Nhật ký làm nghiên cứu từ xa tại Nhật trong mùa Covid-19 của Cựu sinh viên FPT
Anh Tạ Đức Tùng – Cựu sinh viên Trường Đại Học FPT, hiện đang là nghiên cứu sinh tại Nhật Bản. Vướng bận công việc nghiên cứu, đồng thời cả vợ và con hiện đều sinh sống tại Nhật, nên anh vẫn ở lại tiếp tục với công việc. Khi Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp, anh quyết định thiết lập hệ thống chạy thí nghiệm từ xa và làm việc tại nhà. Làm việc từ xa chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là đối với công việc nghiên cứu.
Dưới đây là những chia sẻ của anh Tạ Đức Tùng trong khoảng thời gian làm việc khó khăn này.
"Văn hoá Nhật nổi tiếng ở sự tinh tế và nhẹ nhàng từ lời ăn tiếng nói đến cử chỉ hành động. Ngay cả dịch bệnh khi đến Nhật cũng lừ đừ từ tốn. Mãi cho đến đầu tuần này, chính phủ mới ban bố tình trạng khẩn cấp và bắt đầu yêu cầu mọi người ở trong nhà, hạn chế ra ngoài đường khi không cần thiết. Nhà mình có con nhỏ nên cũng đã bắt đầu hạn chế đi lại từ đầu tháng 3. Mình đi làm nghiên cứu ở trường đại học nên công việc cũng có phần linh hoạt về mặt thời gian hơn. Tuy nhiên, do thỉnh thoảng vẫn cần phải làm thí nghiệm ở phòng thí nghiệm nên mình vẫn phải lên lab. Thường mình sẽ chọn lên lab muộn để tránh đi lại đông người. Sau đó một thời gian thì mình chuyển hẳn sang đi xe đạp, vừa cool, vừa tiết kiệm tiền đi lại, vừa không phải chung khoang tàu với ai. Xung quanh mình một số anh chị em cũng rục rịch chuyển qua đi làm bằng phương tiện cá nhân.
Sau khi chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp, mình quyết định ở nhà luôn chứ không lên lab nữa. Để chuẩn bị cho việc này, mình đã phải thiết lập hệ thống chạy thí nghiệm từ xa để có thể điều khiển được các thiết bị máy móc từ nhà. Từ giờ chỉ hy vọng các máy móc này sẽ không bị hỏng giữa chừng. Chứ không thì chắc mình cũng nghỉ nghiên cứu ở nhà luôn. Lab mình từ đầu tháng 4 bắt đầu tiến hành qui định một người một phòng khi làm nghiên cứu để tránh tiếp xúc lây nhiễm.
Tuy nhiên, vừa tiến hành được 1 tuần thì trường có thông báo cấm làm thí nghiệm một mình do dễ dẫn tới nguy hiểm và cháy nổ. Bắt đầu từ đây thì việc tiến hành công việc ở trường trở nên khó khăn hơn. Cùng với sự gia tăng số ca mắc nhiễm Covid-19 ở Tokyo, các qui định của trường về giãn cách xã hội cũng được xiết chặt hơn. Cho đến hôm qua, ngày 8/4, thì trường mình bắt đầu đóng cửa các phòng thí nghiệm. Trừ các lab nghiên cứu vaccine Corona thì các nghiên cứu khác đều không được hoan nghênh trong thời điểm này. Lab mình đóng cửa, mọi người về nhà hết. Tuy nhiên bọn mình không thể dừng hoàn toàn mọi việc ngay lập tức.
Tháng 4 là tháng bắt đầu năm học mới ở Nhật. Thông thường các sinh viên năm 4 sẽ vào làm nghiên cứu ở trong các lab của trường. Việc nghiên cứu này liên quan trực tiếp đến việc tốt nghiệp của sinh viên nên không thể dừng giữa chừng được. Lab mình từ làm nghiên cứu tập trung ở trường chuyển sang nghiên cứu phân tán ở nhà và họp hành công việc online. Cá nhân mình nghĩ đây cũng là một cơ hội tốt để chuyển đổi thói quen làm việc truyền thống ở Nhật. Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu và kinh doanh đang diễn ra với tốc độ hết sức chóng mặt. Đây rất có thể là một cuộc thay máu nề nếp làm việc trong các tổ chức tại Nhật.
Một trong những điểm bất lợi đối với người làm nghiên cứu trong mùa Covid-19 này là việc các hội thảo khoa học đều bị huỷ. Bản thân mình cũng bị huỷ mất 2 hội thảo lớn trong ngành. KPI quan trọng nhất đối với nghiên cứu trong trường đại học đó là xuất bản báo cáo khoa học (paper). Việc thuyết trình các paper này trong hội thảo khoa học là một dịp quan trọng để mọi người cùng ngành gặp gỡ, chia sẽ nghiên cứu, và tìm kiếm cơ hội hợp tác (và đi chơi). Tuy vậy, việc huỷ hội thảo tạo điều kiện cho các hình thức liên kết khác phát triển tốt hơn.
Một trong những hình thức liên kết mới đó là việc tổ chức hội thảo online thực tế ảo. Ngay tại trường mình, do lễ tốt nghiệp vào tháng 3 bị huỷ, các bạn sinh viên đã tự tổ chức lễ tốt nghiệp online dựa vào một số nền tảng không gian online thực tế ảo và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ chính các thầy cô trong trường.
Covid-19 có lẽ sẽ còn ở lại thêm một thời gian nữa. Mình hy vọng mọi người sẽ có được sức khoẻ thật tốt, và một tinh thần thật minh mẫn để tỉnh táo ứng phó và tìm ra cơ hội mới nhân dịp “ăn Tết dài bất thường này”.
Tạ Đức Tùng
Nghiên cứu viên tại ĐH Tokyo
Câu hỏi thường gặp
01
Điều kiện thi học bổng năm 2024
Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):
- Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
- Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
- Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)
Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.
Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.
02
Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024
Mã trường: FPT
Khối ngành | Ngành | Mã ngành | Chuyên Ngành |
III | Quản trị kinh doanh | 7340101 | Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng. |
V | Công nghệ thông tin | 7480201 | Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số. |
VII | Công nghệ truyền thông (dự kiến) | 7320106 | Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng. |
Ngôn ngữ Anh | 7220201 | Ngôn ngữ Anh | |
Ngôn ngữ Nhật | 7220209 | Song ngữ Nhật – Anh | |
Ngôn ngữ Hàn Quốc | 7220210 | Song ngữ Hàn – Anh | |
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) | 7220204 | Song ngữ Trung – Anh |
03
Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?
Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.
04
Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?
Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.
05
Lộ trình học của Sinh viên
- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc
- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.
- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập
- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT
06
Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT
Bus số 74; 107; 88; 117; 119
07
Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?
Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.
Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).
08
Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội
- Website: https://hanoi.fpt.edu.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi
- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt
- Hotline: 02473005588