Nghe các "tiền bối" AI Club gợi ý chọn laptop theo ngành học cho tân binh K18

Nếu các tân binh K18 còn đang băn khoăn không biết lựa chọn loại laptop nào phù hợp với ngành học của mình thì đừng bỏ qua những gợi ý dưới đây từ những tiền bối đến từ CLB Trí tuệ nhân tạo - AI Club nhé! 

Khối ngành Công nghệ thông tin

Nếu bạn chuẩn bị theo học các ngành trong khối ngành CÔNG NGHỆ THÔNG TIN thì đây là một số gợi ý tiêu biểu để bạn có thể có được chiếc máy phù hợp với mình nhé!

Tiêu chí chọn máy

  • Thiết kế bên ngoài: một chiếc laptop có thiết kế đơn giản, dễ vệ sinh sẽ là một điểm cộng rất lớn.
  • Thiết kế bên trong: bạn cần chú ý đến 3 yếu tố quan trọng nhất là CPU, RAM và SSD của máy.
  • Màn hình: Độ phân giải, độ rộng, độ mượt,...
  • Tản nhiệt: Việc sử dụng máy quá lâu sẽ khiến máy nóng lên vì vậy bộ tản nhiệt sẽ giúp 1 phần rất lớn giúp cho tuổi thọ của máy tăng lên.
  • Thời lượng pin: Về phần này, chúng ta nên chọn những máy có dung lượng pin lớn 1 chút vì khi sử dụng trong quá trình học tập hay model sẽ làm pin yếu đi rất nhanh. Đối với những bạn học chuyên ngành này nên chọn máy có pin “khủng” để có thể thuận tiện trong quá trình luyện “code” và chạy deadline mà không sợ sập nguồn nhé!
  • Khả năng nâng cấp: Có thể dễ dàng nâng cấp ram, ổ cứng,...

Cấu hình cụ thể

  • Con chip (CPU)

Intel: con chip i5 từ gen 10 trở lên sẽ là lựa chọn tuyệt vời để giúp cho những dòng code của bạn chạy mượt mà và bền bỉ trong thời gian dài với hiệu năng mạnh mẽ. Đặc biệt hãy lựa chọn những dòng hậu tố HQ/H - những hậu tố là dấu hiệu cho một con chip với thế mạnh về mặt hiệu năng. Tất nhiên, nếu đủ điều kiện, bạn có thể cân nhắc một con chip cao hơn như i7 ≥ gen10.
AMD: Nổi lên một cách mạnh mẽ có thể cạnh tranh với intel, một con AMD R5 trở lên với hậu tố H sẽ ổn áp nếu bạn muốn.

  • GPU: ngành IT nói chung thì không quá cân quan tâm tới card đồ họa nhưng mình có kiến nghị là nên sử dụng những con như RTX 3050ti trở đi nhé.
  • RAM: 8GB hoặc 16GB tùy vào điều kiện kinh tế.
  • Ổ cứng SSD: bộ phận khá quan trọng đối với máy tính của dân CNTT. Khi sử dụng SSD sẽ đem đến cho máy hiệu năng tốt hơn, mạnh mẽ với tốc độ khởi tạo nhanh chóng. Thường thì ổ 512GB trở lên sẽ là lựa chọn tuyệt vời trong những năm đại học.
  • Màn hình: Là thứ mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày, những coder với hàng trăm dòng code cộng thêm con bug thì đúng là nỗi cực hình cho đôi mắt của bạn. Vì vậy mình có idea là bạn có thể sử dụng tấm nền IPS cho màn hình nhé (Vì IPS sẽ không dùng PWM (màn hình nháy liên tục) nên sẽ đỡ ảnh hưởng đến mắt.

Gợi ý về một số loại máy theo phân khúc

  • Dưới 20 triệu: Đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của ngành CNTT, chúng ta sẽ phải hi sinh 1 trong những tiêu chí cấu hình hoặc trải nghiệm người dùng. Có thể kể đến các dòng gaming như Lenovo IdeaPad Gaming 3 hoặc Laptop Acer Gaming Aspire 7 hoặc thiên về tính gọn nhẹ thì có HP Pavilion x360,...
  • Từ 20 - 30 triệu: Khúc giá này thì chúng ta đã có một chiếc máy tính thoải mái hơn nhiều có thể vừa đáp ứng được nhu cầu học vừa chơi game, nhưng để có thể sử dụng bền suốt 3 - 4 năm thì chúng mình gợi ý là nên chọn những máy có khả năng nâng cấp.

Tiêu biểu trong phân khúc này hiển nhiên phải kể đến mẫu laptop quốc dân tiếp nối sự thành công từ đàn anh của nó Acer Nitro 5 Tiger với thiết kế trẻ trung, hầm hố, độ hoàn thiện cao ,được trang bị bộ chip core i5 12th thế hệ mới nhất với chất lượng màn hình hiện nay đã được cải thiện hơn so với tiền thân của nó là 15.6 inch FHD(1920 x 1080) IPS 144Hz. Đồng thời trong phân khúc có thể kể đến: **Laptop Lenovo IdeaPad 5 Pro, Dell Vostro 3400, Laptop Asus TUF Gaming F15, Laptop Asus Zenbook 14 Flip OLED, Thinkpad e14 gen 2.

  • Từ 30 triệu trở lên: Đến với phân khúc này thì việc lựa chọn laptop sẽ dễ hơn bao giờ hết vì không phải cân đo đong đếm xem nên ưu tiên bộ phận nào. Lựa chọn Lenovo Legion 5 sẽ là một lựa chọn hoàn hảo, được ví như “một cô gái đẹp tiêu biểu” trong tầm giá mà không phải ai cũng có thể mua.

Khối ngành Đồ hoạ, Truyền thông

Tiêu chí chọn máy

  • Thiết kế bên ngoài: Về phần này các bạn có thể vô tư lựa chọn theo sở thích, màu vỏ máy, logo,....
  • Thiết kế bên trong: Còn về bên trong thì bạn cần lưu tâm về ba yếu tố quan trọng chính là: CPU, RAM và SSD. Với những lựa chọn sản phẩm chất lượng sẽ hỗ trợ đắc lực cho công việc thiết kế đồ họa – render.
  • Màn hình: Ngành Thiết kế đồ họa cần sự chuẩn màu rất cao nên về yếu tố này thì nên chọn màn hình ít nhất FHD, 2K. Ngoài ra cần đảm bảo không thấp hơn 95% sRGB nếu có thể hãy cố gắng sở hữu 1 màn hình full 100%.
  • Tản nhiệt: (với người thiết kế nặng, edit hiệu ứng qua Ps, AI,Ae…): Render, vận hành liên tục với mức hiệu năng cao mà không được làm mát thì có thể dẫn đến giảm tuổi thọ và hiệu năng của CPU lẫn pin đi rất nhiều. Vì vậy hãy quan tâm đến nó để giảm thiểu nhiệt độ giúp cho máy hoạt động tốt hơn, lâu hơn
  • Khả năng nâng cấp: Có thể dễ dàng nâng cấp các phần cứng giúp máy tính hoạt động trơn tru hơn, tăng hiệu suất sử dụng.

Cấu hình cụ thể

  • Con chip (CPU): Sử dụng con chip i5 10th hoặc i7 trở lên sẽ giúp việc thiết kế của bạn trở nên mượt mà. Đặc biệt là dòng H để hiệu suất cao. Nếu lên được gen12 như i5 12500H hay i7 12700H thì 2D hay 3D chỉ là việc “gió thoảng mây trôi”.
  • GPU: NVIDIA sẽ có lợi thế lớn cho việc dựng 2D, 3D animation khi được các nhà cung cấp phần mềm tối ưu hóa cho GPU của họ, nhiều công cụ hỗ trợ Render GPU chỉ hỗ trợ cho GPU của NVIDIA nên bạn hãy lựa chọn 1 em card NVIDIA GTX 1650 4GB trở lên.
  • RAM: Tuy không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ xử lý nhưng nếu thiếu dung lượng RAM mà nhà sản xuất đề ra thì chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng đến trải nghiệm làm việc nhưng nếu bộ nhớ RAM này đầy, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới việc truyền tải dữ liệu cũng như xử lý thông tin của các phần cứng khác khi dựng 2D, 3D animation. Hãy chọn loại 8GB hoặc lâu dài hơn thì 16GB.
  • Ổ cứng SSD: Nên chọn ổ SSD có dung lượng ít nhất là 512GB để lưu trữ những dữ liệu ảnh một cách tối ưu mà không sợ tốn bộ nhớ.

Gợi ý về một số loại máy theo phân khúc

  • Dưới 20 triệu: Phân khúc này thường sẽ phải chọn giữa 1 trong 2 thứ, một chiếc màn đỉnh cao sắc màu hoặc hiệu năng của máy: VivoBook A515EA OLED, MSI Modern 14 B11SBU 668VN, Asus Vivobook Pro 14 OLED…
  • Từ 20 - 30 triệu: Với mức giá này có lẽ đã hợp lý với những nhu cầu thiết yếu nhất của một dân Thiết kế đồ họa.Có thể đơn cử đến như: Asus Vivobook Pro 15 OLED với màn hình OLED 15.6 inch, 100% DCI-P3 với AMD R5 5600H cho ra một hiệu năng ổn định. Ngoài ra còn có Lenovo IdeaPad 5 Pro, Lenovo Gaming Legion 5 Màn hình rời có lẽ là lựa chọn không tồi nếu bạn muốn.
  • Từ 30 triệu trở lên: Lenovo Legion 5, chiến binh đắc lực có thể giúp bạn vượt qua 3 - 4 năm đại học vô tư khi đã hội tụ đủ mọi yếu tố cần thiết. Ngoài ra còn có MSI Creator M16 - siêu chiến binh, cùng với đa nhân xử lí streaming giúp đem lại đồ họa Ray-Tracing siêu chân thực và các tính năng AI tân tiến nhất như NVIDIA DLSS giúp bạn có thể thuận tiện cho việc học của bạn.

Khối ngành Kinh tế, Ngôn ngữ

Tiêu chí chọn máy

  • Thiết kế bên ngoài: Với những bạn thuộc những khối ngành này thì thường xuyên phải di chuyển vì vậy một chiếc laptop gọn nhẹ (1,3 ~ 2kg) , sẽ rất tiện lợi trong việc di chuyển . Độ hoàn thiện của chiếc máy cũng là một thứ nên được lưu tâm.
  • Thiết kế bên trong: Không cần quá hầm hố như những con máy gaming, chiếc laptop chỉ cần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chạy đa tác vụ mượt mà, chạy Office hay có với một dung lượng đủ lớn để bạn lưu hàng nghìn cái file thoải mái.
  • Bàn phím: Có thể thuận tiện cho việc thao tác nhanh, gõ văn bản, tác vụ văn phòng,...
  • Cổng kết nối: Làm việc với nhiều các thiết bị ngoài mà không cần đến các loại chuyển đổi cổng khá cồng kềnh
  • Thời lượng pin: Pin khỏe giúp tăng thời gian sử dụng, giúp nhiều trường hợp phải mang theo dây sạc cồng kềnh.

Cấu hình cụ thể

  • Con chip (CPU): Với thương hiệu Intel, lựa chọn con chip i3 10th,11th (điển hình có thể là i3-1115G4). Hay bạn có thể chọn những loại chip i5 6th trở lên với hai hậu tố HQ/H (tăng hiệu suất cho máy) hoặc i5 8th với hậu tố U (pin trâu cho những giờ làm học hoặc làm việc kéo dài). Nếu có thể thì bạn nên đầu tư con chip i5 gen10 trở lên thì rất là tuyệt vời đó. Hoặc AMD: R4 hoặc R5 .Bạn hãy nên cân nhắc lựa chọn để giúp cho máy tính có tốc độ xử lý thao tác dữ liệu tính toán, tin học văn phòng thuật lợi.
  • RAM: 8GB sẽ đáp ứng được sự sử dụng lâu dài mà vẫn đảm bảo các tác vụ không ngốn bộ nhớ (dễ xảy ra tình trạng “lag”) khi chạy chúng song song. RAM phục vụ cho vấn đề đa tác vụ, giúp cho việc vận hành nhiều tạp ứng dụng cùng một lúc trên máy trơn tru và mượt mà hơn.
  • Ổ cứng SSD: 256GB nếu bạn muốn một tốc độ vào Office nhanh, nó sẽ giúp bạn lưu trữ được nhiều tài liệu hơn trong việc học, công việc.
  • Màn hình: FHD (Full HD), kích thước rơi vào khoảng 13~14inch đổ lên. Nếu bạn là một người có “tài chính” thì 2K là sự lựa chọn tuyệt vời! Bạn ngồi lâu trên máy tính, bạn sợ gặp các vấn đề về mắt thì một chiếc máy tính tốt giúp bạn có thể làm việc lâu với máy tính mà giảm các tác hại với mắt.
  • Bàn phím: Nếu để chọn ra từ những ông lớn như Dell, Asus… thì ThinkPad nhà Lenovo là chọn rất êm ái cho đôi tay giúp bạn có một trải nghiệm tốt hơn trong lúc làm việc.

Gợi ý về một số loại máy theo phân khúc

  • Từ 10 - 15 triệu: MSI Modern 15 A11MU 1024VN, Asus Vivobook 14X A1403ZA-LY072W, Lenovo IdeaPad 3 15IAU7 82RK001GVN
  • Từ 15 - 20 triệu: HP 15-dy2193dx 544Q0UA (hơi nặng xíu ~1,7kg), Dell Inspiron 14 5415, Dell Vostro 15 5515, Asus Vivobook 14X OLED 2022 (màn hình 2K cực đỉnh).
  • Trên 20 triệu: Thoải mái lựa là quá dư dùng cho việc học tập. Nhưng đầu tư cho một con máy cao cấp hơn cũng là sự lựa chọn hợp lý như: Asus Zenbook Q408UG, ThinkPad X390, Dell XPS 13 7390, Apple MacBook có chip Intel.

Chúc các bạn sinh viên sẽ sớm chọn được 1 chiếc laptop phù hợp với ngành học của mình để sẵn sàng cho chặng đường "cày cuốc" 4 năm sắp tới!

Nguồn FPTU AI Club - Artificial Intelligence Researchers

>> Thông báo kế hoạch học tập cho tân sinh viên K18 Đai học FPT Hà Nội
>> 7 lời khuyên hữu ích dành cho sinh viên trải nghiệm đi làm sớm

Câu hỏi thường gặp

01 Điều kiện thi học bổng năm 2024

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):

  • Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
  • Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
  • Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

02 Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024

Mã trường: FPT

Khối ngành Ngành Mã ngành Chuyên Ngành
III Quản trị kinh doanh 7340101 Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
V Công nghệ thông tin 7480201 Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số.
VII Công nghệ truyền thông (dự kiến) 7320106 Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng.
Ngôn ngữ Anh 7220201 Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Nhật 7220209 Song ngữ Nhật – Anh
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 Song ngữ Hàn – Anh
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) 7220204 Song ngữ Trung – Anh

Đăng ký

03 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

04 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

05 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

06 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

07 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

08 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: https://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588

Để lại bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *