Sinh viên Đại học FPT giao lưu cùng nhà sáng lập KOH YAM THAI
Ngày 12/11/2021, các bạn sinh viên trường ĐH FPT đã có cơ hội được giao lưu cùng chị Nguyễn Hà Linh, Nhà sáng lập Koh Yam Thai từng được ghi danh trong Forbes 30 Under 30. Buổi trò chuyện trên nền tảng online đã mang đến nhiều bài học xoay quanh chủ đề đam mê và truyền động lực cho các bạn sinh viên.
Webinar 02: Fuel Your Passion là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động của FPTU Career Fair 2021. Đến với chương trình, các bạn sinh viên tham gia Tuần lễ việc làm có cơ hội được lắng nghe câu chuyện truyền cảm hứng về đam mê trong sự nghiệp từ vị khách mời vô cùng đặc biệt: Chị Nguyễn Hà Linh – Forbes 30 Under 30, Admin group Nghiện nhà với hơn 2 triệu thành viên, Nhà sáng lập nhà hàng Koh Yam Thai.
Webinar 02 đã thu hút đông đảo sinh viên từ các cơ sở khác nhau của trường Đại học FPT: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ…
Hãy tận dụng tuổi trẻ để theo đuổi đam mê càng nhiều càng tốt
Khi vẫn còn là một học sinh chuyên Toán trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, chị Linh đã sớm yêu thích kinh doanh và “khởi nghiệp” từ chính chiếc ba lô của mình. Tự nhân bản thân có tố chất Influencer từ bé, chị chia sẻ rằng chiếc ba lô hàng VNXK ít ai có thời đó của mình thu hút rất nhiều sự quan tâm của bạn bè trong trường và ai gặp cũng hỏi địa chỉ cửa hàng bán. Nắm bắt cơ hội, cô gái “dám nghĩ dám làm” đã mua một vài chiếc ba lô cùng kiểu dáng, mẫu mã giống cái đang đeo, đem chào hàng với bạn bè. Từ bán hàng nhỏ lẻ ban đầu đến đổ buôn cho cửa hàng quần áo, phi vụ kinh doanh đầu tiên của chị thành công vượt xa mong đợi.
Lên đến Đại học, chị xây dựng mô hình kinh doanh tiên phong trong lĩnh vực giảng dạy Tiếng anh từ niềm hứng thú học ngoại ngữ. Sau một thời gian làm thêm ở Language Link, có trong tay kinh nghiệm tư vấn các khóa học cho phụ huynh, học sinh, chị mời thầy giáo của trung tâm làm cộng sự, mở lớp luyện thi IELTS chất lượng cao giá bằng một nửa thị trường.
“Các bạn trẻ có ý định đi làm thêm ở Đại học có thể tìm những việc liên quan đến đam mê, chuyên ngành đang theo hoặc công việc giúp xây dựng kĩ năng cần thiết. Khi đi làm, hãy tự tạo ra giá trị của bản thân, luôn chủ động, đừng chờ ai cầm tay chỉ việc. Đừng chần chừ thực hiện đam mê, bắt tay vào thử nghiệm với chỉ số hành động cao. Trải nghiệm nhiều sẽ giúp bạn tìm ra hình mẫu lí tưởng và theo đuổi. Một lợi thế khi còn trẻ là sở hữu nhiều thời gian để thử và bắt đầu lại nếu chọn sai.” – Chị Hà Linh chia sẻ những bài học bổ ích đúc kết từ thời trẻ liều lĩnh.
Công thức tìm kiếm và bí quyết nuôi dưỡng đam mê
Đó là một công thức đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả, được rút ra từ cuộc hành trình 10 năm làm việc, trải qua vô số những dự án lớn, nhỏ của doanh nhân trẻ tuổi ghi danh trong Forbes 30 Under 30: Liệt kê đam mê, những chủ đề mọi người hay hỏi ý kiến của bạn vì một lẽ dĩ nhiên con người chỉ trả tiền cho những gì giải quyết vấn đề của bản thân; Chọn 2 hay 3 chủ đề bạn hứng thú nhất từ danh sách; Cuối cùng, liên kết các chủ đề với nhau.

Bên cạnh đó, chị Hà Linh cũng đã áp dụng bí quyết nuôi dưỡng đam mê sau đây vào việc phát triển tình yêu cộng đồng thành những khóa học kĩ năng lí thú trong mùa dịch vừa qua:
“Đam mê đến tự nhiên. Chúng ta yêu nó một cách tự nhiên. Tự đam mê biến thành thói quen. Phải tìm những cái ta thích để bản thân không bị chán, đam mê bị nguội. Luôn luôn phải chuyển động, luôn luôn phải học tập để bắt kịp thế giới. Nếu chúng ta không va vấp, không trải nghiệm, chúng ta mất đi cơ hội học hỏi, phát triển bản thân. Thói quen tìm điểm tích cực trong tiêu cực rất quan trọng. Giúp bạn không bị nản, dễ bỏ cuộc. Cần phải phát triển chiều sâu, có sự chuẩn bị vững chắc cho mọi việc và tập trung vào thực tế, đối mặt với khó khăn, vấp ngã.
Hãy bắt tay vào nghĩ xem ta kiếm được gì từ đam mê của bản thân? Cần phải tỉnh táo nhìn nhận và đánh giá khách quan đam mê của bản thân để không chạy theo nó một cách mù quáng mà tận dụng nó. Sẽ xuất hiện những lúc bạn mệt mỏi, không hứng thú với đam mê. Đó là điều bình thường trong tâm lí con người. Khi đó, điều chúng ta nên làm là tìm đến thú vui giúp đầu óc được giải trí. Đẩy mình ở trạng thái chán cái khác, chuyển dịch cái chán sang cái khác. Thực hiện những việc lấy lại cân bằng, giải phóng năng lượng tích cực.”
Minh Huyền
Câu hỏi thường gặp
01
Làm thế nào để trở thành sinh viên Đại học FPT?
Để trở thành sinh viên Đại học FPT, bạn cần đáp ứng một trong các điều kiện:
• Có điểm học bạ đạt TOP50 trở lên theo bảng xếp hạng tra cứu tại: http://schoolrank.fpt.edu.vn
• Có điểm thi THPT QG đạt TOP50 trở lên theo bảng xếp hạng tra cứu tại: http://schoolrank.fpt.edu.vn
• Hoặc thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên xét tuyển, chi tiết xem thêm tại trang Quy chế tuyển sinh.
02
Học phí của trường Đại học FPT?
Đại học FPT công bố chi tiết học phí tại trang Học phí. Sinh viên được miễn phí toàn bộ giáo trình (nhập khẩu) trong suốt 4 năm học.
03
Điều kiện thi học bổng
Thí sinh đạt Top 30 Schoolrank trở lên thì đủ điều kiện đăng ký dự thi học bổng. Kỳ thi được tổ chức tại Đại học FPT.
Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.
Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.
04
Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?
Thí sinh muốn nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể truy cập và đăng tải hồ sơ lên trang: https://dangky.daihocfpt.com/
Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến các thông tin tuyển sinh của Đại học FPT, vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.
05
Ngành học của trường
ĐH FPT Hà Nội đang đào tạo tất cả 15 chuyên ngành, chia làm Khối ngành sau: Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh và Ngôn ngữ.
- Khối ngành Công nghệ thông tin: Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Trí tuệ nhân tạo, Hệ thống thông tin và Thiết kế mỹ thuật số
- Khối ngành Quản trị kinh doanh: Kinh doanh quốc tế, Digital Marketing, Quản trị truyền thông đa phương tiện, Quản trị Khách sạn, Tài chính, Quản trị DV Du lịch và lữ hành
- Khối ngành Ngôn ngữ: Ngôn ngữ Anh - Anh, Ngôn ngữ Anh - Trung, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn.
06
Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?
Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.
07
Lộ trình học của Sinh viên
- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc
- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.
- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập
- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT
08
Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT
Bus số 74; 107; 88; 117; 119
09
Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?
Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.
Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).
10
Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội
- Website: http://hanoi.fpt.edu.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi
- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt
- Hotline: 02473005588