10+ vị trí làm việc sau khi học ngành công nghệ truyền thông
Các bạn học ngành công nghệ truyền thông có thể làm việc ở các lĩnh vực như: quảng cáo, sự kiện, truyền hình, giảng dạy… Ngành công nghệ truyền thông đang mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng cho các bạn trẻ. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về Học công nghệ truyền thông ra làm gì? cũng như những thông tin cần thiết để bạn có thể hiểu hơn về công việc ngành công nghệ truyền thông.
Ngành công nghệ truyền thông mở ra nhiều cơ hội việc làm đa dạng và phong phú. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể lựa chọn nhiều con đường nghề nghiệp khác nhau, tùy thuộc vào sở thích và kỹ năng của bản thân. Dưới đây là một số vị trí công việc tiêu biểu trong lĩnh vực quảng cáo, sự kiện, báo chí, cùng với những yêu cầu và cơ hội thăng tiến tương ứng.
1. Lĩnh vực quảng cáo, sự kiện, báo chí
1.1. Chuyên viên tổ chức các sự kiện quảng cáo
Công việc tổ chức sự kiện yêu cầu người phụ trách lập kế hoạch và thực hiện các sự kiện nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Vị trí này yêu cầu các kỹ năng:
- Khả năng quản lý thời gian
- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
- Sự sáng tạo trong việc thiết kế các sự kiện độc đáo, hấp dẫn.
Cơ hội thăng tiến trong lĩnh vực này rất rõ ràng, từ vị trí nhân viên tổ chức sự kiện có thể phát triển lên quản lý sự kiện, thậm chí giám đốc sự kiện, đối với những cá nhân có kinh nghiệm và thành tích nổi bật. Chuyên viên tổ chức sự kiện quảng cáo có thể làm việc ở những nơi sau:
- Các công ty tổ chức sự kiện, doanh nghiệp lớn với bộ phận marketing
- Các agency quảng cáo
- Việc làm tự do (freelance)
Nghề này phù hợp với những đối tượng năng động, yêu thích sự sáng tạo và muốn làm việc trong môi trường đòi hỏi sự linh hoạt, nhanh nhẹn.
1.2. Chuyên viên marketing, PR
Chuyên viên marketing, PR có nhiệm vụ xây dựng chiến lược tiếp thị, quản lý thương hiệu và quan hệ công chúng cho doanh nghiệp.
Các kỹ năng cần có của vị trí này:
- Kỹ năng giao tiếp, viết lách tốt
- Khả năng lập kế hoạch chiến lược, phân tích thị trường.
Cơ hội thăng tiến bao gồm các vị trí cao hơn như trưởng phòng marketing hoặc giám đốc truyền thông. Chuyên viên marketing, PR có thể làm việc tại:
- Các công ty, tập đoàn lớn có bộ phận marketing
- Các agency truyền thông và PR
- Các tổ chức phi lợi nhuận
- Các doanh nghiệp nhỏ và startup với vai trò quản lý toàn bộ chiến lược tiếp thị và PR
Công việc này thích hợp cho những ai có tư duy chiến lược, sáng tạo và muốn làm việc trong một môi trường năng động, đa dạng.
1.3. Chuyên viên sáng tạo nội dung
Chuyên viên sáng tạo nội dung có nhiệm vụ xây dựng chiến lược tiếp thị, quản lý thương hiệu và quan hệ công chúng cho doanh nghiệp.
Để thành công trong vai trò này, bạn cần có
- Kỹ năng giao tiếp, viết lách tốt
- Khả năng lập kế hoạch chiến lược và phân tích thị trường.
Cơ hội thăng tiến bao gồm các vị trí cao hơn như trưởng phòng marketing hoặc giám đốc truyền thông. Chuyên viên sáng tạo nội dung thể làm việc tại:
- Cc agency truyền thông
- Công ty quảng cáo, phòng marketing của các doanh nghiệp lớn
- Startup
- Làm việc tự do như một freelance writer
- Cộng tác với các nền tảng truyền thông số, blog, và các kênh mạng xã hội
Công việc này thích hợp cho những ai có tư duy chiến lược, sáng tạo và muốn làm việc trong một môi trường năng động, đa dạng.
1.4. Biên tập viên
Biên tập viên chịu trách nhiệm biên tập, chỉnh sửa nội dung để đảm bảo chất lượng và độ chính xác của thông tin.
Kỹ năng cần thiết bao gồm:
- Viết lách
- Biên tập
- Làm việc dưới áp lực thời gian chặt chẽ
Vị trí này có cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn như trưởng ban biên tập hoặc giám đốc biên tập. Biên tập viên có thể làm việc tại:
- Các tòa soạn báo, tạp chí, nhà xuất bản
- Các đài truyền hình
- Trên các nền tảng truyền thông trực tuyến
- Công ty xuất bản sách
- Các tổ chức phi lợi nhuận có nhu cầu sản xuất nội dung chất lượng cao.
Công việc này phù hợp với những người có tính tỉ mỉ, cẩn thận và yêu thích công việc liên quan đến ngôn ngữ và văn bản.
1.5. Phóng viên
Phóng viên là người chịu trách nhiệm thu thập thông tin, viết bài và thực hiện các báo cáo tin tức cho các cơ quan báo chí hoặc đài truyền hình.
Công việc này đòi hỏi kỹ năng:
- Giao tiếp tốt
- Khả năng tìm kiếm thông tin
- Làm việc dưới áp lực thời gian
Cơ hội thăng tiến có thể bao gồm các vị trí như biên tập viên hoặc giám đốc thông tin. Phóng viên có thể làm việc tại:
- Cơ quan báo chí
- Đài phát thanh, đài truyền hình
- Các nền tảng truyền thông số.
Những người đam mê khám phá, thích sự nhanh nhạy và có kỹ năng phân tích tốt sẽ thấy công việc này phù hợp.
2. Lĩnh vực phim ảnh, truyền hình
Ngành công nghệ truyền thông còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong lĩnh vực phim ảnh và truyền hình. Đây là một lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo cao, khả năng làm việc nhóm, và kiến thức sâu rộng về công nghệ sản xuất phim và truyền hình. Dưới đây là một số vị trí công việc tiêu biểu mà sinh viên tốt nghiệp có thể theo đuổi.
2.1. Nhà sản xuất phim, biên kịch
- Nhà sản xuất chịu trách nhiệm quản lý ngân sách, điều phối các hoạt động sản xuất và làm việc chặt chẽ với đạo diễn và biên kịch để đảm bảo tầm nhìn của dự án được thực hiện đúng đắn.
- Biên kịch là người sáng tạo ra cốt truyện và kịch bản cho phim, đòi hỏi khả năng viết lách sáng tạo, tư duy mạch lạc, và hiểu biết sâu về cấu trúc câu chuyện.
2.2. Điều phối sản xuất phim và truyền hình
- Đảm bảo rằng mọi hoạt động trong quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ và theo đúng kế hoạch, bao gồm việc quản lý lịch trình, tổ chức các buổi quay và phối hợp giữa các bộ phận khác nhau như đạo diễn, diễn viên, và đội ngũ kỹ thuật.
- Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian là vô cùng cần thiết trong vai trò này.
- Phù hợp với những người có khả năng làm việc dưới áp lực, chi tiết và có kỹ năng giao tiếp tốt.
2.3. Quản lý sản xuất
- Chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ quá trình sản xuất từ giai đoạn tiền kỳ đến hậu kỳ, đảm bảo dự án hoàn thành đúng hạn và trong ngân sách, đồng thời duy trì chất lượng sản phẩm.
- Yêu cầu kỹ năng lãnh đạo, quản lý tài chính và hiểu biết sâu rộng về quy trình sản xuất phim và truyền hình.
- Có thể thăng tiến lên vị trí giám đốc sản xuất hoặc nhà sản xuất điều hành.
2.4. Kỹ thuật viên đồ họa và hiệu ứng hình ảnh
- Chuyên tạo ra các hiệu ứng hình ảnh đặc biệt và đồ họa cho phim và chương trình truyền hình.
- Đòi hỏi kỹ năng sử dụng các phần mềm đồ họa và kỹ năng sáng tạo để tạo ra những hình ảnh sống động, chân thực.
- Phù hợp với những ai có niềm đam mê với công nghệ và đồ họa và muốn góp phần tạo nên những bộ phim, chương trình truyền hình hấp dẫn.
- Có thể tiến xa hơn đến các vị trí như giám sát hiệu ứng hình ảnh hoặc đạo diễn kỹ xảo.
3. Lĩnh vực giảng dạy
3.1. Giảng viên
- Chịu trách nhiệm giảng dạy các môn học liên quan đến truyền thông, marketing, báo chí và kỹ năng số tại các trường đại học, cao đẳng hoặc trung tâm đào tạo.
- Đòi hỏi khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, kiến thức sâu rộng về ngành, và kỹ năng nghiên cứu.
- Có thể tham gia vào các dự án nghiên cứu và xuất bản các bài báo khoa học, đóng góp vào sự phát triển của ngành.
- Phù hợp với những ai có đam mê giảng dạy và mong muốn làm việc trong môi trường học thuật.
3.2. Chuyên gia đào tạo về truyền thông, marketing
- Thường làm việc tại các công ty, tổ chức đào tạo hoặc làm việc độc lập như một nhà tư vấn.
- Cung cấp các khóa học, hội thảo, và chương trình đào tạo cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn nâng cao kỹ năng trong lĩnh vực truyền thông và marketing.
- Yêu cầu kiến thức chuyên môn sâu rộng, kỹ năng sư phạm, và khả năng thiết kế chương trình đào tạo hiệu quả.
- Phù hợp với những người có kinh nghiệm thực tế trong ngành và muốn chia sẻ kiến thức, giúp người khác phát triển kỹ năng.
4. Freelance
- Đảm nhận nhiều vai trò khác nhau như viết nội dung, quản lý mạng xã hội, thiết kế đồ họa, sản xuất video, và nhiều hơn nữa.
- Cho phép bạn làm việc với nhiều khách hàng và dự án đa dạng, từ đó mở rộng mạng lưới chuyên nghiệp và phát triển kỹ năng đa dạng.
- Cần có kỹ năng quản lý thời gian, khả năng tự tổ chức công việc và tính tự giác cao.
- Phù hợp với những ai yêu thích sự linh hoạt, tự do sáng tạo và mong muốn cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.
5. Mức lương ngành công nghệ truyền thông
Theo thống kê từ VietNam Salary, mức lương trung bình của ngành công nghệ truyền thông là 9.400.000 VNĐ/tháng, được đánh giá là tương đối cao so với nhiều ngành nghề khác. Đặc biệt, những vị trí có kinh nghiệm và cấp bậc cao sẽ nhận được mức thu nhập hấp dẫn hơn.
Mức lương trong ngành công nghệ truyền thông có sự dao động khá lớn, từ mức khởi điểm cho đến các vị trí cấp cao. Mức lương này thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên môn, hình thức làm việc (full-time, part-time, freelance), lĩnh vực làm việc (quảng cáo, marketing, sản xuất nội dung, truyền hình...), và vị trí địa lý (khu vực thành phố lớn hay tỉnh lẻ).
Dưới đây là bảng tổng quan mức lương trung bình trong một số lĩnh vực cụ thể:
Lĩnh vực | Mức lương trung bình |
Quảng cáo | 10.000.000 - 30.000.000 VNĐ/tháng |
Tổ chức sự kiện | 10.000.000 - 20.000.000 VNĐ/tháng |
Marketing | 9.000.000 - 18.000.000 VNĐ/tháng |
Sản xuất sản phẩm truyền thông | 10.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng |
Báo chí | 11.160.000 - 14.400.000 VNĐ/tháng |
Quan hệ công chúng | 9.000.000 - 18.000.000 VNĐ/tháng |
Freelancer | 5.000.000 - 50.000.000 VNĐ/tháng (tùy vào dự án và kinh nghiệm) |
Bạn có thể tham khảo chi tiết mức lương Công nghệ truyền thông mới ra trường tại đây. Lương Công nghệ truyền thông mới ra trường: Từ 5 - 12 triệu/tháng
6. 8 kỹ năng cần có khi làm trong ngành công nghệ truyền thông
Để thành công trong ngành công nghệ truyền thông, bạn cần trang bị cho mình một bộ kỹ năng toàn diện và phù hợp với yêu cầu công việc đa dạng của ngành này. Dưới đây là những kỹ năng quan trọng mà bạn nên phát triển:
1 - Kỹ năng giao tiếp: Bạn cần biết cách giao tiếp không chỉ bằng lời nói mà còn qua văn bản, hình ảnh, video, và các phương tiện truyền thông khác. Khả năng này không chỉ quan trọng trong việc tạo dựng nội dung mà còn cần thiết khi làm việc nhóm, thuyết trình dự án, hay tiếp xúc với khách hàng và đối tác.
2 - Thành thạo ngoại ngữ: Ngoại ngữ giúp bạn dễ dàng tiếp cận với các nguồn tài liệu, nghiên cứu quốc tế, và hợp tác với đối tác từ nhiều quốc gia khác nhau. Điều này cũng rất cần thiết nếu bạn muốn làm việc tại các công ty đa quốc gia hoặc tham gia vào các dự án quốc tế.
3 - Kỹ năng xử lý vấn đề: Bạn cần biết cách xử lý các tình huống bất ngờ, từ những lỗi kỹ thuật đến những phản hồi tiêu cực từ khách hàng. Kỹ năng này không chỉ giúp bạn xử lý các tình huống khó khăn mà còn giúp bạn cải thiện chất lượng sản phẩm truyền thông và tạo dựng uy tín cá nhân trong ngành.
4 - Khả năng thích ứng linh hoạt & nhạy bén: Ngành công nghệ truyền thông luôn thay đổi và phát triển nhanh chóng với sự xuất hiện của các công nghệ mới và xu hướng thị trường. Do đó, khả năng thích ứng linh hoạt và nhạy bén với sự thay đổi là một kỹ năng quan trọng. Bạn cần luôn sẵn sàng học hỏi, cập nhật kiến thức và kỹ năng mới để đáp ứng các yêu cầu công việc và bắt kịp xu hướng.
5 - Kỹ năng làm việc nhóm: Hầu hết các dự án truyền thông đều cần sự đóng góp của nhiều chuyên gia khác nhau như nhà thiết kế, nhà sản xuất nội dung, chuyên viên marketing, và kỹ thuật viên. Kỹ năng làm việc nhóm tốt giúp bạn phối hợp hiệu quả, tôn trọng ý kiến đồng đội và đóng góp tích cực vào mục tiêu chung của nhóm.
6 - Kỹ năng sáng tạo: Bạn cần có khả năng suy nghĩ đột phá và tạo ra những ý tưởng mới mẻ để thu hút khán giả và tạo ra nội dung truyền thông hấp dẫn. Kỹ năng này đòi hỏi bạn phải luôn cập nhật với các xu hướng mới, biết cách kết hợp các ý tưởng và áp dụng chúng một cách sáng tạo trong công việc.
7 - Kỹ năng sử dụng công nghệ và công cụ truyền thông: Thành thạo các công cụ và phần mềm chuyên ngành như Photoshop, Illustrator, Premiere Pro, After Effects, và các nền tảng quản lý nội dung (CMS) là một yêu cầu cần thiết. Bạn cần biết cách sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để đo lường hiệu quả của các chiến dịch truyền thông và điều chỉnh chiến lược một cách phù hợp.
8 - Kỹ năng phân tích dữ liệu: Khả năng phân tích thị trường và hiểu rõ tâm lý khách hàng giúp bạn tạo ra những chiến lược truyền thông hiệu quả hơn. Điều này bao gồm việc nắm bắt xu hướng tiêu dùng, thói quen sử dụng truyền thông của khách hàng, và phân tích cạnh tranh để đưa ra các giải pháp phù hợp.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Học công nghệ truyền thông ra làm gì? Ngành Công nghệ truyền thông đang mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn với mức lương cạnh tranh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các chương trình đào tạo chuyên sâu ngành Công nghệ truyền thông tại các trường đại học để có sự lựa chọn tốt nhất cho tương lai nghề nghiệp của mình.
Ngành Công nghệ Truyền thông tại Trường Đại học FPT trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực tế trong lĩnh vực truyền thông, đồng thời đem tới những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Để biết thêm thông tin chi tiết hơn, thí sinh có thể liên hệ qua các phương thức dưới đây:
Trường Đại học FPT Hà Nội - 1 trong 5 cơ sở trực thuộc Trường Đại học FPT
- Email: [email protected]
- Hotline: (024) 7300 5588
- Địa chỉ: Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc – Km29 Đại lộ Thăng Long, Thạch Thất, TP. HN
Câu hỏi thường gặp
01
Điều kiện thi học bổng năm 2024
Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):
- Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
- Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
- Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)
Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.
Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.
02
Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024
Mã trường: FPT
Khối ngành | Ngành | Mã ngành | Chuyên Ngành |
III | Quản trị kinh doanh | 7340101 | Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng. |
V | Công nghệ thông tin | 7480201 | Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số. |
VII | Công nghệ truyền thông (dự kiến) | 7320106 | Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng. |
Ngôn ngữ Anh | 7220201 | Ngôn ngữ Anh | |
Ngôn ngữ Nhật | 7220209 | Song ngữ Nhật – Anh | |
Ngôn ngữ Hàn Quốc | 7220210 | Song ngữ Hàn – Anh | |
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) | 7220204 | Song ngữ Trung – Anh |
03
Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?
Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.
04
Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?
Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.
05
Lộ trình học của Sinh viên
- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc
- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.
- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập
- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT
06
Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT
Bus số 74; 107; 88; 117; 119
07
Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?
Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.
Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).
08
Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội
- Website: https://hanoi.fpt.edu.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi
- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt
- Hotline: 02473005588