Trải nghiệm sớm từ trên giảng đường, sinh viên san sẻ bớt nỗi lo “ra trường, xin việc” cùng bố mẹ

Thay vì lo con “không biết xin việc” hay “thiếu kinh nghiệm” để rồi bố mẹ làm mọi thứ cho con, để con mãi vẫn chỉ như đứa trẻ chẳng thể tự lập dù đã tốt nghiệp ĐH, phụ huynh nên để con chủ động trải nghiệm sớm từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường.

Những kỳ thực tập hay trải nghiệm thực tế ngay từ năm 3 giúp sinh viên FPT tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp và sớm có định hướng công việc sau khi tốt nghiệp.

Đi “xin việc” ở tuổi U60

Nghe có vẻ lạ đời nhưng đúng là chú T.H (57 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) mấy hôm nay ngày nào cũng mở Internet, vào các trang tuyển dụng, thậm chí đến tận văn phòng công ty để nộp đơn xin việc. Nhưng, chú không xin việc cho mình mà cho cậu con trai đang học năm thứ tư ngành Giao thông công trình ở một trường đại học tại Hà Nội. “Con bận làm đồ án tốt nghiệp, với cả sợ nó không biết phải đi xin việc như thế nào nên mình đi luôn cho nhanh”, chú T.H chia sẻ về lý do “xin việc” lạ lùng này.

Những phụ huynh vất vả, lo lắng chuyện thực tập, xin việc cho con như chú H. không hiếm. Không ít công ty đã đón tiếp những phụ huynh như chú. Nhiều người làm nhân sự đã phải ngao ngán chia sẻ thông tin bố mẹ viết CV, gửi đơn xin thực tập, làm việc cho con thậm chí đưa con đến phỏng vấn như… đưa đi học thuở con mới vào mầm non, cấp 1.

“Xin – cho”, có người được nhận, có người bị từ chối nhưng đa phần những công việc có được nhờ bố mẹ thường không được các sinh viên, cử nhân theo đuổi lâu dài. Không phải bỏ công sức, chất xám để có được công việc, nhiều bạn trẻ tỏ ra không quý trọng. Bố mẹ xin cho nhưng chưa chắc đã là công việc các bạn thực sự thích. Muôn vàn lý do, nhưng, sau những tất tả lo lắng ngược xuôi của phụ huynh, nhiều bạn trẻ vẫn bỏ nghề, thất nghiệp.

“Kệ” con chủ động trải nghiệm việc làm

Thanh Mai là sinh viên năm cuối, ngành Tài chính ngân hàng Trường ĐH FPT. Nữ sinh chia sẻ, vì bố mẹ “kệ”, nên Mai sớm có ý thức tự lập, chuẩn bị kiến thức và kỹ năng để có thể tìm được việc làm trong ngành tài chính áp lực cao.

Sớm trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, sinh viên FPT có cơ hội nhìn nhận bản thân, điều chỉnh kiến thức, kỹ năng mình có phù hợp với nhu cầu của thị trường lao độn

Rất may, ĐH FPT cũng là môi trường đề cao tính chủ động của sinh viên. Mình được tự lập trong việc học, phát triển các kỹ năng mềm thông qua nhiều hoạt động CLB, sự kiện, các cuộc thi cho sinh viên ngành kinh tế mà trường tổ chức. Qua đó, ngoài kiến thức, mình cũng tự trang bị kha khá vốn sống, kỹ năng”, Mai chia sẻ.

Học năm hai, Mai được vài anh chị khóa trên rủ đi làm cùng. Công việc bán thời gian tại một chi nhánh ngân hàng khá hấp dẫn vì đúng ngành đang được đào tạo nhưng cũng khiến Mai có chút băn khoăn vì sợ không đáp ứng được. Mai chia sẻ suy nghĩ với một số cán bộ, giảng viên ở ĐH FPT, được thầy cô khuyên tham gia các workshop kỹ năng nghề nghiệp để có thêm hiểu biết thực tế. Mai cũng được lưu ý, ĐH FPT có kỳ thực tập doanh nghiệp nơi mà 100% sinh viên được làm việc như những nhân viên thực thụ tại các công ty, doanh nghiệp khi ra trường nên càng trải nghiệm việc làm sớm, sinh viên ĐH FPT càng có nền tảng vững vàng.

Mai chia sẻ, cô đã “liều” đi làm. “Trải nghiệm việc làm sớm đúng là rất khó. Non nớt cả vốn sống và kỹ năng làm việc, mình phải học hỏi rất nhiều. Đôi khi, mình chấp nhận việc bị phê bình khi không làm tốt hoặc chạy deadline căng hơn để vượt qua bản thân và tiến bộ”, Mai tâm sự. Tuy vậy, giờ đây nhìn lại, Mai cảm thấy trưởng thành hơn cả về kiến thức, kỹ năng và sự tự tin trong công việc. Ngoài ra, đi làm sớm, Mai có kinh nghiệm kha khá và một vị trí ổn định tại công ty. “Bố mẹ mình không lo mình thất nghiệp. Bản thân cũng không vất vả chạy việc sau khi ra trường nữa”, Mai cho biết.

Thay vì lo con “không biết xin việc” hay “thiếu kinh nghiệm” để rồi bố mẹ làm mọi thứ cho con, để con mãi vẫn chỉ như đứa trẻ chẳng thể tự lập dù đã tốt nghiệp ĐH, phụ huynh nên để con chủ động trải nghiệm sớm từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Có thể đó mới là mong muốn thực sự của các bạn trẻ. Càng giàu trải nghiệm, các bạn càng có hiểu biết, kỹ năng và sự tự tin để chủ động trong công việc, san sẻ bớt nỗi lo “ra trường, xin việc” cùng bố mẹ.

Theo Kenhtinviet

0/5 (0 Reviews)

Câu hỏi thường gặp

01 Điều kiện thi học bổng năm 2024

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):

  • Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
  • Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
  • Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

02 Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024

Mã trường: FPT

Khối ngành Ngành Mã ngành Chuyên Ngành
III Quản trị kinh doanh 7340101 Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
V Công nghệ thông tin 7480201 Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số.
VII Công nghệ truyền thông (dự kiến) 7320106 Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng.
Ngôn ngữ Anh 7220201 Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Nhật 7220209 Song ngữ Nhật – Anh
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 Song ngữ Hàn – Anh
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) 7220204 Song ngữ Trung – Anh

Đăng ký

03 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

04 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

05 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

06 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

07 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

08 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: http://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588

Để lại bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *