Được biết, CTF Time là website số 1 thế giới trong lĩnh vực An toàn thông tin với uy tín về việc thẩm định và xếp hạng các cuộc thi và các đội tham gia thi An ninh mạng (https://ctftime.org/). CTFTime bao quát các cuộc thi lớn về An ninh mạng toàn cầu như: Hackover 2015, Defcamp 2015, CSAW Qualification Round 2015, PoliCTF 2015, ASIS CTF Quals 2015, WhiteHat Contest,… từ đó đưa ra bảng xếp hạng cho các đội An ninh mạng toàn cầu.
Ngay sau vòng thi online, 10 đội xuất sắc có mặt tại ĐH Duy Tân để thi đấu trận chung kết trực tiếp. Ở vòng chung kết, các đội thi đấu theo hình thức đối kháng: tấn công và phòng thủ trực tiếp trong 10 tiếng liên tục. Đề thi được xây dựng theo hình thức “Vượt qua thử thách theo chủ đề” (Jeopardy) gồm các thử thách PWN, REVERSE, CRYPTO, WEB, MISC,… tập trung chủ yếu vào kỹ năng tấn công và phòng thủ mạng máy tính.
Do từng tham gia thi đấu tại các giải như Hackaday (PwC), SecAthon (VNPT) – giải 3, ISITDTU… nên các thành viên đến từ Đại học FPT không quá lo lắng trong 10 tiếng thi. “Hơn nữa, hai đội chơi có 5 người từ Hà Nội bay vào và 2 người từ TP. Hồ Chí Minh bay ra Đà Nẵng. Đã chơi cùng nhau rất nhiều giải nên 2 đội có sự ăn ý với nhau khá lớn”, Nguyễn Anh Việt – Đội trưởng của Team GrabUber (người đứng thứ 2 từ bên trái sang) chia sẻ.
Qua nhiều giờ thi đấu căng thẳng, z3r0_n1ght đã đạt Giải Nhì. Giải nhất thuộc về đội tuyển OpenToAll của Đại học Quốc gia Hà Nội; đội tuyển Lotas đến từ Đại học Kỹ thuật Mật mã Tp.HCM được trao giải Ba; team GrabUber đứng hạng 4 trong giải đấu CTF.
Sau trận đấu, Anh Việt chia sẻ: “Cuộc thi này được đầu tư cao về chuyên môn và trình độ tổ chức. Em ấn tượng nhất ở giải đấu năm nay là địa điểm tổ chức ở Đà Nẵng nên bọn em được đi du lịch 1 ngày trước khi thi nên lúc vào thi gần như không có áp lực gì dẫn đến kết quả đặt được khá cao.”
Đây là những sân chơi lớn và thú vị để sinh viên rèn luyện trí tuệ. Đại học FPT luôn từ hào và chúc mừng các em đã đạt giải cao trong cuộc thi vừa qua.