11 điều CHẮC CHẮN phải biết khi đăng ký xét tuyển học bạ
Hiện nay, thay vì dự thi kỳ thi THPT QG để lấy điểm xét tuyển, học sinh có thể nộp hồ sơ để đăng ký xét tuyển học bạ đại học dựa trên điểm số và thành tích học tập trong suốt quá trình học trung học phổ thông.
Các bạn học sinh sẽ giảm được áp lực thi cử, gia tăng cơ hội trúng tuyển với thủ tục đơn giản, thời gian linh động,... Bài viết ngay sau đây sẽ cung cấp đến bạn 11 điều cần biết khi đăng ký xét tuyển bằng học bạ nhé!
1. Đăng ký xét tuyển học bạ là gì?
Phương thức tuyển sinh xét học yêu cầu các thí sinh cung cấp kết quả điểm của 3 năm học THPT hoặc điểm trung bình lớp 12 dựa vào tổ hợp môn thi để đánh giá kết quả xét tuyển đại học.
Hình thức xét tuyển này đã tạo điều kiện cho các thí sinh không bị áp lực khi ôn tập, thi cử và đồng thời khuyến khích học sinh chú trọng vào học tập suốt cả năm học thay vì chỉ tập trung vào kỳ thi cuối năm.
2. Ưu điểm của việc xét tuyển đại học bằng học bạ
Phương thức đăng ký xét tuyển học bạ THPT này mang đến nhiều ưu điểm cho học sinh, sinh viên trong kỳ thi tuyển vào đại học. Cụ thể như sau:
1 - Giảm áp lực thi cử trong kỳ thi THPT quốc gia: Hình thức tuyển sinh xét học bạ vào đại học này giúp thi sinh giảm áp lực thi cử trong kỳ thi THPT Học sinh được sử dụng thành tích học tập từ lớp 10 đến lớp 12 hoặc chỉ xét riêng lớp 12, giúp học sinh có thể tập trung vào các môn học mà mình tự tin và có thành tích tốt, tăng khả năng trúng tuyển vào trường đại học.
2 - Tăng cơ hội trúng tuyển: Xét học bạ vào đại học thông qua việc đánh giá tổng thể thành tích học tập của học sinh trong suốt quá trình trung học, các học sinh có cơ hội thể hiện rõ hơn năng lực của mình.
Sử dụng hình thức xét tuyển đại học bằng học bạ sẽ gia tăng cơ hội trúng tuyển cho các thí sinh
3 - Thủ tục đơn giản, thời gian linh động: Hình thức xét tuyển học bạ THPT có thủ tục đơn giản và thời gian linh động. Học sinh chỉ cần nộp hồ sơ và các bằng chứng liên quan đến thành tích học tập của mình. Việc này giúp giảm bớt căng thẳng cho các thí sinh.
4 - Tăng cơ hội nhận học bổng: Đăng ký xét tuyển đại học bằng học bạ giúp tăng cơ hội nhận học bổng. Một số trường đại học và tổ chức có chính sách học bổng dành riêng cho những học sinh đăng ký xét tuyển bằng học bạ, tạo cơ hội cho học sinh nhận được hỗ trợ tài chính để tiếp tục học tập trong các trường đại học.
>>> Bạn đã biết về các đối tượng ưu tiên khi tuyển sinh đại học chưa? Tham khảo ngay các đối tượng ưu tiên tuyển sinh và khu vực ưu tiên năm 2023.
3. Điều kiện xét học bạ
Điều kiện xét tuyển học bạ sẽ phụ thuộc vào quy chế tuyển sinh của từng trường và chuyên ngành mà bạn lựa chọn. Tuy nhiên, các điều kiện về điểm trung bình học tập, các tổ hợp môn học, số lượng học kỳ hoặc năm học được tính điểm... thì vẫn cần tuân thủ các quy định về tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ví dụ, Đại học Ngoại thương có điều kiện xét học bạ như sau:
Học bạ kết hợp giải học sinh giỏi hoặc học bạ kết hợp với chứng chỉ quốc tế (SAT/IELTS/TOEIC,..). Trong khi đó, Đại học FPT sẽ xét học bạ vào đại học dựa trên kết quả xếp hạng School Rank.
Nếu bạn đang tìm hiểu về ngành Công nghệ thông tin thì hãy cùng tham khảo ngay TOP 10 trường đại học xét học bạ ngành Công Nghệ Thông Tin Chất Lượng Nhất dành riêng cho các tân sinh viên ngành Công Nghệ Thông Tin.
4. 4 Phương thức/hình thức xét tuyển học bạ
Hiện nay, có 4 phương thức xét tuyển đại học bằng học bạ phổ biến được các trường đại học sử dụng. Cụ thể như sau:
1 - Tuyển sinh xét học bạ dựa trên kết quả học tập 5 học kỳ: Đánh giá dựa trên trung bình cộng thành tích học tập của học sinh trong suốt 5 học kỳ từ lớp 10 đến học kỳ 1 lớp 12.
2 - Xét tuyển học bạ THPT dựa trên kết quả học tập 3 học kỳ: Đánh giá dựa trên trung bình cộng thành tích học tập của học sinh trong cả năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12.
3 - Xét tuyển dựa trên kết quả học tập 3 năm THPT: Đánh giá dựa trên trung bình cộng thành tích học tập của học sinh trong 3 năm học lớp 10, lớp 11 và lớp 12.
4 - Đăng ký xét tuyển học bạ đại học dựa trên kết quả học tập lớp 12 theo tổ hợp 3 môn xét tuyển: Tập trung vào kết quả học tập của học sinh trong năm học lớp 12, đặc biệt là các môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển. Các tổ hợp môn phổ biến như A00, A01, D00, D01,...
5. Trường đại học xét học bạ 2023
Trong vài năm trở lại đây, hình thức đăng ký xét tuyển đại học bằng học bạ đã được sử dụng phổ biến ở nhiều trường đại học. Một số trường xét tuyển học bạ như Đại học FPT, Đại học Đà Nẵng, Đại học Duy Tân, Đại học Thủy lợi... Đặc biệt, riêng Đại học FPT sẽ xét tuyển dựa vào hình thức xét xếp hạng School Rank dựa trên điểm học bạ.
Các trường đại học xét học bạ sẽ thực hiện song song các phương án tuyển sinh khác như xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, dựa vào điểm thi THPTQG... .
XEM THÊM: 20 Trường Đại Học tuyển sinh ngành Marketing 2023 [Thông tin chính thức]
6. Hồ sơ đăng ký xét tuyển học bạ đại học
Hồ sơ xét tuyển đại học bằng học bạ khá đơn giản, không gây tốn nhiều thời gian chuẩn bị của các bạn thí sinh. Hồ sơ xét tuyển học bạ sẽ bao gồm:
- Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu của từng trường)
- Học bạ (bản photo công chứng)
- Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (bản photo công chứng)nếu có
- CMND/CCCD bản photo công chứng
- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có)
- Phong bì dán sẵn tem, ghi đầy đủ địa chỉ, số điện thoại của thí sinh (đây là phong bì được trường sử dụng để gửi giấy báo nếu thí sinh trúng tuyển)
- 04 ảnh 3x4
- Lệ phí xét tuyển (tùy từng trường)
Các thí sinh tự do có thể mua hồ sơ xét tuyển học bạ ở các nhà sách lớn trên toàn quốc. Còn đối với thí sinh đang là học sinh lớp 12 theo học tại các trường THPT, các em sẽ được nhà trường hỗ trợ mua hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký dự thi.
7. 2 cách đăng ký xét tuyển học bạ
Hiện nay, để tham gia xét tuyển bằng học bạ, các bạn sẽ sinh có thể lựa chọn giữa 2 hình thức là xét tuyển online và nộp hồ sơ trực tiếp tại các trường đại học.
2.1. Hướng dẫn đăng ký xét tuyển bằng học bạ online
Việc lựa chọn hình thức xét tuyển học bạ online mang lại nhiều lợi ích cho các bạn học sinh như tiện lợi, có thể nộp hồ sơ mọi lúc, mọi nơi thông qua hệ thống trực tuyến, giảm sai sót do việc nhập liệu và xử lý tay, đảm bảo thông tin được ghi nhận chính xác, đảm bảo bảo mật thông tin và có thể theo dõi, cập nhật dễ dàng.
1 - Bước 1: Khai báo thông tin
- Truy cập vào địa chỉ website của trường, tìm đến mục xét tuyển học bạ. Một số trường sẽ có trang website tuyển sinh riêng, bạn cần lưu ý và tìm hiểu kỹ nhé!
- Hoàn thành thông tin cá nhân: Tên, Trường THPT, thông tin liên lạc,...
2 - Bước 2: Tải hồ sơ hoặc điền thông tin điểm học bạ
- Lựa chọn phương thức xét tuyển phù hợp với năng lực của bản thân và quy định của trường. Các thí sinh nên xếp các nguyện vọng mình yêu thích theo thứ tự từ trên xuống dưới.
- Tiến hành tải hồ sơ hoặc điền thông tin điểm học bạ vào form theo yêu cầu. Lưu ý ở bước này, nếu có file chứa ảnh, bạn cần kiểm tra ảnh kỹ lưỡng tránh bị mờ, nhòe vì điều này có khả năng khiến cho hồ sơ của bạn không đạt yêu cầu.
3 - Bước 3: Chờ kết quả, thông báo từ trường xét tuyển
Sau khi hoàn thành xong các bước nộp hồ sơ, bạn nhớ thường xuyên theo dõi thông báo từ trường đại học về thời gian công bố kết quả xét tuyển nhé! Kết quả sẽ thường được gửi trả về email của thí sinh.
2.2. Nộp hồ sơ trực tiếp khi đăng ký xét học bạ vào đại học
Với phương thức này, các bạn học sinh sẽ cần mang hồ sơ nộp trực tiếp tại trường hoặc nếu ở xa, bạn có thể lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua đường bưu điện. Hình thức nộp hồ sơ trực tiếp mang lại cho thí sinh 3 ưu điểm vượt trội như sau:
- Giải đáp thắc mắc ngay lập tức: Có thể trực tiếp đặt câu hỏi và nhận được câu trả lời nhanh chóng từ nhân viên tuyển sinh.
- Đảm bảo tính chính xác: Có thể kiểm tra và chắc chắn rằng hồ sơ được hoàn chỉnh và đúng các yêu cầu của trường.
- Khám phá trường và môi trường học tập: Có cơ hội trực tiếp tới trường đại học, tìm hiểu về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, và môi trường học tập.
Khi nộp hồ sơ xét tuyển trực tiếp, thí sinh cần chuẩn bị kỹ càng hồ sơ bao gồm các giấy tờ liên quan theo yêu cầu của trường đại học mà bạn sẽ tham gia ứng tuyển. Bạn cần theo dõi thời gian nộp hồ sơ được thông báo ở Fanpage và Website của trường để không bị bỏ lỡ cơ hội.
8. Thời gian xét tuyển học bạ
Thông thường các trường sẽ thông báo thời gian nộp học bạ từ giữa tháng 4 - cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6. Kết quả trúng tuyển sẽ được công bố trước kỳ thi THPTQG từ 1 - 2 tuần.
Nếu đợt xét tuyển đầu tiên, trường chưa đủ chỉ tiêu thì sẽ thông báo xét tuyển hồ sơ đợt 2 và sẽ rơi vào khoảng nửa cuối tháng 6 - nửa đầu tháng 7.
Các bạn thí sinh cần nắm rõ các mốc thời gian mở và đóng đợt xét tuyển. Để có thông tin chính xác nhất về thời gian xét tuyển học bạ, thí sinh nên thường xuyên truy cập vào website và fanpage của trường để theo dõi.
9. Điểm chuẩn đăng ký xét tuyển học bạ đại học
Điểm chuẩn đăng ký xét tuyển học bạ đại học sẽ phụ thuộc vào chính sách xét tuyển của từng trường. Tùy từng ngành, chỉ tiêu tuyển sinh mà trường đó đưa ra mức điểm chuẩn khác nhau. Cùng tham khảo TOP 20+ trường xét học bạ ngành Marketing 2023 để xem các phương thức, điều kiện và thời gian nộp hồ sơ tại đây!
Ví dụ, thông thường ở một số trường đại học sau khi đối chiếu với điều kiện tham gia xét tuyển sẽ tiến hành lựa chọn theo mức điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Một số trường cao đẳng, đại học khác sẽ xét điểm tổng trung bình các môn trong tổ hợp xét tuyển phải đạt tối thiểu 6.0 điểm hoặc tổng điểm 3 môn và điểm ưu tiên đạt từ 18.0 điểm trở lên.
Riêng ở Đại học FPT sẽ không có điểm chuẩn xét tuyển học bạ mà sẽ xét theo thứ hạng trên bảng xếp hạng SchoolRank. Cụ thể như sau:
- Đại học FPT xét SchoolRank dựa trên điểm 9 môn học, điểm lớp 11 và học kì 1 lớp 12.
- Nếu thí sinh đạt Top50 Schoolrank là đủ điều kiện đăng ký xét tuyển vào Đại học FPT. Sau khi có kết quả đủ Top50, thí sinh có thể liên hệ với nhà trường qua website, fanpage hoặc hotline Đại học FPT Hà Nội để được hướng dẫn các bước tiếp theo.
10. 7 lưu ý khi đăng ký xét tuyển đại học bằng học bạ
Khi đăng ký xét tuyển học bạ đại học, có một số điều lưu ý quan trọng để thí sinh nắm rõ ngoài việc cần chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu của trường về hồ sơ xét tuyển, cụ thể như sau:
- Đảm bảo đủ điều kiện đỗ tốt nghiệp THPT: Để được xét tuyển học bạ, thí sinh cần đảm bảo đã hoàn thành và đỗ tốt nghiệp THPT theo quy định.
- Có thể vừa đăng ký nguyện vọng thi THPTQG và đăng ký xét tuyển bằng học bạ: trong cùng 1 trường nhưng khác ngành hoặc ở các trường khác nhau cũng được.
- Tìm hiểu kỹ thông tin xét tuyển: Do quy chế tuyển sinh của mỗi trường sẽ khác nhau nên có trường những năm trước sẽ xét tuyển học bạ nhưng năm nay lại không, do đó thí sinh cần tìm hiểu và nắm chắc thông tin.
- Nắm rõ kết quả học tập và xem xét điểm chuẩn học bạ qua các năm của các trường: Thí sinh cần nắm rõ kết quả học tập của mình, có thể tự tính điểm xét tuyển bằng tay hoặc sử dụng website tính điểm học bạ của Cổng thông tin điện tử Kỳ thi THPT Quốc Gia.
- Nộp hồ sơ xét tuyển ngay đợt đầu: Thông thường, số lượng thí sinh đăng ký rất lớn và các trường đại học chỉ xét tuyển học bạ đợt 2 nếu thiếu chỉ tiêu và điều kiện của đợt sau thường cao hơn đợt trước. Do đó, để tăng cơ hội đỗ, bạn nên nộp hồ sơ xét tuyển càng sớm càng tốt.
- Có thể nộp hồ sơ xét tuyển ở nhiều trường: Bằng cách nộp hồ sơ xét tuyển ở nhiều trường đại học, thí sinh có thể gia tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành học mà mình yêu thích.
- Xem xét số chỉ tiêu xét tuyển học bạ: Số chỉ tiêu xét tuyển học bạ sẽ có sự khác nhau giữa các trường, thông thường sẽ chiếm khoảng 20 - 30% tổng số chỉ tiêu. Do đó, thí sinh nên đăng ký hình thức dùng điểm thi THPTQG để xét tuyển đại học, tránh trường hợp xét tuyển học bạ nhưng không đỗ.
11. 3 câu hỏi thường gặp khi đăng ký xét tuyển học bạ đại học
1 - Xét học bạ vào đại học có được cộng điểm ưu tiên không?
Có, tương tự như phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi THPTQG, các thí sinh đăng xét tuyển học bạ vẫn sẽ được cộng điểm ưu tiên. Điểm ưu tiên sẽ phụ thuộc vào khu vực thường trú được đăng ký trong hộ khẩu của bạn.
2 - Có thể đăng ký xét tuyển học bạ đại học nhiều trường được không?
Có, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển học bạ THPT ở nhiều trường đại học khác nhau cùng một thời điểm. Tuy nhiên, thí sinh cần chú ý thời gian và quy trình đăng ký xét tuyển của từng trường để đảm bảo tuân thủ các quy định và nộp hồ sơ đúng hạn.
3 - Thí sinh đã trúng tuyển học bạ có đổi nguyện vọng được không?
Không. Nếu muốn đổi nguyện vọng, thí sinh có thể không xác nhận nhập học tại trường đại học vừa trúng tuyển và đăng ký xét tuyển phương thức khác hoặc đợi đợt bổ sung (nếu có) vào các ngành khác còn chỉ tiêu.
Đăng ký xét tuyển học bạ giúp giảm thiểu áp lực thi cử ở kỳ thi THPTQG cho các thí sinh, gia tăng cơ hội đỗ vào các trường đại học mơ ước. Để có được kết quả xét tuyển tốt nhất, bạn nên theo dõi thông báo của các trường đại học mình muốn đăng ký và chuẩn bị hồ sơ một cách kỹ lưỡng, tránh sai sót.
Nếu có thắc mắc cần giải đáp về đăng ký xét tuyển ở Đại học FPT, bạn có thể liên hệ theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!
-
Hotline: (024) 7300 5588
-
Địa chỉ: Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc – Km29 Đại lộ Thăng Long, Thạch Thất, TP. HN
Câu hỏi thường gặp
01
Điều kiện thi học bổng năm 2024
Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):
- Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
- Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
- Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)
Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.
Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.
02
Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024
Mã trường: FPT
Khối ngành | Ngành | Mã ngành | Chuyên Ngành |
III | Quản trị kinh doanh | 7340101 | Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng. |
V | Công nghệ thông tin | 7480201 | Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số. |
VII | Công nghệ truyền thông (dự kiến) | 7320106 | Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng. |
Ngôn ngữ Anh | 7220201 | Ngôn ngữ Anh | |
Ngôn ngữ Nhật | 7220209 | Song ngữ Nhật – Anh | |
Ngôn ngữ Hàn Quốc | 7220210 | Song ngữ Hàn – Anh | |
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) | 7220204 | Song ngữ Trung – Anh |
03
Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?
Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.
04
Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?
Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.
05
Lộ trình học của Sinh viên
- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc
- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.
- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập
- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT
06
Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT
Bus số 74; 107; 88; 117; 119
07
Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?
Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.
Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).
08
Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội
- Website: https://hanoi.fpt.edu.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi
- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt
- Hotline: 02473005588