'Siêu trí tuệ Việt Nam': Tuấn Phi, Việt Hoàng tiết lộ về năng lực đặc biệt

Trò chuyện với Tuấn Phi, Việt Hoàng khi chương trình Siêu trí tuệ Việt Nam kết thúc, khá bất ngờ khi biết một người từng rớt các nguyện vọng đại học và một người từng có 10 năm nuôi ước mơ để thi Đường lên đỉnh Olympia.  
Song điều mà cả Việt Hoàng và Tuấn Phi đồng quan điểm là không có gì muộn nếu bản thân thực sự muốn thay đổi.
Lan tỏa cảm hứng phấn đấu trong giới trẻ
Là một trong những “siêu trí tuệ Việt Nam”, tết vừa qua có phải là cái tết đặc biệt của hai bạn?
Tuấn Phi: Đây là cái tết đặc biệt nhất khi em đã hoàn thành mục tiêu “được đại diện Việt Nam tham dự thi đấu siêu trí tuệ ở quốc tế” của hơn 2 năm trước. Sau chương trình, em còn may mắn được anh Dương Anh Vũ - Trưởng ban cố vấn khoa học Siêu trí tuệ Việt Nam, giảng dạy những kinh nghiệm sống và phương pháp học tập, xây dựng lộ trình du học.
Sự lan tỏa của Siêu trí tuệ thế giới cũng như mùa 1 của Siêu trí tuệ Việt Nam đã mang đến nhiều cảm hứng, động lực để phấn đấu trong giới trẻ, trong đó có em - từng là một học sinh rớt các nguyện vọng đại học với một trí nhớ bình thường, đã cố gắng rèn luyện để sở hữu khả năng ghi nhớ vượt trội. Em tin rằng chỉ cần cố gắng thay đổi thì sẽ không bao giờ là muộn.
Việt Hoàng: Tết nay cũng khá đặc biệt với em, khi chặng đường của em tại Siêu trí tuệ Việt Nam vừa mới kết thúc và dư âm của nó vẫn còn rất sâu đậm. Sức lan tỏa của chương trình rất rộng, điều đó làm em cũng như gia đình được chú ý nhiều hơn (cười).
“Mắt thần” Tuấn Phi, “Bách khoa sống” Việt Hoàng - hai bạn nghĩ sao về nickname (biệt danh) người hâm mộ dành cho mình?
Tuấn Phi: Em cảm ơn mọi người vì đã dành biệt danh đó cho em, nhưng thực sự đôi mắt của em chưa được như “mắt thần” mà mọi người kỳ vọng. Thực ra đôi mắt của em cũng bình thường giống mọi người, ngoài ra em còn bị cận thị nữa (cười).
Việt Hoàng: Em thấy đây là một nickname rất thú vị. Tuy nhiên, em vẫn thấy bản thân chưa thực sự xứng đáng với từ “bách khoa”, vì vẫn còn phải học hỏi nhiều lắm. Mọi người cứ gọi em là cậu Kit được rồi (cười).
Hai bạn nghĩ gì về đối thủ của mình ở Siêu trí tuệ Việt Nam vòng giao hữu quốc tế?
Tuấn Phi: Em từng biết đến anh Takeru Aoki qua một phần thi Siêu trí tuệ phiên bản Trung Quốc năm 2016. Lúc ấy em rất kinh ngạc với khả năng siêu phàm của anh Aoki. Được đứng cùng anh ấy - cao thủ trí nhớ số 1 Nhật Bản, vừa là huấn luyện viên đội tuyển siêu trí nhớ Nhật Bản cùng với 9 năm rèn luyện trí nhớ và tham gia hơn 20 cuộc thi siêu trí nhớ trên quốc tế - là điều mà em không thể ngờ tới, vừa may mắn và vinh dự.
Việt Hoàng: Em may mắn được gặp và giao lưu với một “tượng đài” của làng trí nhớ thế giới là Simon Reinhard (Đức), đồng thời cũng được tiếp xúc với 5 người còn lại trong biệt đội Siêu trí tuệ quốc tế. Em học được rất nhiều điều từ họ, đặc biệt là khả năng tập trung, sự chính trực cũng như tôn trọng luật chơi và đối thủ. Tuy nhiên, ở phần giao hữu quốc tế vừa qua mọi người đều thấy rằng các “siêu trí tuệ Việt Nam” không thua kém gì bạn bè quốc tế, và em nghĩ điểm mạnh của chúng ta chính là tâm lý vững vàng cùng tinh thần chiến đấu mãnh liệt.
Người hâm mộ/người có năng lực đặc biệt có kết bạn, liên lạc để xin được các bạn tư vấn, chia sẻ…bí kíp rèn luyện siêu trí tuệ?
Tuấn Phi: Lượt theo dõi trên trang Facebook của em tăng nhiều. Có rất nhiều người hâm mộ gửi lời quan tâm đến em, liên lạc để nhờ tư vấn… Em cũng có một fanpage, trên đó em chia sẻ một số phương pháp ghi nhớ cùng với những bài viết truyền động lực cho mọi người.

"Em tin rằng chỉ cần cố gắng thay đổi thì sẽ không bao giờ là muộn"

                                                                                                    Tuấn Phi

Tuấn Phi (Lương Tuấn Phi) sinh năm 1998, quê Đắk Lắk; là sinh viên Đại học FPT. Tuấn Phi từng đoạt giải phong cách trong cuộc thi FPT’s Got Talent 2017 và giành huy chương vàng cuộc thi Siêu trí nhớ 2019 của Viện Kỷ lục Việt Nam đầu năm 2019. Ba mẹ chính là người truyền cảm hứng cuộc sống cho Tuấn Phi, vì “ba mẹ từ hai bàn tay trắng đã cố gắng vun vén để nuôi 2 chị em em. Đó cũng là lý do em nhất định thay đổi bản thân sau khi bị rớt đại học”.

 

Việt Hoàng: Bạn bè thì không tăng nhiều vì em chỉ kết bạn với những người quen biết, nhưng lượng người theo dõi tăng gấp hơn 10 lần. Tuy nhiên, em cần dành thời gian cho việc học và những mục tiêu khác nên ít khi kiểm tra tin nhắn từ người lạ.

Trí tuệ là điều kiện cần, kỹ năng sống là điều kiện đủ

Dương Anh Vũ nhìn nhận: “Phần lớn các thần đồng bị trầm cảm vì những tác động tiêu cực từ môi trường sống và giáo dục không phù hợp, rào cản được tạo ra từ sự mất cân đối giữa tài năng và tâm sinh lý”. Hai bạn thấy thế nào?
Tuấn Phi: Từ sau vòng thi quốc tế vừa qua, em cũng theo dõi nhiều bình luận cũng như những bài phân tích về em, có lẽ vì mọi người đặt quá nhiều kỳ vọng nên đã thất vọng về phần thi của em. Điều đó khiến em cảm thấy có phần buồn và rất áp lực. Dù vậy em nghĩ mình đã cố gắng hết sức để vượt thử thách và bình tĩnh trước một đối thủ dày dạn kinh nghiệm cũng như tài năng vượt trội hơn, đó cũng là điều rất may mắn rồi (cười).
Việt Hoàng: Cá nhân em khi còn bé cũng bị gắn mác “thần đồng”, tuy nhiên, em rất may mắn khi bố mẹ đã không để em bị cuốn vào guồng quay của hai chữ “thần đồng” đó. Em nghĩ rằng trí tuệ là điều kiện cần để một con người có thể thành công, tuy nhiên kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp với xã hội mới là điều kiện đủ.
Khi giao lưu cùng sinh viên, các thí sinh Siêu trí tuệ Việt Nam đều cho rằng năng lực trời phú chỉ là 1%, còn lại phải do rèn luyện. Hai bạn đã rèn luyện trí tuệ của mình thế nào?
Tuấn Phi: Về khả năng ghi nhớ, một người bình thường có thể nỗ lực rèn luyện được. Bí kíp luyện siêu trí nhớ có rất nhiều và cần một thời gian dài để luyện tập, bởi vì rất khó truyền tải trên những dòng chia sẻ… Còn về năng lực tưởng tượng chân thực - một khả năng bẩm sinh, đối với em nó là một thứ gì đó chính bản thân mình vẫn chưa hiểu được, nên em xin phép chưa dám chia sẻ về năng lực này.
Việt Hoàng: Em không đi theo hướng rèn luyện để phát triển năng lực đặc biệt của bản thân, mà thường tích hợp với những đam mê, sở thích của mình. Ví dụ ngày còn bé em rất thích tìm hiểu về quốc kỳ cũng như thủ đô của các quốc gia, lớn hơn một chút thì về bóng đá, rồi về lịch sử - tất cả đều dựa trên những lĩnh vực mà mình thích. Em cũng nuôi ước mơ tham gia Đường lên đỉnh Olympia từ năm lớp 1, chính vì vậy, chặng đường 10 năm tích lũy kiến thức để đến với Olympia cũng đóng vai trò rất lớn trong thành công của em ở phần thi Bách khoa siêu ô chữ tại Siêu trí tuệ Việt Nam.
"Các “siêu trí tuệ Việt Nam” không thua kém gì bạn bè quốc tế, và em nghĩ điểm mạnh của chúng ta chính là tâm lý vững vàng cùng tinh thần chiến đấu mãnh liệt"

Việt Hoàng

Việt Hoàng (Hà Việt Hoàng) sinh năm 2000 tại Sóc Sơn, Hà Nội; là sinh viên ngành điện tử - viễn thông Đại học Bách khoa Hà Nội. Một số thành tích đáng nhớ của Hoàng: huy chương đồng kỳ thi Olympic tiếng Anh qua mạng (2011), giải ba chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17 (2016 - 2017), giải nhất toàn quốc cuộc thi tìm hiểu lịch sử - văn hóa dân tộc Tự hào VN mùa 2 (2017).
Hai bạn đã vận dụng những phương pháp trí tuệ này trong ngành học của mình và trong cuộc sống ra sao?
Tuấn Phi: Em đã vận dụng khả năng ghi nhớ của mình vào con đường học thuật - dành thời gian để đọc nhiều sách vở, khai thác những thông tin, kiến thức cần thiết cho công việc lẫn cuộc sống. Còn với khả năng chân thực ảnh, em dành thời gian để tìm cách áp dụng nó một cách hữu ích, ví dụ như giám định tranh ảnh nghệ thuật, tìm kiếm tang chứng, vật chứng trong ngành pháp y…
Việt Hoàng: Em khá thích tư duy cũng như liên kết thông tin, vì thế em cũng định hướng cho bản thân từ trước là sẽ học một khối ngành kỹ thuật. Em cũng rất thích lắp ráp và lập trình, vì vậy em chọn khối ngành công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông, toán tin khi thi đại học, và may mắn là giờ em đã trở thành sinh viên ngành điện tử - viễn thông của Đại học Bách khoa Hà Nội. Còn trong cuộc sống, nếu gặp điều gì thú vị, em sẽ lấy điện thoại và lên Google ngay.
Bên cạnh học tập, hai bạn có kế hoạch nào “phát sinh” sau cuộc thi?
Tuấn Phi: Em có kế hoạch để đi du học. Ngoài ra, em cũng cố gắng học tập và dự định sẽ xác lập một kỷ lục trí nhớ thế giới vào thời gian tới.
Việt Hoàng: Có lẽ kế hoạch lớn nhất của em vẫn là hoàn thành thật tốt chương trình đại học. Em cũng sẽ dành thời gian để học ngoại ngữ, tham gia các hoạt động Đoàn - Hội của trường, đồng thời nếu có duyên với một cuộc thi nào khác thì sẵn sàng thử sức.
Ca sĩ Tóc Tiên:

"Các bạn xứng đáng là thần tượng của giới trẻ."

Đồng hành cùng Siêu trí tuệ Việt Nam trong vai trò giám khảo, cái được nhiều nhất của tôi chính là tinh thần tự hào dân tộc; thêm nữa là tôi được học hỏi rất nhiều từ các bạn - nhất là các bạn nhỏ - ở sự kiên cường, như trong một câu của bài hát chủ đề: “Tôi đây thật phi thường, tôi bây giờ đây kiên cường”. Kiên cường là từ đúng nhất dành cho các bạn trong biệt đội Siêu trí tuệ Việt Nam.
Kỷ lục gia trí nhớ thế giới Dương Anh Vũ:

"Cả hai đều có năng lực ấn tượng, vượt trội"

Để dễ phân loại, xây dựng phần thi phù hợp cho người chơi trong Siêu trí tuệ Việt Nam, tôi thường sử dụng mô hình Brain Power System (BPs) làm khung đánh giá năng lực trí não. Cụ thể, BPs chia năng lực bộ não con người làm 5 nhóm chính: nhóm 1 - đột biến não bẩm sinh, nhóm 2 - đột biến não do tai nạn, nhóm 3 - thần đồng, nhóm 4 - tài năng bền vững, nhóm 5 - người bình thường. Trong 5 nhóm trên thì thí sinh Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 1 có mặt ở 3 nhóm: đột biến não bẩm sinh, thần đồng và tài năng bền vững. Trong đó, Tuấn Phi là thí sinh ấn tượng nhất trong nhóm 1. Năng lực nhận diện giấy trắng của Tuấn Phi là độc nhất vô nhị.
Trong số các thí sinh thuộc nhóm 4, Việt Hoàng được đánh giá là tài năng nhất vì sở hữu nhiều năng lực vượt trội, trong đó điển hình là 3 năng lực: trí nhớ không gian; trí nhớ ngắn và nhanh; tính đa nhiệm (human multitasking). Những năng lực này thể hiện rất rõ qua phần thi Bách khoa siêu ô chữ. Người có tính đa nhiệm tốt như Việt Hoàng luôn được đánh giá cao và dễ thăng tiến trong các môi trường nghiên cứu, học tập cũng như công việc đòi hỏi hàm lượng nội dung lớn.

Theo Báo Thanh Niên

Câu hỏi thường gặp

01 Điều kiện thi học bổng năm 2024

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):

  • Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
  • Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
  • Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

02 Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024

Mã trường: FPT

Khối ngành Ngành Mã ngành Chuyên Ngành
III Quản trị kinh doanh 7340101 Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
V Công nghệ thông tin 7480201 Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số.
VII Công nghệ truyền thông (dự kiến) 7320106 Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng.
Ngôn ngữ Anh 7220201 Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Nhật 7220209 Song ngữ Nhật – Anh
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 Song ngữ Hàn – Anh
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) 7220204 Song ngữ Trung – Anh

Đăng ký

03 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

04 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

05 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

06 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

07 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

08 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: https://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588

Để lại bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *