Tương lai thế hệ Z gọi tên IoT - ngành học nghìn đô
Kể từ cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, Internet of Things (IoT) cùng với AI, Blockchain, Virtual Reality và Augmented Reality, Robot Process Automation, Machine Learning đã trở thành những xu hướng công nghệ được thế giới quan tâm. Nắm bắt điều này, năm 2019, Đại học FPT mở chuyên ngành IoT thuộc ngành CNTT với mong muốn xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cao, nâng cao giá trị gia tăng cũng như làm chủ ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam.
IoT – tương lai của thế hệ Z
Kể từ cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, Internet of Things (IoT) cùng với AI, Blockchain, Virtual Reality và Augmented Reality, Robot Process Automation, Machine Learning đã trở thành những xu hướng công nghệ được thế giới quan tâm. Dường như chỉ vài thập niên nữa thôi, chúng ta sẽ sống trong một thế giới mà mọi vật đang được kết nối với nhau và hoạt động qua giọng nói của con người - hệ thống đèn tắt mở tự động, nhạc tự phát, các vật dụng tự làm việc. Những gì được thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng đang dần trở thành hiện thực với công nghệ IoT.
Nhiều năm nay, Việt Nam đã bắt đầu chuyển mình nhằm bắt kịp sự chuyển giao công nghệ này. Từ năm 2017, cụm từ "Internet kết nối vạn vật" đã thường xuyên được nhắc đến trong các hội thảo khoa học, diễn đàn kinh tế hay chương trình đối thoại.
Theo Gartner – công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới dự báo đến năm 2002 sẽ có ít nhất 26 tỷ thiết bị được kết nối Internet, 4 tỷ người kết nối với nhau, 4 ngàn tỷ USD doanh thu, hơn 25 triệu ứng dụng, hơn 25 tỷ hệ thống nhúng và hệ thống thông minh cùng 50 ngàn tỷ Gigabytes dữ liệu.
Theo nhiều cách, thế hệ Z khác với các thế hệ khác. Họ là những người sinh ra trong thế giới kỹ thuật số. Đối với họ, thế giới chưa bao giờ tồn tại mà không có internet. Thế hệ Z cực kỳ am hiểu công nghệ và truyền thông xã hội. Đó là lý do tương lai của thế hệ Z sẽ gọi tên IoT khi Internet xuất hiện ở mọi ngõ ngách cuộc sống, tác động đến nhiều lĩnh vực như quản lý hạ tầng đô thị, y tế, xây dựng và tự động hóa, giao thông, nông nghiệp, quản lý môi trường, mua sắm thông minh, quản lý các thiết bị cá nhân….
Lương khởi điểm ngất ngưởng nghìn đô
Theo thống kê của tạp chí Forbes, một tìm kiếm nhanh trên LinkedIn (mạng xã hội chuyên dùng cho công việc) có thể thu về hơn 11.000 kết quả việc làm có đề cập đến IoT. Hiện tại, số lượng dự án, việc làm về các mảng công nghệ mới như IoT, AI, Bigdata đang tăng lên rất nhanh và mức lương khởi điểm là cao hơn so với các lĩnh vực công nghệ khác.
Nhiều nhà tuyển dụng sẵn sàng trả nghìn đô cho những ứng viên có kiến thức chuyên sâu trong ngành Al và IoT. Cụ thể, mức lương trung bình năm của một kỹ sư IoT ở Mỹ rơi vào khoảng 100.000 – 160.000 đô-la. Còn ở Canada, con số này là 52.000 đô với trình độ mới tốt nghiệp và có thể lên tới gần 190.000 đô khi có kinh nghiệm lâu năm.
Ở Việt Nam, nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngành Công nghệ Thông tin nói chung và lĩnh vực IoT nói riêng trong vòng 20 năm tới được xác định với quy mô lên tới hàng triệu kỹ sư. Cơ hội nghề nghiệp rộng mở trước mắt các kỹ sư tương lai khi thời gian vừa qua, lĩnh vực này đã thu hút sự quan tâm đầu tư phát triển rất lớn của các tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin lớn trong nước và quốc tế như: FPT, Viettel, VNPT, Mobifone, CMC, Samsung, LG, Intel, Microsoft, IBM, Google… Trong “Báo cáo thị trường IT và tình hình nhân lực IT Việt Nam quý 4/2018” do TopDev - nền tảng tuyển dụng IT thuộc Công ty cổ phần Applancer phát hành, mức lương các nhà tuyển dụng trả cho kỹ sư AI, IoT có thể lên tới 22.000 USD/năm (tương đương khoảng 500 triệu đồng/năm).
Đại học FPT đón đầu xu hướng
Năm 2019, Đại học FPT mở chuyên ngành IoT thuộc ngành Công nghệ thông tin với mong muốn xây dựng đội ngũ nhân sự CNTT chất lượng cao, nâng cao giá trị gia tăng cũng như làm chủ ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam.
Từ nền tảng của ngành CNTT, chuyên ngành IoT tiếp cận từ căn bản về tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về phần cứng và kết nối với các nền tảng di động, hệ thống thông tin. Chuyên ngành IoT giới thiệu về các ứng dụng cho dữ liệu lớn, điện toán đám mây. Sinh viên học chuyên ngành này có cơ hội triển khai các dự án về nhà thông minh (smart home), thành phố thông minh (smart city), dịch vụ sức khỏe, tài chính…
Chương trình đào tạo các chuyên ngành này được xây dựng theo chuẩn đào tạo của Accreditation Board for Engineering and Technology (ABET – Mỹ). Đại Học FPT cũng nhập khẩu toàn bộ giáo trình từ nước ngoài về và liên tục cập nhập theo từng kì học. Những giáo trình này đều được chọn theo chuẩn của Hiệp hội Máy tính (Association for Computing Machinery-ACM), chuẩn đào tạo kỹ sư phần mềm của Accreditation Board for Engineering and Technology (ABET – Mỹ) và Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (VINASA).
ThS Bùi Ngọc Anh, Chủ nhiệm bộ môn CF (Computing Fundamentals) - Đại học FPT cho biết: “Trước đó, tại ĐH FPT có phân ngành ES - các hệ thống nhúng. Đây là cơ sở để triển khai IoT. Điểm khác biệt là các thiết bị nhúng giờ đây sẽ kết nối internet cung cấp khả năng thu thập số liệu, quản lý và giám sát cho hệ thống nhanh chóng hơn, hỗ trợ tốt cho các hệ thống hỗ trợ ra quyết định”.
“Việc mở chuyên ngành IoT thuộc ngành CNTT không còn là chuyện phù hợp hay không mà là việc tổ chức chuyên ngành đào tạo cấp thiết để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Với chuyên ngành IoT thuộc ngành CNTT, sinh viên được trang bị những kiến thức về các xu hướng chính, các khái niệm cơ bản về IoT, các kỹ năng cần thiết để triển khai ứng dụng IoT như kỹ năng lập trình; có kiến thức và kinh nghiệm về phần cứng, các cảm biến, truyền thông...; kỹ năng team work; có khả năng phân tích, thiết kế và phát triển các dự án nhỏ để tự mình khởi nghiệp trong lĩnh vực IoT và điều khiển tự động…”, TS Phan Duy Hùng - Đại học FPT khẳng định.
Thực tế, nhiều sinh viên CNTT năm 3, năm 4 của Đại học FPT đã được tham gia làm các dự án thực tế tại doanh nghiệp, nhận được đánh giá cao và được giữ lại làm việc sau khi kết thúc đợt thực tập. Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường đạt 96%.
Năm 2020, Đại học FPT tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin với các chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin, IoT, Thiết kế mỹ thuật số.
Thí sinh có thể xem thông tin chi tiết về điều kiện đăng ký vào trường Đại học FPT tại đây, hoặc để lại thông tin để cán bộ trường tư vấn chi tiết hơn. |
Trâm Nguyễn
Câu hỏi thường gặp
01
Điều kiện thi học bổng năm 2024
Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):
- Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
- Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
- Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)
Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.
Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.
02
Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024
Mã trường: FPT
Khối ngành | Ngành | Mã ngành | Chuyên Ngành |
III | Quản trị kinh doanh | 7340101 | Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng. |
V | Công nghệ thông tin | 7480201 | Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số. |
VII | Công nghệ truyền thông (dự kiến) | 7320106 | Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng. |
Ngôn ngữ Anh | 7220201 | Ngôn ngữ Anh | |
Ngôn ngữ Nhật | 7220209 | Song ngữ Nhật – Anh | |
Ngôn ngữ Hàn Quốc | 7220210 | Song ngữ Hàn – Anh | |
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) | 7220204 | Song ngữ Trung – Anh |
03
Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?
Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.
04
Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?
Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.
05
Lộ trình học của Sinh viên
- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc
- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.
- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập
- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT
06
Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT
Bus số 74; 107; 88; 117; 119
07
Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?
Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.
Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).
08
Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội
- Website: https://hanoi.fpt.edu.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi
- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt
- Hotline: 02473005588