“Giải mã độc lập tài chính” – chìa khoá giúp các bạn sinh viên có chiến lược đầu tư thông minh
Sáng ngày 10/3, tại Hội trường tầng 5 toà Gamma, Trường Đại học FPT Hà Nội đã diễn ra buổi Workshop “Giải mã Độc lập tài chính – Hiểu đúng, chạm trúng” với sự tham gia của ba diễn giả: Giảng viên – TS Bùi Lê Minh, Giảng viên – TS Phạm Thành Vinh và Ths Ngô Hương Giang.


Ngay từ 8h30 phút sáng, toàn bộ sự kiện đã được set-up kỹ càng để chào đón các bạn sinh viên. Hàng trăm FPTU-er cùng check-in và lấy số may mắn để tham dự phần “Bốc thăm may mắn” ở cuối chương trình.


Tại buổi talkshow, giảng viên – TS Phạm Thành Vinh đã chia sẻ về việc xây dựng nguồn thu nhập thụ động từ sớm và “Time in the Market is better than Timing in the Market”. Theo thầy Thành Vinh: ” ‘Timing Market’ về cơ bản là mua ở mức giá thấp nhất (mua đáy) và bán ở mức cao nhất (bán đỉnh); tức là “Market timing’ là chiến lược đầu tư chủ động. Trong đó, nhà đầu tư phán đoán thời điểm thị trường lên hay xuống nhằm xác định điểm mua vào, bán ra để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, sự thật là, có quá ít nhà đầu tư có thể liên tục chọn đúng cổ phiếu và thời điểm mua-bán để kiếm lời với chiến lược ‘Timing Market’.”

Ngược lại, “Time in the Market” là thời gian chúng ta ở trong thị trường. Thời gian trên thị trường đề cập đến thời gian nắm giữ cổ phiếu , quỹ tương hỗ , các quỹ ( ETF ) và các khoản đầu tư khác của nhà đầu tư. Thời gian trên thị trường có thể là ngày, tuần, tháng, năm hoặc bất kỳ khoảng thời gian nào khác. Điều này đòi hỏi chúng ta cần có một tinh thần bền bỉ, kiên định và vững tin vào quyết định của bản thân. “It’s not about timing the market, but about time in the market. Không phải thời điểm vào thị trường, mà là thời gian ở thị trường” là lời khuyên quen thuộc trong giới đầu tư chứng khoán.

Phần tiếp theo của chương trình, diễn giả Ngô Hương Giang – tác giả cuốn sách “Mẹ ơi, tiền đi đâu rồi?” đã nói về 5 chìa khoá để giàu có, đó là: Kiếm tiền – Tiết kiệm – Chi tiêu – Nhân tiền – Cống hiến cho đi. Trong đó chị đặc biệt nhấn mạnh giới trẻ ngày nay cần đầu tư nhiều thời gian hơn vào kiến thức, trau dồi kỹ năng thay vì tiêu tốn thời gian vào việc đi cafe vô bổ hay lướt MXH mỗi ngày.

Sau phần chia sẻ của diễn giả Ngô Hương Giang, Giảng viên – Ts Bùi Lê Minh đã “mách” cho các bạn sinh viên FPTU về Đầu tư chứng khoán và những bí quyết để chọn đúng thời điểm “mua thấp, bán cao”. Các bạn sinh viên lắng nghe rất chăm chú và lĩnh hội các kiến thức quý giá từ thầy Lê Minh.

Phần cuối cùng là mục hỏi đáp cùng khán giả. Các bạn sinh viên chủ động đưa ra các câu hỏi vô cùng thú vị xoay quanh chủ đề Độc lập tài chính để ba diễn giả giải đáp.
![]() |
![]() |
Bạn Bùi Minh Hiếu – sinh viên K17 ngành Kinh doanh quốc tế đã đặt ra câu hỏi: “Em đã tìm hiểu sơ qua về độc lập tài chính rồi. Và trong ý về người “đã độc lập tài chính” có đề cập rằng, giúp bạn có đủ tài chính để chiều chuộng bản thân và giúp đỡ những người xung quanh, đủ điều kiện và năng lực để thỏa mãn lối sống mơ ước của bản thân.
Vậy ví dụ sau khi em đã độc lập tài chính rồi, em có thể làm những gì mình thích, mua những căn biệt thự ngoài biển, đầu tư vào các doanh nghiệp… mà bỗng dưng lúc đó nhìn ra ngoài thị trường thấy một dòng xe đã ra mắt hoặc thấy một thương hiệu đang được công khai giá bán. Em rất thích nó và muốn được sở hữu nó, vì lợi ích của nó có thể phục vụ cho nhu cầu của em. Nhưng giá cả lại rất đắt, và hiện tại em chưa đủ điều kiện tài chính để chi trả cho sản phẩm đó. Vậy lúc đó em có còn phải là người độc lập tài chính hay không? Trong khi độc lập tài chính là mình có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu, của bản thân?”
Cả ba diễn giả đã giải đáp câu hỏi của Minh Hiếu, với những lời giải thích cực kì ấn tượng và giúp cậu bạn dễ dàng hình dung ra được mấu chốt của vấn đề. Kèm theo đó là những ví dụ thực tế để làm rõ cho câu trả lời hơn.
“Sau khi tham dự buổi workshop này, mình rất vui và cảm thấy đây là một trải nghiệm vô cùng ý nghĩa khi được gặp và lắng nghe trực tiếp những kiến thức thú vị về những diễn giả của chúng ta. Mình hi vọng rằng sau buổi workshop này không chỉ là mình mà hi vọng các bạn sinh viên khác cũng sẽ ấn tượng và học hỏi được nhiều điều về các thầy cô diễn giả. Cảm ơn mọi người rất nhiều ạ”, Minh Hiếu chia sẻ sau sự kiện.

Kết thúc The Dialouge, các diễn giả, khách mời đã cùng các bạn sinh viên Đại học FPT Hà Nội chụp những bức hình lưu niệm để đánh dấu sự thành công của Talkshow. Chia sẻ về buổi Workshop, Diễn giả Bùi Lê Minh bộc bạch: “Thầy hi vọng các bạn sinh viên sau khi tham dự talkshow Độc lập Tài chính sẽ có thể hình thành khái niệm về việc tích luỹ và đầu tư. Có thể thấy sinh viên FPTU thực sự rất năng động và có niềm đam mê mãnh liệt với tiền và đầu tư, bởi thế thầy tin rằng các bạn sẽ sớm thành công và rút ngắn được chặng đường đạt được độc lập tài chính nhờ các kiến thức, kinh nghiệm mà các diễn giả đã chia sẻ.”

Sau số The Dialogue ngày hôm nay, hy vọng các bạn sinh viên Trường F đã bỏ túi về cho mình không ít kiến thức bổ ích, phục vụ cho việc quản lý tài chính và đặc biệt là độc lập tài chính cá nhân.
Mai Trang
Câu hỏi thường gặp
01
Làm thế nào để trở thành sinh viên Đại học FPT?
Để trở thành sinh viên Đại học FPT, bạn cần đáp ứng một trong các điều kiện:
• Có điểm học bạ đạt TOP50 trở lên theo bảng xếp hạng tra cứu tại: http://schoolrank.fpt.edu.vn
• Có điểm thi THPT QG đạt TOP50 trở lên theo bảng xếp hạng tra cứu tại: http://schoolrank.fpt.edu.vn
• Hoặc thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên xét tuyển, chi tiết xem thêm tại trang Quy chế tuyển sinh.
02
Học phí của trường Đại học FPT?
Đại học FPT công bố chi tiết học phí tại trang Học phí. Sinh viên được miễn phí toàn bộ giáo trình (nhập khẩu) trong suốt 4 năm học.
03
Điều kiện thi học bổng
Thí sinh đạt Top 30 Schoolrank trở lên thì đủ điều kiện đăng ký dự thi học bổng. Kỳ thi được tổ chức tại Đại học FPT.
Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.
Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.
04
Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?
Thí sinh muốn nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể truy cập và đăng tải hồ sơ lên trang: https://dangky.daihocfpt.com/
Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến các thông tin tuyển sinh của Đại học FPT, vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.
05
Ngành học của trường
ĐH FPT Hà Nội đang đào tạo tất cả 15 chuyên ngành, chia làm Khối ngành sau: Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh và Ngôn ngữ.
- Khối ngành Công nghệ thông tin: Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Trí tuệ nhân tạo, Hệ thống thông tin và Thiết kế mỹ thuật số
- Khối ngành Quản trị kinh doanh: Kinh doanh quốc tế, Digital Marketing, Quản trị truyền thông đa phương tiện, Quản trị Khách sạn, Tài chính, Quản trị DV Du lịch và lữ hành
- Khối ngành Ngôn ngữ: Ngôn ngữ Anh - Anh, Ngôn ngữ Anh - Trung, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn.
06
Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?
Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.
07
Lộ trình học của Sinh viên
- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc
- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.
- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập
- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT
08
Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT
Bus số 74; 107; 88; 117; 119
09
Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?
Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.
Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).
10
Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội
- Website: http://hanoi.fpt.edu.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi
- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt
- Hotline: 02473005588