Có nên học công nghệ truyền thông không? 6 lý do nên chọn ngay

Nếu bạn đang phân vân không biết có nên học công nghệ truyền thông không thì câu trả lời là có. Đây là ngành học rất “hot” trong thời gian gần đây, cơ hội việc làm rộng mở, môi trường làm việc năng động, sáng tạo với mức lương hấp dẫn. Trong bài viết dưới đây, Đại học FPT sẽ cùng bạn khám phá những lý do nên chọn học ngành công nghệ truyền thông và những lưu ý khi lựa chọn học ngành này.

1. 6 lý do nên đăng ký học ngành công nghệ truyền thông

Ngành công nghệ truyền thông đào tạo các kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực truyền thông như truyền hình, quảng cáo, nghiên cứu thị hiếu khách hàng,... Đây là ngành học rất “hot” và được đánh giá cao trên thị trường lao động hiện nay, đóng vai trò kết nối và truyền tải thông điệp từ các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức đến công chúng hiệu quả. 

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ và sự bùng nổ của Internet, nhu cầu nhân lực trong ngành công nghệ truyền thông ngày càng tăng cao, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Khám phá ngay các chuyên ngành đào tạo siêu HOT trong lĩnh vực “Công nghệ truyền thông” tại Trường Đại học FPT qua danh mục sau đây nhé!

1.1. Ngành công nghệ truyền thông đang phát triển mạnh mẽ

Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thị trường truyền thông và quảng cáo đang bùng nổ với tốc độ chóng mặt và nằm trong 5 ngành học hấp dẫn với sinh viên. Theo báo Đầu tư, dự kiến thị trường truyền thông và quảng cáo kỹ thuật số toàn cầu sẽ đạt 786,2 tỷ USD vào năm 2026. Trong năm 2023, 63% doanh nghiệp đã tăng ngân sách cho hoạt động tiếp cận kỹ thuật số, tìm kiếm chiếm 40,9% thị trường tiếp thị và quảng cáo kỹ thuật số trên toàn cầu, cho thấy tiềm năng phát triển vô cùng to lớn. 

Theo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Việt Nam, ngành công nghệ truyền thông đã đánh dấu những bước tiến vượt bậc trong năm 2023 với doanh thu toàn ngành ước đạt 3.744.214 tỷ đồng, tăng 1,49% so với năm 2022, tổng số lượng lao động ngành truyền thông đạt khoảng khoảng 1.767.766, tăng 2,72% so với năm 2022. Trong đó, phân khúc Quảng cáo TV và Video đang dẫn đầu thị trường về doanh thu và định hướng xu hướng sáng tạo.

Theo nhận định của các chuyên gia, việc nắm bắt và ứng dụng hiệu quả những xu hướng truyền thông là chìa khóa để doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên thị trường. Trên thực tế, ngành công nghệ truyền thông mang đến nhiều giá trị cho hoạt động kinh doanh, tiếp cận với khách hàng, giúp mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững. 

Ngành công nghệ truyền thông với các hoạt động quảng cáo, video ngày càng phát triển. 
Ngành công nghệ truyền thông với các hoạt động quảng cáo, video ngày càng phát triển.

Trong bối cảnh này, ngành Công nghệ Truyền thông mang đến cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về truyền thông đa phương tiện, marketing kỹ thuật số, sản xuất nội dung sáng tạo, phân tích dữ liệu,... triển khai các chiến dịch truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp. 

Học ngành Công nghệ Truyền thông, sinh viên cũng sẽ rèn luyện được các kỹ năng mềm thiết yếu như tư duy sáng tạo, khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý dự án. Đây là những kỹ năng luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.

1.2. Cơ hội việc làm rộng mở

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành thông tin và truyền thông là một trong những lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường Lao động TP Hồ Chí Minh dự báo từ năm 2015 - 2025, nhu cầu lao động ở nhóm ngành Truyền thông - Quảng cáo trong mỗi năm khoảng 21.600 người. Theo thống kê trong quý 1/2023, đã có gần 17.000 doanh nghiệp lớn nhỏ đăng tin tuyển dụng lao động trong ngành truyền thông trên Internet. 

Tỷ lệ có việc làm của sinh viên ngành công nghệ truyền thông khá cao, trong đó có hơn 91% sinh viên học các ngành liên quan đến Truyền thông đa phương tiện tìm được việc làm phù hợp trong vòng 6 tháng sau tốt nghiệp, khoảng 61% sinh viên làm việc tại các công ty tư nhân. Đặc biệt, khoảng 15% sinh viên có trình độ tiếng Anh đang làm việc cho các công ty nước ngoài với nhiều vị trí khác nhau. 

Ngành công nghệ truyền thông có nhiều cơ hội việc làm rộng mở
Ngành công nghệ truyền thông có nhiều cơ hội việc làm rộng mở.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ truyền thông đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, nhưng để xin việc thành công trong lĩnh vực này, ứng viên cần đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau. Vậy, liệu ngành công nghệ truyền thông có dễ xin việc hay không? Hãy cùng Đại học FPT Hà Nội tìm hiểu chi tiết vấn đề này tại đây.

1.3. Đa dạng vị trí, lĩnh vực làm việc

Ngành Công nghệ Truyền thông mở ra cánh cửa rộng lớn với vô số cơ hội việc làm hấp dẫn trong nhiều lĩnh vực đa dạng. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể lựa chọn làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như quảng cáo, sự kiện, báo chí, phim ảnh, truyền hình,...

1 - Lĩnh vực quảng cáo, sự kiện, báo chí,...

  • Chuyên viên tổ chức các sự kiện quảng cáo, hoạt động truyền thông
  • Chuyên viên marketing, PR tại các doanh nghiệp và công ty thuộc mọi ngành nghề
  • Chuyên viên xây dựng và phát triển hệ thống website, trang thông tin điện tử cho doanh nghiệp
  • Làm việc trong các bộ phận nghiên cứu ứng dụng hoặc chương trình truyền thông, truyền hình, game, website, quảng cáo,...

2 - Lĩnh vực phim ảnh, truyền hình,...

  • Xây dựng chiến lược marketing cho các chương trình, phim truyền hình
  • Quản lý sản xuất cho phim ảnh, chương trình truyền hình, phát thanh
  • Chịu trách nhiệm quản lý và biên tập các chương trình truyền hình, điện ảnh, và báo chí.
  • Tham gia vào các dự án phim độc lập, phim ngắn.
  • Làm việc tại các đài phát thanh, tòa soạn báo in, báo mạng, đài truyền hình cáp trung ương và địa phương với vai trò phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên.
  • Quản lý sản xuất, điều phối sản xuất, và kinh doanh thời lượng phát sóng cùng các tác phẩm phát thanh truyền hình.

3 - Lĩnh vực giảng dạy

  • Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu ở những trường trung cấp, cao đẳng, đại học, hay trường THPT về lĩnh vực Công nghệ truyền thông
  • Giảng viên tại các trung tâm đào tạo nghề, cơ sở giáo dục 
  • Chuyên gia đào tạo về truyền thông, marketing, kỹ năng mềm cho cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp
Sinh viên ngành công nghệ truyền thông có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau
Sinh viên ngành công nghệ truyền thông có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau.

1.4. Môi trường làm việc năng động và sáng tạo

Ngành Công nghệ Truyền thông nổi tiếng với môi trường làm việc năng động, sáng tạo và không ngừng đổi mới. Do đó, mỗi nhân viên phải liên tục học hỏi, trau dồi kiến thức và kỹ năng mới để thích nghi với sự thay đổi để có nhiều cơ hội phát triển bản thân và theo đuổi đam mê. 

Ngành Công nghệ Truyền thông sử dụng nhiều hình thức truyền thông khác nhau như hình ảnh, âm thanh, văn bản và video. Đây là môi trường lý tưởng để khơi nguồn cho những ý tưởng sáng tạo, sinh viên có cơ hội tham gia vào các dự án sáng tạo, thử sức với những ý tưởng mới mẻ và đột phá, góp phần tạo ra những sản phẩm truyền thông độc đáo, đột phá. 

Nhờ sự phát triển nhanh chóng của ngành, sinh viên luôn có cơ hội học hỏi những điều mới mẻ. Không chỉ trau dồi kiến thức chuyên môn về truyền thông, marketing, sản xuất nội dung,... sinh viên còn có cơ hội học hỏi nhiều kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy phản biện, quản lý thời gian, giúp nâng cao khả năng tư duy, quản lý thời gian,... tạo nền tảng để phát triển công việc trong tương lai. 

Môi trường làm việc năng động, sáng tạo
Môi trường làm việc năng động, sáng tạo.

1.5. Thời gian làm việc linh động

Khác với những ngành học đặc thù yêu cầu giờ giấc làm việc cố định, ngành công nghệ truyền thông cho phép bạn làm việc với thời gian linh hoạt. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp cần hướng đến giá trị cuối cùng mà người lao động đem lại, không phải thời gian bạn ở văn phòng bao lâu. 

Bạn có thể chủ động sắp xếp thời gian làm việc phù hợp với năng suất, sở thích và nhu cầu cá nhân, có thể làm việc tại nhà, đến công ty hoặc kết hợp 2 hình thức linh hoạt. Điều này giúp bạn cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống, giảm bớt căng thẳng và nâng cao hiệu quả công việc.

Nhờ thời gian làm việc linh hoạt, bạn có thể dễ dàng nhận dự án từ các khách hàng ở các tỉnh thành khác nhau, thậm chí là ở các quốc gia khác, qua các kênh online. Hơn nữa, những bạn sinh viên có trình độ ngoại ngữ tốt còn có thể tự tin làm việc với các dự án nước ngoài ngay khi ở nhà. 

Thời gian làm việc linh hoạt, có thể làm việc ở bất kỳ đâu 
Thời gian làm việc linh hoạt, có thể làm việc ở bất kỳ đâu.

1.6. Mức lương đáng mơ ước

Trong thời đại 4.0, ngành công nghệ truyền thông đã mở ra cơ hội nghề nghiệp cho người lao động với mức lương đáng mơ ước. 

  • Sinh viên mới ra trường thường có mức lương khởi điểm từ 6.000.000 VNĐ - 8.000.000 VNĐ/tháng. Để tìm hiểu chi tiết về lương công nghệ truyền thông mới ra trường và các cơ hội nghề nghiệp khác, bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
  • Người có kinh nghiệm từ 1 - 3 năm thường có mức thu nhập từ 8.000.000 VNĐ - 10.000.000 VNĐ/tháng. 
  • Những người đã nắm vững chuyên môn, ở cấp bậc quản lý thì thu thập sẽ dao động từ 15.000.000 VNĐ - 22.000.000 VNĐ/tháng. 

Sau đây là mức lương ở một số vị trí trong ngành công nghệ truyền thông:

  • Phóng viên báo chí: 11.160.000 VNĐ - 14.400.000 VNĐ/tháng
  • Biên tập viên: 4.212.000 VNĐ - 14.400.000 VNĐ/tháng
  • Chuyên viên PR: 8.000.000 VNĐ - 35.000.000 VNĐ/tháng
  • Tư vấn truyền thông: 8.000.000 VNĐ - 18.000.000 VNĐ/tháng
  • Chuyên viên Marketing: 9.000.000 VNĐ - 18.000.000 VNĐ/tháng
  • Chuyên viên tổ chức sự kiện: 10.000.000 VNĐ - 20.000.000 VNĐ/tháng
Ngành công nghệ truyền thông có mức lương khá cao so với các ngành nghề khác trong thời đại 4.0
Ngành công nghệ truyền thông có mức lương khá cao so với các ngành nghề khác trong thời đại 4.0.

2. 3 điều cần lưu ý khi quyết định chọn học ngành Công nghệ truyền thông

Hiện nay, ngành công nghệ truyền thông ngày càng thu hút nhiều học sinh đăng ký. Sau đây là 3 điều cần lưu ý khi quyết định chọn học ngành Công nghệ truyền thông:

2.1. Là ngành học mới

Ngành Công nghệ Truyền thông là một ngành học mới và đầy tiềm năng tại Việt Nam. Do là ngành học mới, chương trình đào tạo và đội ngũ giảng viên của một số trường đại học còn chưa thực sự hoàn thiện. 

Tuy nhiên, học Đại học FPT, ngành Công nghệ Truyền thông được đánh giá cao với 2 chuyên ngành: Truyền thông đa phương tiện & Quan hệ công chúng. Chương trình Cử nhân Công nghệ Truyền thông tại Đại học FPT được mở từ năm 2024 sẽ đào tạo người học trở thành chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông trong bối cảnh thời đại kỹ thuật số. Sinh viên được trang bị những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, cách sử dụng các công cụ, phần mềm, trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu, sản xuất và tối ưu hóa các sản phẩm truyền thông đến công chúng.

Ngành công nghệ truyền thông FPT đào tạo sinh viên trở thành những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông - kỹ thuật số
Ngành công nghệ truyền thông FPT đào tạo sinh viên trở thành những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông - kỹ thuật số.

Ngành Công nghệ Truyền thông là khối ngành mới được Trường Đại học FPT bổ sung vào chương trình giảng dạy từ năm 2024. Do đó, mời bạn tham khảo thêm bài viết "mã ngành Công nghệ Truyền thông là gì?" để hiểu hơn về ngành học cũng như các thông tin tuyển sinh liên quan.

2.2. Thị trường cạnh tranh cao

Bên cạnh những cơ hội nghề nghiệp rộng mở, số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành học này ngày càng tăng, dẫn đến tỷ lệ cạnh tranh khá cao trên thị trường lao động. Có rất nhiều công ty truyền thông lớn nhỏ, các doanh nghiệp đều không ngừng hướng đến sự đổi mới, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ nổi bật để thu hút khách hàng trên thị trường. Điều này đòi hỏi mỗi người lao động trong công ty phải có kiến thức chuyên môn, các kỹ năng cần thiết để xây dựng các chiến lược hiệu quả. 

Để thành công theo đuổi ngành công nghệ truyền thông, sinh viên cần thường xuyên cập nhật xu hướng mới nhất của ngành để không bị "lỗi thời" và xây dựng cho mình thương hiệu cá nhân ấn tượng. Đặc biệt, với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, vì vậy bạn nên trang bị kỹ năng tiếng Anh để có thể mở rộng cơ hội việc làm trong tương lai.

Thị trường ngành công nghệ truyền thông ngày càng tăng
Thị trường ngành công nghệ truyền thông ngày càng tăng.

2.3. Yêu cầu kỹ năng cao

Ngành Công nghệ Truyền thông ngày càng thu hút đông đảo thí sinh theo học bởi tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm rộng mở. Vì vậy, các doanh nghiệp yêu cầu ứng viên có kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng mềm, kinh nghiệm thực tế và khả năng thích ứng nhanh chóng, sáng tạo, làm việc hiệu quả.

Để đáp ứng yêu cầu cao về kỹ năng trong ngành Công nghệ Truyền thông, người học cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sinh viên cũng cần nắm vững những kiến thức nền tảng, thường xuyên cập nhật các xu hướng công nghệ truyền thông mới, xây dựng các dự án cá nhân, nâng cao trình độ ngoại ngữ là những cách giúp bạn nâng cấp bản thân và ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng. 

Người học phải không ngừng nỗ lực, cập nhật những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong ngành công nghệ truyền thông
Người học phải không ngừng nỗ lực, cập nhật những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong ngành công nghệ truyền thông.

3. Lời khuyên khi lựa chọn ngành Công nghệ truyền thông

3.1. Tìm hiểu kỹ về ngành học

Khi lựa chọn học ngành công nghệ truyền thông, bạn cần tìm hiểu rõ về chương trình đào tạo, các môn học chính, và những kỹ năng sẽ được trang bị trong quá trình học. Đây là bước cơ bản giúp bạn xác định được ngành này có phù hợp với sở thích, năng lực hay không. Bạn có thể tìm kiếm thông tin về ngành công nghệ truyền thông tại các website của các trường đại học, trang web tuyển sinh, các diễn đàn, hội nhóm. 

Tìm hiểu về ngành học công nghệ truyền thông 
Tìm hiểu về ngành học công nghệ truyền thông.

3.2. Xác định sở thích và năng lực của bản thân

Bạn có thể tham khảo các bài kiểm tra năng lực nghề nghiệp, tìm hiểu thông tin về các chuyên ngành trong ngành Công nghệ Truyền thông để lựa chọn chuyên ngành phù hợp, hay trao đổi với những người có kinh nghiệm để hiểu thêm về ngành học trước khi đưa ra quyết định. 

Để theo học ngành công nghệ truyền thông, người học cần có những tố chất như:

  • Khiếu thẩm mỹ tốt, thích viết lách hoặc có năng khiếu về nghệ thuật: Giúp tạo ra các kịch bản, bài PR, biên tập nội dung phù hợp, những sản phẩm truyền thông đẹp mắt, sáng tạo, thu hút người xem. 
  • Có tư duy sáng tạo: Đưa ra những ý tưởng mới mẻ, độc đáo cho các chiến dịch truyền thông, giúp xây dựng hình ảnh mới mẻ cho doanh nghiệp.
  • Yêu thích việc học ngoại ngữ: Đọc hiểu các tài liệu bằng tiếng Anh, tiếp cận với những công nghệ, chiến lược truyền thông mới, có cơ hội tham gia các dự án truyền thông quốc tế.
  • Thích ứng, chịu được áp lực cao: Thích nghi với những thay đổi nhanh chóng của ngành truyền thông, giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả.
  • Ham học hỏi, kiên trì: Giúp cập nhật những kiến thức mới nhất trong ngành truyền thông, nâng cao kỹ năng bản thân, trang bị cho mình những kiến thức mới về các phần mềm như Photoshop, InDesign, thiết kế 2D, 3D,... 
Xác định sở thích, năng lực của bản thân 
Xác định sở thích, năng lực của bản thân.

3.3. Tham khảo ý kiến của những người đi trước

Tham gia các hội thảo, workshop về ngành Công nghệ Truyền thông tại các trường đại học, các sự kiện trong ngành, cộng đồng trực tuyến là cơ hội để bạn được gặp gỡ và lắng nghe chia sẻ từ những diễn giả. Lưu ý bạn cần chuẩn bị những câu hỏi mình thắc mắc để được giải đáp nhanh chóng, đồng thời lắng nghe và ghi chép những thông tin quan trọng để cân nhắc và đưa ra lựa chọn phù hợp.

Tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm để đưa ra lựa chọn phù hợp
Tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm để đưa ra lựa chọn phù hợp.

4. 2 lưu ý khi theo học ngành công nghệ truyền thông

1 - Cần cập nhật kiến thức, kỹ năng liên tục để bắt kịp xu hướng: Ngành Công nghệ Truyền thông vận động và thay đổi không ngừng, các nền tảng kỹ thuật số ngày càng phát triển mạnh mẽ, mạng xã hội luôn hướng đến các nội dung số hóa, đòi hỏi người học phải chủ động cập nhật kiến thức và kỹ năng mới để thích ứng và thành công trong lĩnh vực này.

Mỗi người lao động khi làm trong lĩnh vực truyền thông phải không ngừng tự học, nâng cao kiến thức thông qua các khóa học trực tuyến (Coursera, Udemy, EdX,...), đọc sách, báo, tài liệu chuyên ngành, tham gia các hội thảo, workshop để lắng nghe kinh nghiệm từ các chuyên gia,...

Liên tục cập nhật những xu hướng mới trong ngành công nghệ truyền thông
Liên tục cập nhật những xu hướng mới trong ngành công nghệ truyền thông.

2 - Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa liên quan đến ngành: Tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, hội nhóm, các dự án khởi nghiệp là cách hiệu quả để bạn trau dồi kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm và mở rộng mối quan hệ trong ngành công nghệ truyền thông. 

Bên cạnh đó, ngay từ khi còn là sinh viên năm 1, năm 2, bạn nên chủ động tìm kiếm cơ hội tham gia các dự án thực tế và làm việc bán thời gian liên quan đến ngành học, ví dụ như viết bài cho các trang web, blog, làm cộng tác viên cho các công ty truyền thông - sự kiện,...

Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa để học hỏi nhiều kinh nghiệm thực tế về ngành công nghệ truyền thông
Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa để học hỏi nhiều kinh nghiệm thực tế về ngành công nghệ truyền thông.

Bài viết trên đây Đại học FPT đã cùng bạn khám phá những lý do nên học ngay ngành công nghệ truyền thông. Đây là ngành học đầy tiềm năng nhưng cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực từ người học. Bằng cách cập nhật kiến thức và kỹ năng liên tục, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, không ngừng cố gắng nỗ lực, trau dồi bản thân, bạn chắc chắn sẽ thành công trong lĩnh vực này. 

Đại học FPT là một trong các trường đại học đào tạo ngành công nghệ truyền thông top đầu hiện nay. Nếu bạn cần tư vấn thêm về ngành học này, hãy liên hệ ngay để được đội ngũ tư vấn tuyển sinh hỗ trợ nhé!

Trường Đại học FPT Hà Nội - 1 trong 5 cơ sở trực thuộc Trường Đại học FPT
  • Hotline: (024) 7300 5588
  • Địa chỉ: Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc – Km29 Đại lộ Thăng Long, Thạch Thất, TP. HN

Câu hỏi thường gặp

01 Điều kiện thi học bổng năm 2024

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):

  • Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
  • Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
  • Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

02 Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024

Mã trường: FPT

Khối ngành Ngành Mã ngành Chuyên Ngành
III Quản trị kinh doanh 7340101 Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
V Công nghệ thông tin 7480201 Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số.
VII Công nghệ truyền thông (dự kiến) 7320106 Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng.
Ngôn ngữ Anh 7220201 Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Nhật 7220209 Song ngữ Nhật – Anh
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 Song ngữ Hàn – Anh
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) 7220204 Song ngữ Trung – Anh

Đăng ký

03 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

04 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

05 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

06 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

07 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

08 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: https://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588

Để lại bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *