quản trị kinh doanh: Kinh doanh quốc tế, Digital Marketing, Quản trị truyền thông đa phương tiện, Quản trị Khách sạn, Tài chính, Quản trị DV Du lịch và lữ hành
- Khối ngành Ngôn ngữ: Ngôn ngữ Anh - Anh, Ngôn ngữ Anh - Trung, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn.
06
Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?
Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.
07
Lộ trình học của Sinh viên
- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc
- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.
- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập
- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT
08
Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT
Bus số 74; 107; 88; 117; 119
09
Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?
Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.
Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).
10
Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội
- Website: http://hanoi.fpt.edu.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi
- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt
- Hotline: 02473005588