Những tham luận bàn về "Ứng dụng dạy và học" đáng chú ý tại FPT Educamp 2022
Diễn ra tại FPT Edu campus Bắc Ninh, hội thảo FPT Educamp 2022 đã thu hút 63 diễn giả đến từ FPT Edu 3 miền. Trong đó có nhiều diễn giả mang tới sự kiện những tham luận bàn về "Ứng dụng dạy và học" hiệu quả trong giáo dục như: Triển khai cá thể hóa trong giảng dạy, Ứng dụng thiết kế, mô phỏng 3D trong giáo dục, Trợ lý ảo trong giảng dạy…
Triển khai cá thể hóa trong giảng dạy Thiết kế Đồ họa nhằm phát triển Phong cách thiết kế từ Cái tôi cá nhân của mỗi Người học
Tham luận "Triển khai cá thể hóa trong giảng dạy Thiết kế Đồ họa nhằm phát triển Phong cách thiết kế từ Cái tôi cá nhân của mỗi Người học" là của Giảng viên Nguyễn Đức Sơn – Greenwich Việt Nam (TP. HCM). Mang đề tài này đến với FPT Educamp 2022, diễn giả Nguyễn Đức Sơn chủ yếu bàn về việc kết hợp hài hòa giữa việc xác định người dạy hay người học làm trung tâm trong từng giai đoạn khác nhau của quá trình đào tạo, để tối ưu hóa chất lượng dạy và học.
Theo diễn giả Nguyễn Đức Sơn: "Để thực hiện “Cá thể hóa”, người dạy phải nghiên cứu hồ sơ, đánh giá để định hướng cho các nhu cầu chung của cả lớp, của các nhóm nhỏ hoặc từng cá nhân người học.
Thực tế cho thấy, mỗi cá nhân người học đều có những năng lực khác nhau, không đồng đều để tiếp cận nội dung và đạt được chuẩn đầu ra của môn học. Nếu giảng viên thực hiện cá thể hóa trong dạy học sẽ giúp cho mỗi người học phát triển năng lực cá nhân của mình một cách tốt nhất.
Qua đó, góp phần thúc đẩy giáo dục phát triển bền vững, “không để ai lại phía sau” chỉ vì không theo kịp với chương trình đào tạo".
Đặc biệt hơn, tham luận của diễn giả Nguyễn Đức Sơn còn thể hiện nghiên cứu thực tế từ trường hợp đào tạo Thiết kế Đồ họa ở Greenwich Vietnam (campus TP. HCM). Từ kết quả đó, diễn giả cũng đề xuất giải pháp triển khai giảng dạy Thiết kế Đồ họa một cách hiệu quả, phát triển được năng lực thiết kế của sinh viên. Định hình phong cách thiết kế mỹ thuật trên cơ sở bản sắc của mỗi người học, giảm tỷ lệ bỏ học do không theo kịp chương trình đào tạo.
Ứng dụng thiết kế, mô phỏng 3D trong giảng dạy
Cô Trần Thị Bích Hằng hiện đang là Tổ trưởng chuyên môn bộ môn Công nghệ 4.0 tại Trường Tiểu học, THCS FPT Cầu Giấy. Năm 2021, khi thầy và trò FSC Cầu Giấy phải triển khai học tập online, cô là một trong những người đi đầu trong việc phổ biến việc ứng dụng các website, phần mềm vào giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học online.
Từ việc áp dụng công nghệ vào giảng dạy thực tế, thấy được hiệu quả của các ứng dụng này trong công tác dạy và học, ngay cả trong thời điểm học sinh học tập tại trường, cô Hằng đã đem kinh nghiệm của mình tới FPT Educamp thông qua đề tài "Ứng dụng thiết kế, mô phỏng 3D trong giảng dạy".
Theo cô Hằng, việc ứng dụng các thiết kế, mô phỏng 3D trong giảng dạy sẽ giúp thu hút học sinh, giúp các em ghi nhớ lâu hơn, khiến các em thích thú với bài học. Bên cạnh đó, học sinh cũng có thể trải nghiệm tự tạo ra các thí nghiệm, thử thách, câu chuyện dựa trên nền tảng kiến thức đã được học ngay trên các nền tảng xây dựng không gian 3D.
Một số các ứng dụng mà cô Hằng giới thiệu trong bài tham luận của mình có thể kể đến:
Mozaik- cung cấp hình ảnh 3D tất cả các môn học, thầy cô có thể sử dụng trong bài giảng hoặc cho HS trực tiếp trải nghiệm để hiểu, hình dung về các khái niệm, thí nghiệm, cấu tạo, hiện tượng, công trình lịch sử trong nhiều môn học: Toán, lý, Hóa, Sinh, Sử…dưới dạng không gian 3 chiều.
Co-Space: thiết kế 3D trong các bộ môn, có thể áp dụng xây dựng bảo tàng trong môn Lịch sử, thiết kế các thí nghiệm hóa học, mô phỏng hoạt động vật lý, lập trình với nhân vật thật…
VEX.vr: website hỗ trợ lập trình và mô phỏng chuyển động của robot ảo. Từ đó, HS có thể kiểm nghiệm tính chính xác của chương trình lập trình và phân tích xem mỗi câu lệnh đó sẽ tương ứng với hoạt động của robot như thế nào.
Phoenix: mô phỏng lái máy bay 3D: Trước khi máy bay được lái trực tiếp, sẽ có phần lái mô phỏng để kiểm tra tính lập trình, điều khiển chính xác của tay điều khiển.
Homestyler: thiết kế nhà 3D chuyên nghiệp, đẹp mắt, giúp HS có thể ngay lập tức nắm được các kiến thức về phòng ốc trong căn nhà.
Trợ lý ảo trong giảng dạy
"Trợ lý ảo trong giảng dạy" là tham luận của thầy Nguyễn Phước Cường – Trưởng ban đào tạo FPT Polytechnic Tây Nguyên. Trong tham luận của mình, thầy Cường đề xuất việc áp dụng công nghệ thực tế vào để đem tới cho sinh viên những trải nghiệm gần với thực tế nhất trong trường hợp không có điều kiện để sinh viên trải nghiệm môn học thực tế.
Theo diễn giả Nguyễn Phước Cường, "với phương châm “Trường học trải nghiệm”, FPT Edu đã và đang làm rất nhiều điều để biến trường học là một nơi học gắn liền với thực tế, trường là doanh nghiệp… Do đó, trường phải có xưởng thực hành, tuy nhiên tùy theo ngành nghề có thể làm được xưởng, có những nghề không làm được, hoặc làm được với chi phí rất cao hoặc khó triển khai. Ví dụ như, để biết các bộ phận trong con người, muốn tìm hiểu về thành phần cấu tạo của một laptop, muốn tìm hiểu về quá trình chăm sóc và phát triển của rau thì phải đến nông trại nhiều lần, hoặc muốn tìm hiểu về lịch sử, địa lý chỉ thông qua sách “chữ” thì rất khó tiếp thu hoặc chỉ học vẹt…"
Giải pháp hiện nay là công nghệ thực tế ảo. Điểm thuận lợi của việc này là sinh viên có thể tự khám phá và học tập thông qua điện thoại thông minh, có thể học bất cứ khi nào và ở đâu. Từ đó, nâng cao chất lượng đào tạo và người học có thể tự học tập suốt đời thông qua các tài liệu số hiện có và đang phát triển.
Tại hội thảo FPT Educamp 2022, thầy Cường đã hướng dẫn người tham dự tải ứng dụng và thực hiện việc ứng dụng thực tế ảo vào chính những học liệu sẵn có tại phiên trình bày.
Thao tác đơn giản, ứng dụng dễ sử dụng và thú vị đã khiến người tham dự phiên thảo luận trở nên sôi nổi, hào hứng.
Câu hỏi thường gặp
01
Điều kiện thi học bổng năm 2024
Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):
- Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
- Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
- Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)
Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.
Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.
02
Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024
Mã trường: FPT
Khối ngành | Ngành | Mã ngành | Chuyên Ngành |
III | Quản trị kinh doanh | 7340101 | Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng. |
V | Công nghệ thông tin | 7480201 | Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số. |
VII | Công nghệ truyền thông (dự kiến) | 7320106 | Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng. |
Ngôn ngữ Anh | 7220201 | Ngôn ngữ Anh | |
Ngôn ngữ Nhật | 7220209 | Song ngữ Nhật – Anh | |
Ngôn ngữ Hàn Quốc | 7220210 | Song ngữ Hàn – Anh | |
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) | 7220204 | Song ngữ Trung – Anh |
03
Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?
Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.
04
Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?
Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.
05
Lộ trình học của Sinh viên
- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc
- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.
- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập
- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT
06
Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT
Bus số 74; 107; 88; 117; 119
07
Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?
Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.
Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).
08
Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội
- Website: https://hanoi.fpt.edu.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi
- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt
- Hotline: 02473005588