Nghe các “tiền bối” hé lộ về môn học có 1-0-2 tại trường F – Nhạc cụ dân tộc

Nghe qua có vẻ lạ lùng nhưng nhạc cụ dân tộc lại là một môn học chính khóa tại ĐH FPT - ngôi trường vốn nổi danh về đào tạo công nghệ thông tin. Ấy thế mà môn học này lại có được sự đón nhận rất lớn từ các bạn sinh viên. Cùng nghe các “tiền bối” chia sẻ về môn học có 1-0-2 này nhé K17!

  1. Hoàng Quyết – Sinh viên K15 – FPTU Hà Nội

Đợt còn ở XuHo, mình nhìn thấy các cô và anh chị chơi nhạc cụ vừa hay vừa “ngầu”, cảm thấy rất ngưỡng mộ. Mình cũng muốn được đứng trên sân khấu như thế và đem âm hưởng truyền thống của dân tộc mình phát triển hơn, tiếp cận đến nhiều bạn trẻ hơn. Thế nên ngay từ năm học đầu tiên mình đã tham gia ngay vào CLB nhạc cụ truyền thống (FTIC).

Nhớ lại hồi đó vì dịch mà mất 2 tuần học online. Mặc dù có nhiều điều khó khăn nhưng cô luôn cố gắng truyền lửa và kiến thức, giới thiệu về nhạc cụ cho bọn mình 1 cách chi tiết nhất.

Một thời gian đi học trên Trường, mình được cô Hương dạy từ cơ bản cho đến khi đánh được 1 bài. Cô chia nhóm hòa tấu để giúp mọi người học đàn một cách tốt hơn, sai ở đâu sửa ở đó. Sau khi kết thúc môn học và được các anh chị CLB truyền lửa, mình lại càng mê "món" nhạc cụ dân tộc hơn. Mình đã quyết định học sâu và tậu ngay 1 “em” đàn tranh về tập.

Các em K17 sắp bước vào năm nhất đừng lo sợ khi phải học nhạc cụ dân tộc. Mình không có năng khiếu, cũng không tập luyện các nhạc cụ khác từ trước vậy mà cuối cùng vẫn ngon ơ. Bởi vì ngay từ những ngày đầu, các giảng viên sẽ dạy cho các em tất tần tật mọi kiến thức. Chỉ cần các em chăm chỉ, nỗ lực thì sẽ hoàn thành môn nhạc cụ một cách tốt nhất.

Nếu các em có mong muốn kết nối thêm nhiều bạn bè, hay người đồng hành tuyệt vời, hoặc muốn có thêm nhiều kiến thức, trải nghiệm với các bộ môn nhạc cụ dân tộc (kể cả các loại nhạc cụ khác), thì đừng bỏ qua CLB FTIC nhé!

  1. Hoàng Quyết Chiến – Sinh viên K16 – FPTU Hà Nội

Mình thấy đây là môn học khá là hay và lạ. Sinh viên được làm quen với các loại hình nhạc cụ dân tộc, học cách chơi và gìn giữ những giá trị cốt lõi mà cha ông để lại.

Các giảng viên thì siêu "cute" và tận tình luôn nhé. Thậm chí các thầy cô còn chỉ dạy thêm rất nhiều kiến thức không có trong giáo trình. Cá nhân mình sau khi học và pass đàn bầu đã đăng kí tham gia CLB nhạc cụ truyền thống (FTIC) để tiếp tục học hỏi. Mình nghĩ rằng không chỉ mình mà rất nhiều bạn, các anh chị cũng có niềm đam mê với nhạc cụ truyền thống.

Có một tip là thay vì dùng Guitar thì chúng ta có thể đánh Đàn Bầu để lấy ấn tượng với crush. Mỗi tội mình đánh thì crush nghe xong "block" luôn..

  1. Nguyễn Thị Hà Trang – Sinh viên K16 – FPTU Hà Nội

Đa phần con gái sẽ chọn các loại đàn như đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nguyệt,... Nhưng mình thì không. Vì mình bị lỡ mất mấy phút không đăng ký được lớp đàn tranh, nên mình random trên vòng quay may mắn và ra sáo. Thế là mình chọn sáo luôn. Thầy dạy mình là thầy Mão, thầy đáng yêu lắm, lại còn dễ tính. Thầy thổi sáo hay ơi là hay nên hôm nào học thầy cũng bonus cho bọn mình thêm nhiều bài hot nữa.

Vì thế mà từ những ngày đầu, mình rất chăm chú học nốt, cách giữ hơi thở. Hồi đầu cứ nghĩ sáo khó ơi là khó, chắc mình không pass nổi đâu. Nhưng sau vài tuần học thì bây giờ mình tự tin lắm, mặc dù không giỏi bằng ai nhưng mà mình có thể tự thổi được khá là nhiều bài rồi.

  1. Linh Đỗ - Sinh viên K13 – FPTU Hà Nội

Từ đợt ở trên Xuân Hoà, mình đã nghe mọi người nói phải đăng ký được đàn tranh vì học dễ qua. Nên sau bao nhiêu chen lấn mình cũng có được slot cuối cùng.

Lúc mới học cũng nản lắm vì đánh không như ý, cứ bị lỗi âm lại còn đau tay nữa. Đợt ý mình học cô Thuỷ, cô dễ thương nên chỉ cần chịu khó đi học thì sẽ dễ vào lắm. Học được 2-3 tuần thì thấy thích đi học hẳn, thích tập nhiều bài mới xong nhờ cô giúp đỡ. Đợt đầu mình thích học đến nỗi không nghỉ 1 buổi nào.

Có một lần mình được đánh cùng cô bài Thần Thoại, rồi thi qua môn được điểm cao nên cứ muốn học thêm, nhưng tiếc là vào chuyên ngành thì lại không được học nữa.

Nhạc cụ dân tộc là một trong những môn học "khác lạ" nổi tiếng ở Đại học FPT. Cũng vì thế mà biết bao kỉ niệm đặc biệt với môn học này khiến nhiều thế hệ sinh viên nhớ mãi không quên. Và những chia sẻ từ các "tiền bối" chắc hẳn đã phần nào giúp K17 gạt đi những lo lắng, băn khoăn về môn học này. Giờ thì hãy chuẩn bị tinh thần chọn cho mình một loại nhạc cụ dân tộc yêu thích để sẵn sàng trải nghiệm thôi nào!

Vân Anh

dang-ky-xet-tuyen-dai-hoc-fpt

0/5 (0 Reviews)

Câu hỏi thường gặp

01 Làm thế nào để trở thành sinh viên Đại học FPT?

Để trở thành sinh viên Đại học FPT, bạn cần đáp ứng một trong các điều kiện:
• Có điểm học bạ đạt TOP50 trở lên theo bảng xếp hạng tra cứu tại: http://schoolrank.fpt.edu.vn
• Có điểm thi THPT QG đạt TOP50 trở lên theo bảng xếp hạng tra cứu tại: http://schoolrank.fpt.edu.vn
• Hoặc thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên xét tuyển, chi tiết xem thêm tại trang Quy chế tuyển sinh.

02 Học phí của trường Đại học FPT?

Đại học FPT công bố chi tiết học phí tại trang Học phí. Sinh viên được miễn phí toàn bộ giáo trình (nhập khẩu) trong suốt 4 năm học.

03 Điều kiện thi học bổng

Thí sinh đạt Top 30 Schoolrank trở lên thì đủ điều kiện đăng ký dự thi học bổng. Kỳ thi được tổ chức tại Đại học FPT.

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

04 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Thí sinh muốn nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể truy cập và đăng tải hồ sơ lên trang: https://dangky.daihocfpt.com/

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến các thông tin tuyển sinh của Đại học FPT, vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

05 Ngành học của trường

ĐH FPT Hà Nội đang đào tạo tất cả 15 chuyên ngành, chia làm Khối ngành sau: Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh và Ngôn ngữ.

- Khối ngành Công nghệ thông tin: Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Trí tuệ nhân tạo, Hệ thống thông tin và Thiết kế mỹ thuật số

- Khối ngành Quản trị kinh doanh: Kinh doanh quốc tế, Digital Marketing, Quản trị truyền thông đa phương tiện, Quản trị Khách sạn, Tài chính, Quản trị DV Du lịch và lữ hành

- Khối ngành Ngôn ngữ: Ngôn ngữ Anh - Anh, Ngôn ngữ Anh - Trung, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn.

Đăng ký

06 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

07 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

08 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

09 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

10 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: http://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588

Để lại bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *