[SOTA] Cảm xúc đong đầy trong đêm chung kết nhạc kịch hồi ký "Bước chân khải hoàn"
Với kịch bản chỉn chu và dàn dựng công phu, 5 tiết mục nhạc kịch hồi ký trong đêm chung kết "Bước chân khải hoàn" đã lấy đi không ít nước mắt của khán giả ở SOTA.
Tối ngày 19/11, đêm chung kết cuộc thi nhạc kịch hồi ký dành cho các K16 trong tháng rèn luyện tập trung đã diễn ra tại trường quân sự Bộ Tư Lệnh Thủ Đô, Sơn Tây. Chương trình có sự góp mặt của khoảng 1.200 tân sinh viên cùng các Cán bộ, Giảng viên trường Đại học FPT Hà Nội và trường quân sự Bộ Tư Lệnh Thủ Đô.
Kịch hồi ký là cuộc thi được lần đầu tổ chức dành riêng cho các bạn tân sinh viên viên Đại học FPT đang trong tháng rèn luyện tập trung. Nội dung của các tác phẩm sự thi dựa theo những kiến thức được ghi lại trong ba cuốn hồi ký: “Những điều đọng lại qua hai cuộc chiến tranh”, “Hồi ký: Từ nhân dân mà ra”, Tổng hạn dinh mùa xuân toàn thắng”. Cuộc thi này không chỉ giúp các tân sinh viên tìm hiểu về lịch sử mà còn kích thích khả năng sáng tạo, thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm, và tính kết nối giữa các thành viên.
Chịu trách nhiệm "cầm cân nảy mực" trong đêm chung kết là bộ 3 giám khảo: Thầy Lưu Văn Hùng - giảng viên Vovinam Đại học FPT Hà Nội, Đại úy Trịnh Văn Trường đại đội trưởng đại đội 1 và thầy Kiều Cao Thăng - phó khung quản lý sinh viên.
Tại đêm chung kết "Bước chân khải hoàn", có 5 tiết mục được lựa chọn để tranh tài giành ngôi vị quán quân là: "Mồ chôn giặc Pháp", "Ký ức", "Đồng Lộc - 10 đóa hoa bất tử", "Tình yêu người lính" và "Ngày trở về". Lấy bối cảnh những năm 1945 - 1954 với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, vở nhạc kịch "Mồ chôn giặc Pháp" do lớp PC1687 và PC16100 đã tái hiện thành công khí thế hào hùng tái hiện lại đất nước ta trong những ngày bom rơi đạn lạc. Cũng từ đó đã xuất hiện những người anh hùng làm ra đất nước như: anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, hay anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn bánh pháo...
Vở nhạc kịch "Ký ức" do 3 tập thể lớp PC16111, PC16117 và PC16123 nói về khoảng thời gian từ năm 1960 - 1965 khi Mỹ xâm lược đất nước ta. Và trớ trêu thay, con trai bà Bảy lại theo Mỹ, dẫn đến hàng loạt bi kịch tang thương. Vở kịch khiến không ít người thổn thức trước nỗi đau lặng thầm, lớn lao của người mẹ.
"Đồng Lộc - 10 đóa hoa bất tử" đã hoàn toàn chinh phục được ban giám khảo và các khán giả có mặt trong đêm diễn. Trong những năm chiến tranh, ngã ba Đồng Lộc là mạch máu giao thông để hậu phương chi viện sức người, sức của cho miền Nam. Những năm 1964-1972, nơi đây bị đánh phá liên tục và năm 1968 là ác liệt nhất. Trưa 24/7/1968, 10 nữ thanh niên xung phong thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55, ra đường làm nhiệm vụ. Đến 16h, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả nổ gần căn hầm chữ A, nơi 10 chị đang tránh bom. Hầm sập, tất cả 10 chị đã hy sinh.
Câu chuyện lịch sử trên đã được tập thể lớp PC1692 và PC1698 dàn dựng lại qua tiết mục "Đồng Lộc - 10 đóa hoa bất tử". Vở kịch đã hoàn toàn chinh phục được ban giám khảo và các khán giả có mặt trong đêm diễn với nhiều phân cảnh gây xúc động mạnh.
Trong chiến tranh khốc liệt vẫn có rất nhiều câu chuyện tình yêu người lính được kể lại. Lựa chọn chủ đề này để dựng thành kịch, lớp PC16103 và PC16115 kể câu chuyện tình yêu của một chàng trai và cô gái trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972. Khi đó, chàng trai đã ra đi trên chiến trường và cô gái đã tiếp bước người yêu, thay anh ra trận để đấu tranh giành lại tự do cho đất nước.
Vở kịch cuối cùng "Ngày trở về" là cái kết đẹp nhất cho toàn bộ đêm chung kết "Bước chân khải hoàn". Lấy bối cảnh năm 1972, 3 tập thể lớp PC1689, PC1695 và PC16101 đã làm sống lại trận chiến khốc liệt khi Mỹ ném bom B52 khắp Hà Nội. Chỉ trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, Mỹ đã thả hàng chục nghìn tấn bom xuống một số tỉnh thành ở miền Bắc khiến hàng nghìn người thương vong. Chiến thắng oanh liệt sau đó của quân dân ta đã góp phần kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược lâu dài nhưng ngày thắng lợi trở về cũng là ngày người lính đã mất đi gia đình mãi mãi do bom đạn của giặc, để lại nỗi đau còn mãi.
Đánh giá về 5 tiết mục dự thi, thầy Lưu Văn Hùng chia sẻ: "Qua quá trình theo dõi các bạn tập luyện, chúng tôi thấy sự nghiêm túc, dồn tâm của các bạn và những giá trị thông qua những thông điệp các bạn truyền tải. 5 tiết mục ngày hôm nay đã chắp nối những câu chuyện có thật và đánh động tới cảm xúc của thầy cùng nhiều khán giả đang có mặt ở đây".
Thầy Trường cũng dành nhiều lời khen cho các tập thể lớp: "Các bạn có sự đầu tư công phu về trang phục, về âm nhạc. Dù điều kiện thời gian hạn chế, kế hoạch học tập rèn luyện gần như kín đặc, chỉ còn thời gian nghỉ nhưng với sự cố gắng không ngừng, sự sáng tạo, sức trẻ, các bạn đã tận dụng cả buổi trưa không ngủ để tập kịch. Thời tiết mưa cũng không làm khó được các bạn. Về nội dung vở kịch, các bạn đã thể hiện rất tốt tinh thần của từng giai đoạn chiến tranh. BGK sẽ rất khó khăn để đánh giá những tiết mục chất lượng như thế này".
Sau một khoảng thời gian đánh giá, cân nhắc, BGK đã quyết định trao giải ba cho tiết mục "Mồ chôn giặc Pháp" do lớp PC1687 & PC16100 thể hiện.
Giải nhì được trao cho tập thể lớp PC16111 & PC16117 & PC16123 với vở kịch "Ký ức".
Và giải nhất đã thuộc về lớp PC1685 & PC1695 & PC16101 vô cùng xứng đáng. Đại diện cho 3 tập thể lớp giành giải nhất, bạn Nguyễn Vân Anh - PC1695 hào hứng: "Mình rất tự hào về giải thưởng ngày hôm nay. Ban đầu chúng mình chỉ đặt mục tiêu tình đoàn kết lên trên hết vì team rất đông, gần như cả 3 lớp đều tham gia đầy đủ. Nên cả team đã phân chia ra từng ban cụ thể như ban nội dung, ban hậu cần... Sau đó chọn ra một leader là mình. Chắc chắn sẽ có những khó khăn như bất đồng quan điểm hay các bạn nam thì hơi "khó bảo" một chút nhưng cả team đã giải quyết bằng cách lắng nghe và động viên nhau nhiều hơn. Ban đầu chúng mình định chọn phân đoạn khó hơn nhưng sau đó đã cùng quyết định chọn "Ngày trở về" và phần kết theo hướng bi kịch để nói lên sự đau thương mất mát sau chiến tranh".
Đêm chung kết kịch hồi ký "Bước chân khải hoàn" là sự kiện cuối cùng diễn ra trong tháng rèn luyện tập trung ở SOTA. Ngày 20/11, học kỳ quân sự sẽ chính thức khép lại với nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Chúc K16 sẽ chuẩn bị tinh thần thật tốt để bước vào kỳ học đầu tiên khi trở lại Hola!
TG
Ảnh: Huyền Thu
Câu hỏi thường gặp
01
Điều kiện thi học bổng năm 2024
Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):
- Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
- Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
- Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)
Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.
Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.
02
Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024
Mã trường: FPT
Khối ngành | Ngành | Mã ngành | Chuyên Ngành |
III | Quản trị kinh doanh | 7340101 | Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng. |
V | Công nghệ thông tin | 7480201 | Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số. |
VII | Công nghệ truyền thông (dự kiến) | 7320106 | Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng. |
Ngôn ngữ Anh | 7220201 | Ngôn ngữ Anh | |
Ngôn ngữ Nhật | 7220209 | Song ngữ Nhật – Anh | |
Ngôn ngữ Hàn Quốc | 7220210 | Song ngữ Hàn – Anh | |
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) | 7220204 | Song ngữ Trung – Anh |
03
Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?
Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.
04
Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?
Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.
05
Lộ trình học của Sinh viên
- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc
- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.
- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập
- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT
06
Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT
Bus số 74; 107; 88; 117; 119
07
Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?
Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.
Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).
08
Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội
- Website: https://hanoi.fpt.edu.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi
- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt
- Hotline: 02473005588