Sinh viên K15 đã trải qua kỳ thực tập doanh nghiệp "online" như thế nào?  

Đối với các cóc FU, kì học thú vị và được mong chờ nhất phải kể đến kì OJT, hay còn gọi là “On job training”. Đây chính là khoảng thời gian các bạn được đi làm, trải nghiệm thực tế tại các công ty theo đúng chuyên môn của mình. Thế nhưng do tình hình dịch bệnh căng thẳng, những "cánh chim đầu đàn" của khóa 15 đã phải trải nghiệm quãng thời gian thực tập online đầy kỉ niệm. Hãy cùng chúng mình khám phá câu chuyện đi làm đặc biệt này qua chia sẻ của các bạn sinh viên vừa kết thúc kì thực tập nhé!

Lê Tuấn Linh - "Mình đã được đặt chân đến Tổng Công ty viễn thông Viettel"

Lê Tuấn Linh (Linh Lê) hiện đang là sinh viên K15 ngành Kỹ thuật phần mềm. Kết thúc kì 5, Linh Lê đã chủ động tìm kiếm một cơ hội mới cho bản thân và cậu bạn đã chọn Viettel làm bến đỗ cho kì thực tập doanh nghiệp. 

Lê Tuấn Linh hiện đang là sinh viên K15 chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm

Ban đầu, do dịch bệnh căng thẳng nên Linh đã được sắp xếp làm online trong vòng 1 tháng. Cậu bạn khá buồn vì chưa được lên văn phòng làm việc. “Lúc đó, mình mới chỉ được gặp gỡ, tiếp xúc với các anh chị thông qua màn hình máy tính thôi. Tuy vậy, mình luôn ý thức được rằng làm online sẽ phải tự giác và có trách nhiệm cao hơn với công việc của bản thân” - Linh Lê chia sẻ.

Sau đó, Linh được lên công ty và trải nghiệm 2 tháng làm offline. “Lần đầu đi làm offline ở đây, mình rất bỡ ngỡ với môi trường văn phòng. Đây cũng là lần đầu tiên mình được chiêm ngưỡng một dàn máy tính trải kín văn phòng và đủ các phòng ban khác nhau. Rồi mình được các anh chị trong phòng cho làm quen, giới thiệu công việc cụ thể ở đây như nào”.

Chia sẻ về công việc, cậu sinh viên K15 cảm thấy việc “thực chiến” có rất nhiều điểm khác biệt so với khi đi học. “Mình là một newbie nên có lẽ công việc được làm chỉ là một phần nho nhỏ. Chủ yếu, mình được học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị đi trước. Lúc mới vào thì còn bỡ ngỡ lắm nhưng mà sau một khoảng thời gian, mình cũng đã quen dần với công việc tại đây”. 

Vũ Linh Chi - "Mình đã làm Marketing and Communications Intern"

Vũ Linh Chi là một cô sinh viên K15 xinh xắn, năng động ngành Digital Marketing. Kì thực tập này, Chi đã apply vào vị trí Marketing and Communications Intern tại một công ty đa quốc gia chuyên về lĩnh vực công nghệ điện khí hoá và tự động hoá.

Vì kỳ thực tập của mình bắt đầu vào đúng lúc Hà Nội đang trong khoảng thời gian giãn cách xã hội nên khâu phỏng vấn, nhận việc và training của mình đều đã diễn ra trực tuyến” - Chi chia sẻ.

Thế nhưng khá may mắn khi tính chất công việc của Chi chủ yếu làm trên máy tính nên cô bạn đã có một thời gian làm online tương đối thuận lợi. “Mình cũng đã nhanh chóng làm quen với trạng thái work from home và làm việc một cách chỉn chu, trách nhiệm nhất có thể. Nhưng đi làm offline lại có nhiều cái vui của nó, nên mình cũng hơi tiếc vì trải nghiệm đó chưa được trọn vẹn” - Linh Chi nói thêm.

Trong quá trình Chi đi thực tập tại đây, cô bạn luôn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các anh chị quản lý và đồng nghiệp. Chính vì thế, Chi luôn cảm thấy trân trọng từng trải nghiệm, dù là bé nhỏ nhất, khi làm việc tại công ty. Để kể ra một trải nghiệm đáng nhớ nhất, Chi đã chọn câu chuyện đi dự hội thảo ké cùng với sếp. “Mình đã rất háo hức cho buổi hội thảo ngày hôm đó...đến khi diễn giả bắt đầu nói tiếng Thái… Và điều đó đã mình đã ngồi lặng thinh…

Với công việc của Chi, cô bạn đã có cơ hội được hỗ trợ dịch và viết bài để đăng lên một tạp chí chuyên ngành. “Nhìn thấy thành phẩm được in ra quả thật là rất vui” - cô bạn hào hứng. Nhưng bên cạnh công việc chuyên môn, sau khi hoàn thành những nhiệm vụ chính, Chi còn thấy tự hào nhất khi được làm những việc “vặt” xung quanh văn phòng để giúp đỡ mọi người, như lấy hàng hay in ấn. 

Hãy tự tin và luôn không ngừng học hỏi khi bước vào kỳ thực tập

Chia sẻ với các "đàn em" khoá sau, Tuấn Linh nhắn nhủ: "Đối với mình thì lời khuyên tốt nhất chính là hãy tự học và luôn tự tin vào bản thân mình vì ra ngoài làm sẽ khác lắm. Có thể bạn không giỏi nhưng chăm chỉ và chịu khó học hỏi thì sẽ giúp bạn bù lại phần không giỏi của mình khá nhiều đấy". 

Còn với cô bạn Linh Chi, có 3 yếu điều cô bạn muốn gửi gắm:

"Thứ nhất, dù công việc bạn được giao có vẻ nhỏ bé, nhưng hãy cố gắng làm nó thật tốt và với sự hào hứng, vì mỗi việc nhỏ bạn làm đều đang thúc đẩy sự vận hành trơn tru của một tập thể chung. 

Thứ hai, việc trau dồi ngoại ngữ nên được chú trọng: Việc học ngoại ngữ là cả một quá trình dài và luôn nên được trau dồi, nó thật sự sẽ giúp ích và bổ trợ rất nhiều trong công việc tương lai của bạn - dù có là ngành nghề gì.

Và cuối cùng, đừng quá lo lắng! Trên con đường đi tìm một công việc phù hợp, bạn có thể sẽ bị từ chối rất, rất, rất nhiều lần. Nhưng đừng vì thế mà vội mất hy vọng. Chúng mình luôn có thể tiếp tục chỉnh sửa CV, cải thiện trong cách trả lời phỏng vấn... và tiếp tục tìm kiếm. Thời gian là yếu tố khá quan trọng, vậy nên bắt đầu tìm kiếm ít nhất 1 tháng trước khi đến kỳ mới nhé!" 

Thanh Ngân

0/5 (0 Reviews)

Câu hỏi thường gặp

01 Điều kiện thi học bổng năm 2024

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):

  • Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
  • Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
  • Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

02 Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024

Mã trường: FPT

Khối ngành Ngành Mã ngành Chuyên Ngành
III Quản trị kinh doanh 7340101 Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
V Công nghệ thông tin 7480201 Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số.
VII Công nghệ truyền thông (dự kiến) 7320106 Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng.
Ngôn ngữ Anh 7220201 Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Nhật 7220209 Song ngữ Nhật – Anh
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 Song ngữ Hàn – Anh
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) 7220204 Song ngữ Trung – Anh

Đăng ký

03 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

04 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

05 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

06 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

07 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

08 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: http://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588

Để lại bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *