Nhóm đồ án nghiên cứu nỗi lo của sinh viên ĐH FPT khi học kỹ năng viết tiếng Anh học thuật
Trong buổi bảo vệ đồ án kỳ Fall 2023 vừa qua, nhóm sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Anh đã trình bày nghiên cứu về "Nỗi lo ngại của sinh viên ĐH FPT khi học kỹ năng viết tiếng Anh học thuật". Đồ án do giảng viên Vũ Thị Bích Hiệp hướng dẫn với mong muốn tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này.
Trải qua quá trình làm đồ án trong 15 tuần, 4 thành viên nhóm gồm: Vũ Khánh Linh (sinh viên K15) và Trần Thị Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Nguyễn Trần Thanh An (các sinh viên K14) hướng tới mục tiêu tìm hiểu liệu sinh viên có sự lo ngại đối với kỹ năng viết tiếng Anh học thuật hay không. Thứ hai là tìm ra nguyên nhân và các khía cạnh mà sinh viên cảm thấy khó khăn khi học. Từ đó đưa ra được giải pháp phù hợp để các bạn có thể cảm thấy tự tin với môn học và áp dụng chúng để nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh học thuật.
Ngoại ngữ đã không còn là môn học xa lạ với tất cả học sinh, sinh viên (HSSV) trong đó phổ biến nhất là tiếng Anh. Tuy vậy, không thể phủ nhận kỹ năng viết tiếng Anh học thuật chưa phải là thế mạnh của phần lớn người học ngoại ngữ hiện nay.
Bảo Ngọc, thành viên nhóm chia sẻ về thời gian đầu khi lựa chọn đề tài: “Rất ít các bài nghiên cứu về tâm lý lo ngại của sinh viên FPT nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung về khía cạnh cụ thể này khi học tiếng Anh. Ngoài ra, từ trải nghiệm của chính các thành viên trong nhóm sau khi hoàn thành môn học cũng cảm thấy đây không phải là một kỹ năng dễ dàng. Vậy nên nhóm đi sâu vào nghiên cứu để tìm ra được nguyên nhân, giải pháp vừa áp dụng cho chính bản thân cũng như các bạn sinh viên khác”.
Đồ án đã nhận thấy các mặt lợi và hại của tâm lý lo sợ ngoại ngữ. Về mặt lợi, có thể kể đến như cảm thấy trách nhiệm hơn, điều chỉnh các quá trình học tập, thúc đẩy động lực, tăng động cơ học tập của người học. Trong khi đó điểm tiêu cực được thể hiện ở các biểu hiện khi giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ Anh, kết quả học tập… Lo lắng về ngoại ngữ và thành công trong việc tiếp thu ngôn ngữ hoặc trình độ thông thạo ngôn ngữ đã hình thành một mối liên hệ tiêu cực.
Để thực hiện nghiên cứu, nhóm đã tiến hành khảo sát (gồm 26 câu hỏi trên nền tảng Google Forms) và phỏng vấn trực tiếp các sinh viên tại Đại học FPT Hà Nội từ các chuyên ngành khác nhau như ngôn ngữ, công nghệ thông tin, kinh doanh quốc tế… Qua số liệu thực tế cho thấy, từ vựng là yếu tố hàng đầu mà sinh viên gặp khó khăn khi viết tiếng Anh học thuật. Ngoài ra có một số yếu tố khác như: hình thức, tính mạch lạc, sự chính xác, sự liên kết, ngữ pháp, quy tắc trích dẫn…. đều được thống kê cụ thể.
Để khắc phục thực trạng này cần bắt đầu từ bên trong (bản thân người học) và các yếu tố bên ngoài.
Yếu tố bên trong:
- Định hướng mục tiêu là chiến lược phổ biến nhất được hầu hết những người tham gia nghiên cứu này sử dụng để giảm bớt sự e ngại khi viết.
- Việc chuẩn bị, đặc biệt là đọc để mở rộng vốn từ vựng, kiến thức & cách diễn đạt, rất được khuyến khích
- Giữ thái độ tích cực đối với việc học các kỹ năng này có thể giúp giảm lo lắng và xác định phương pháp học yêu thích cũng như phù hợp nhất.
Yếu tố bên ngoài:
- Môi trường học tập, giao tiếp tiếng Anh
- Giảng viên hướng dẫn
- Sử dụng các chương trình, ứng dụng hỗ trợ (như Google Docs hay Grammarly) là một giải pháp tích cực giúp học sinh tự tin hơn.
Từ đồ án lần này, nhóm đề xuất các nghiên cứu thêm nên được tiến hành thêm trong tương lai như: Khám phá tác động thực sự của bản chất lo lắng của học sinh đối với nỗi lo viết tiếng anh học thuật để tìm ra các giải pháp tiềm năng; khám phá mối quan hệ giữa mức độ lo sợ viết tiếng anh học thuật của HSSV với trình độ thông thạo tiếng Anh của họ; thực hiện nghiên cứu trong nhiều bối cảnh giáo dục và phạm vi người tham gia rộng hơn để khám phá tác động của nỗi lo viết tiếng Anh học thuật của học sinh đối với thành tích học tập và các kỹ năng ngôn ngữ khác của họ.
Khánh Linh, trưởng nhóm chia sẻ: “Ấn tượng nhất với mình trong kỳ đồ án là các thành viên trong nhóm rất đa năng khi mọi người có thể vừa đi làm và vừa thực hiện Khóa luận tốt nghiệp cũng như hoàn thiện tốt các môn học khác ở trường. Chưa kể có thành viên còn lấy luôn được cả chồng. Nhưng có một điều đặc biệt là nhóm chưa bao giờ xảy ra xung đột, mọi người luôn hợp tác để tìm ra một khoảng thời gian phù hợp nhất cho nhóm, kể cả khi đó có là 12h đêm”.
“Làm đồ án thực sự là một quãng thời gian quý báu. Chỉ có duy nhất vấn đề về thời gian họp. Do quỹ thời gian của các thành viên nhóm khác nhau nên để tổ chức buổi họp thường bắt đầu muộn và các thành viên thường xuyên phải thức khuya. Có những hôm, chúng mình đã thức tới sáng để hoàn thành deadline”, nhóm cho biết.
“Đối với mình bài học cho bản thân là tinh thần chủ động và lắng nghe. Chủ động tìm tòi, đọc và học để hoàn thành mục tiêu nhóm một cách tốt nhất. Lắng nghe ý kiến, góp ý từ phía giáo viên hướng dẫn và các thành viên để hiểu hơn về bài nghiên cứu cũng như những chia sẻ hay khó khăn mà mọi người gặp phải trong suốt quá trình làm việc”, Bảo Ngọc, thành viên nhóm chia sẻ về bài học sau kì đồ án.
Hoàn thành phần thuyết trình, nhóm đã nhận về nhiều lời khen của hội đồng khóa luận bởi đề tài hay, sự tâm huyết khi thực hiện cho đến phần thuyết trình mạch lạc, tự tin. Ngoài ra có một số thiếu sót nhỏ, nhóm được hội đồng góp ý để đồ án hoàn thiện hơn.
Đằng sau thành công của cả nhóm, không thể không kể đến sự tận tình chỉ bảo của giảng viên hướng dẫn - cô Vũ Thị Bích Hiệp: “Bọn mình cảm thấy cực kỳ may mắn khi được cô hướng dẫn. Cô nhiệt tình, tâm huyết và luôn hướng nhóm làm việc một các chỉnh chu và hiệu quả nhất. Cô hiện tại đang ở nước ngoài với rất nhiều lịch trình nhưng trong suốt quá trình thực hiện đồ án cô luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của các thành viên và đọc từng đoạn từng trang để chỉnh cho nhóm. Bọn mình có được kết quả như ngày hôm nay phần lớn là nhờ sự hướng dẫn và ủng hộ của cô. Cảm ơn cô rất nhiều ạ!”.
Sau cùng, chúc mừng nhóm đã bảo vệ đồ án thành công và chúc 4 cô gái sẽ tiếp tục tiến xa hơn trên những chặng đường phía trước!
Vân Anh
>> Nhóm đồ án gây ấn tượng khi thiết kế ứng dụng dành riêng cho “phái đẹp”
>> “The most important thing”- đồ án animation 2D mang nhiều tầng ý nghĩa của sinh viên ĐH FPT
Câu hỏi thường gặp
01
Điều kiện thi học bổng năm 2024
Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):
- Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
- Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
- Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)
Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.
Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.
02
Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024
Mã trường: FPT
Khối ngành | Ngành | Mã ngành | Chuyên Ngành |
III | Quản trị kinh doanh | 7340101 | Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng. |
V | Công nghệ thông tin | 7480201 | Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số. |
VII | Công nghệ truyền thông (dự kiến) | 7320106 | Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng. |
Ngôn ngữ Anh | 7220201 | Ngôn ngữ Anh | |
Ngôn ngữ Nhật | 7220209 | Song ngữ Nhật – Anh | |
Ngôn ngữ Hàn Quốc | 7220210 | Song ngữ Hàn – Anh | |
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) | 7220204 | Song ngữ Trung – Anh |
03
Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?
Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.
04
Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?
Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.
05
Lộ trình học của Sinh viên
- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc
- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.
- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập
- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT
06
Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT
Bus số 74; 107; 88; 117; 119
07
Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?
Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.
Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).
08
Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội
- Website: https://hanoi.fpt.edu.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi
- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt
- Hotline: 02473005588