[Tư vấn] Học Digital Marketing ra làm gì? 10+ công việc có nhu cầu tuyển dụng cao

Bạn thắc mắc về việc học Digital Marketing ra làm gì? Ngành Digital Marketing mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên mới ra trường như như SEO, Content, PR, Branding, Quảng cáo,... Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 10 + vị trí công việc khác nhau sau khi học xong Digital Marketing và đưa cho bạn lời khuyên để chọn được công việc phù hợp với bản thân nhất. Cùng theo dõi nhé!

Lĩnh vực việc làm sau khi học Digital Marketing Mô tả công việc Digital Marketing Nhân sự phù hợp
SEO Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để cải thiện thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm. Có sự sáng tạo và tư duy chiến lược, thích phân tích dữ liệu và nghiên cứu hành vi tìm kiếm của người dùng
Content Tạo ra nội dung chất lượng và hấp dẫn để thu hút và gắn kết khách hàng. Có sự sáng tạo, tư duy phân tích, yêu thích viết và biên tập nội dung, sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và linh hoạt
Social Media Quản lý và phát triển chiến lược truyền thông xã hội, tương tác với khách hàng và xây dựng thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội. Yêu thích sáng tạo nội dung, sự tương tác trên mạng xã hội, thích ứng nhanh với các thay đổi
Branding Xây dựng và quản lý thương hiệu, tạo dựng hình ảnh đồng nhất và giá trị độc đáo cho công ty. Thích nghiên cứu, tìm hiểu sâu về thương hiệu, thích tạo ra những ý tưởng độc đáo và phá cách, thích ứng nhanh với xu hướng
Quảng cáo Tạo và triển khai chiến dịch quảng cáo trực tuyến để thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Có tư duy logic, thích nghiên cứu sâu về thị trường, thích phân tích dữ liệu và phải cực kỳ nhạy bén với xu hướng
Thiết kế Tạo ra các thiết kế hình ảnh, đồ họa và giao diện trực quan để thúc đẩy trải nghiệm người dùng. Thích hội họa, mỹ thuật, có tính thẩm mỹ cao, cầu toàn, tỉ mỉ và chi tiết
Sales Tư vấn và xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đạt được mục tiêu doanh số bán hàng. Có kỹ năng giao tiếp tốt, giỏi thuyết phục và đàm phán
Research Nghiên cứu thị trường và khách hàng để đưa ra các chiến lược và quyết định dựa trên dữ liệu. Yêu thích nghiên cứu, phân tích dữ liệu, thích khám phá thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và có tư duy chiến lược tốt.
PR Sử dụng “sức mạnh của truyền thông” để xây dựng hình ảnh tích cực của cá nhân hoặc doanh nghiệp Có kỹ năng giao tiếp tốt, thích mở rộng nhiều mối quan hệ, đam mê viết lách, thích xem và nắm bắt các tin tức mới
Thương mại điện tử Quảng bá, bán hàng, quản lý đơn hàng và tương tác khách hàng trên các sản Thương mại điện tử

Có đam mê về công nghệ, kinh doanh trực tuyến, có kỹ năng quản lý, giao tiếp và tiếp thị trực tuyến, khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh kỹ thuật số

Marketing chung Nghiên cứu thị trường, lên chiến lược tiếp thị nội dung, quảng cáo, quản lý thương hiệu, phân tích và đánh giá hiệu suất, giao tiếp và kỹ năng mềm

Sáng tạo, khả năng giao tiếp tốt, có tư duy phân tích tốt

1. Học Digital Marketing ra làm gì? 10+ lĩnh vực việc làm sau khi học Digital Marketing

“Học Digital Marketing ra làm gì?” là thắc mắc của nhiều bạn trẻ khi mới tiếp xúc và tìm hiểu lĩnh vực này. Vậy chúng ta có thể làm được những gì sau khi hoàn thành chương trình học Digital Marketing. Cùng tham khảo mô tả công việc Digital Marketing dưới đây nhé.

1.1. Search Engine Optimization (SEO)

SEO là quá trình tối ưu hóa website để nâng cao thứ hạng và khả năng hiển thị của website trên các công cụ tìm kiếm như Google. Khi làm SEO, bạn sẽ cần nghiên cứu từ khóa, tối ưu nội dung, thực hiện các chiến lược và kỹ thuật tối ưu hóa website để cải thiện vị trí và tăng lượng truy cập trang web. Nhân sự trong lĩnh vực SEO có thể làm các công việc như:

  • Chuyên viên kỹ thuật SEO: Phân tích và đánh giá website, tối ưu hóa cấu trúc, nội dung bài viết, trải nghiệm trên trang, nghiên cứu từ khóa, xây dựng liên kết trang,...
  • Seo Manager: Quản lý và triển khai chiến lược SEO, đưa ra các giải pháp tối ưu hóa từ khóa, nội dung và cấu trúc website,...

Lĩnh vực này phù hợp với những bạn có tư duy chiến lược, thích phân tích dữ liệu và nghiên cứu hành vi tìm kiếm của người dùng. Mức lương trung bình của nhân sự trong lĩnh vực SEO thường dao động từ 10 triệu VNĐ đến 30 triệu VNĐ/tháng.

Nhân sự trong lĩnh vực SEO cần hiểu về cách hoạt động của công cụ tìm kiếm, thuật toán, các yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng trang web trong kết quả tìm kiếm
Nhân sự trong lĩnh vực SEO cần hiểu về cách hoạt động của công cụ tìm kiếm, thuật toán, các yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng trang web trong kết quả tìm kiếm

1.2. Học Digital Marketing ra làm Content Marketing

Lĩnh vực thứ 2 giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc học Digital Marketing ra làm gì, đây là một lĩnh vực được rất nhiều các bạn sinh viên theo học và làm việc, cùng theo dõi chi tiết dưới đây:

Content Marketing là công việc sáng tạo nội dung trên đa dạng các nền tảng để thu hút và đem lại thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng. Một số vị trí trong lĩnh vực Content Marketing có thể kể đến như:

  • Content Writer: Sáng tạo nội dung cho các phương tiện truyền thông, website, blog, bài viết và các nền tảng trực tuyến khác, tạo ra nội dung hấp dẫn và có giá trị cho khách hàng hoặc độc giả. Trong Content Writer bao gồm Content SEO và Content Social.

Nghề Content SEO sẽ sáng tạo và quản lý content trên website, nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng, góp phần tối ưu hóa nội dung để tăng thứ hạng trang web trên công cụ tìm kiếm. Còn Content Social là sáng tạo và quản lý nội dung trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube, Tiktok,... để xây dựng hình ảnh thương hiệu và tương tác với khách hàng.

  • Copywriter: Sáng tạo các câu slogan, khẩu hiệu và các phần mô tả trong các quảng cáo, bài viết trên truyền thông và các nền tảng trực tuyến.

Lĩnh vực này sẽ phù hợp với những bạn có đam mê với nghề viết, sáng tạo nội dung, có tư duy phân tích, sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và linh hoạt. Mức lương trung bình của lĩnh vực Content Marketing sẽ dao động trong khoảng từ 12 - 15 triệu đồng/ tháng.

Content Marketing là một mảng quan trọng trong lĩnh vực Digital Marketing, tập trung vào việc tạo ra và chia sẻ nội dung giá trị và hấp dẫn nhằm thu hút và gắn kết khách hàng
Học Digital Marketing ra làm gì? Bạn có thể làm Content Marketing tập trung vào việc tạo ra và chia sẻ nội dung giá trị và hấp dẫn nhằm thu hút và gắn kết khách hàng

1.3. Social Media Marketing

Người làm Social Media Marketing có nhiệm vụ quản lý, sáng tạo nội dung và các chiến dịch trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube, Tiktok,... để xây dựng mối quan hệ, tương tác và quảng bá thương hiệu, nhằm thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Một số vị trí nghề nghiệp trong lĩnh vực này có thể kể đến như:

  • Content Creator: Sáng tạo nội dung dưới nhiều hình thức như bài viết, hình ảnh, video,.. trên các nền tảng truyền thông xã hội để thu hút khách hàng.
  • Influencer Marketing: Xây dựng và quản lý chiến dịch tiếp thị sử dụng người có ảnh hưởng trên mạng xã hội.
  • Media Assistant: Hỗ trợ trong công việc truyền thông và quảng cáo, bao gồm lập kế hoạch và quản lý nội dung.
  • Lĩnh vực này phù hợp với những bạn yêu thích sáng tạo nội dung, sự tương tác trên mạng xã hội và thích ứng nhanh với các thay đổi. Mức lương trung bình trong lĩnh vực Social Media Marketing sẽ dao động từ 10 - 15 triệu VNĐ/ tháng.
Học ngành Digital Marketing ra làm gì? Bạn có thể làm Social Media tập trung xây dựng thương hiệu, tương tác với khách hàng...
Học ngành Digital Marketing ra làm gì? Bạn có thể làm Social Media tập trung xây dựng thương hiệu, tương tác với khách hàng...

1.4. Học Digital Marketing ra làm về Branding

Một lĩnh vực khá thú vị và đòi hỏi tư duy sáng tạo, nhạy bén trong công việc đó là Branding, cùng tìm hiểu rõ hơn về lĩnh vực này để làm rõ câu hỏi Digital Marketing ra làm gì nhé.

Branding là quá trình xây dựng và quản lý các yếu tố đặc trưng của 1 thương hiệu hoặc nhãn hàng như tên gọi, logo, thông điệp và giá trị của thương hiệu, nhằm tạo dựng và duy trì sự nhận diện, niềm tin và sự khác biệt trong tâm trí khách hàng.

1 Chuyên viên Branding cần nghiên cứu thị trường, tạo ra chiến lược định vị và tăng độ nhận diện thương hiệu, xây dựng thông điệp với từng chiến dịch, cũng như xây dựng mối quan hệ và quản lý thương hiệu để tạo sự tương tác và ảnh hưởng tích cực tới khách hàng.

Lĩnh vực này phù hợp với những bạn thích nghiên cứu, tìm hiểu sâu về thương hiệu, thích tạo ra những ý tưởng độc đáo và phá cách và thích ứng nhanh với xu hướng. Mức lương trung bình trong lĩnh vực Branding thường dao động từ 14 - 23 triệu đồng/tháng.

Người làm trong lĩnh vực Branding cần hiểu rõ về các khái niệm cơ bản của branding, quy trình xây dựng và quản lý thương hiệu, và các yếu tố tạo nên một thương hiệu mạnh.
Người làm trong lĩnh vực Branding cần hiểu rõ về các khái niệm cơ bản của branding, quy trình xây dựng và quản lý thương hiệu, và các yếu tố tạo nên một thương hiệu mạnh.

1.5. Quảng cáo

Lĩnh vực tiếp theo giúp bạn giải đáp được băn khoăn về việc Digital Marketing ra làm gì đó là Quảng cáo. Cùng tìm hiểu xem trong công việc này chúng ta sẽ phải làm những gì và mức lương ra sao nhé.

Quảng cáo là việc xây dựng và triển khai các chiến dịch quảng cáo trực tuyến bằng nhiều hình thức như video, hình ảnh, tổ chức sự kiện,... nhằm tăng cường nhận diện thương hiệu, thu hút lưu lượng truy cập và tạo doanh thu cho doanh nghiệp. Ở mảng quảng cáo sẽ có những vị trí nghề nghiệp như:

  • Chuyên viên quảng cáo: Quản lý chiến dịch quảng cáo để tăng tiếp cận và tương tác với khách hàng trên các nền tảng như Google Ads, Facebook Ads,...
  • Thiết kế quảng cáo: Tạo thiết kế sáng tạo cho quảng cáo để tăng nhận diện thương hiệu.
  • Truyền thông và tổ chức sự kiện: Quản lý truyền thông và tổ chức sự kiện để tạo sự chú ý và tương tác với khách hàng. Ví dụ, khi là nhân sự của mảng này, bạn sẽ tham gia vào các dự án tổ chức các sự kiện ra mắt sản phẩm, họp báo,...dành cho các nhãn hàng, doanh nghiệp,...

Lĩnh vực này phù hợp với những bạn có tư duy logic, thích nghiên cứu sâu về thị trường, thích phân tích dữ liệu và phải cực kỳ nhạy bén với xu hướng. Mức lương trung bình của các Marketer làm việc trong lĩnh vực quảng cáo sẽ dao động từ 8 - 12 triệu đồng/ tháng. 

Học Digital Marketing ra làm gì? Bạn có thể làm quảng cáo giúp xây dựng và tăng cường nhận thức về thương hiệu
Học Digital Marketing ra làm gì? Bạn có thể làm quảng cáo giúp xây dựng và tăng cường nhận thức về thương hiệu

1.6. Học Digital Marketing ra làm thiết kế

Công việc thiết kế sẽ liên quan đến tạo ra các hình ảnh, video và giao diện trực quan để thúc đẩy trải nghiệm người dùng. Mảng thiết kế trong Digital Marketing sẽ có các vị trí nghề nghiệp như:

  • Designer: Tạo ra các thiết kế đồ họa sáng tạo và độc đáo trên môi trường kỹ thuật số.
  • Editor: Chỉnh sửa và biên tập nội dung, hình ảnh, video,... để tạo ra tác phẩm chất lượng trên môi trường kỹ thuật số.

Lĩnh vực này phù hợp với những bạn thích hội họa, mỹ thuật, có tính thẩm mỹ cao, cầu toàn, tỉ mỉ và chi tiết. Mức lương trung bình dành cho các Marketer ở lĩnh vực thiết kế sẽ dao động trong khoảng 15 triệu VNĐ/tháng. 

Thiết kế đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực Digital Marketing để tạo ra nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng và tăng cường trải nghiệm người dùng
Thiết kế đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực Digital Marketing để tạo ra nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng và tăng cường trải nghiệm người dùng

1.7. Sales - Bán hàng

Mảng Sales - Bán hàng trong Digital Marketing là quá trình tiếp cận, tương tác và thuyết phục khách hàng để mua sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua các kênh trực tuyến. Một số công việc mà bạn có thể ứng tuyển trong mảng Sales - Bán hàng có thể kể đến như:

  • Nhân viên bán hàng: Tư vấn và bán sản phẩm/dịch vụ để đạt mục tiêu doanh số và làm hài lòng khách hàng.
  • Account Pitching: Tạo và trình bày bản thuyết trình để thu hút và thuyết phục khách hàng đầu tư vào chiến dịch quảng cáo hoặc dự án, thường làm việc trong các tập đoàn hoặc các Agency Marketing.

Lĩnh vực này phù hợp với những bạn có kỹ năng giao tiếp tốt, giỏi thuyết phục và đàm phán. Mức lương trung bình ở mảng Sales - bán hàng hiện nay là từ 10 - 14 triệu đồng/ tháng. 

Ngành digital marketing ra trường làm gì? Bạn có thể làm Nhân viên Sale nếu bạn có khả năng giao tiếp tốt cũng như lắng nghe khách hàng
Học Digital Marketing ra làm gì? Bạn có thể làm Nhân viên Sale nếu bạn có khả năng giao tiếp tốt cũng như lắng nghe khách hàng

1.8. Học Digital Marketing ra nghiên cứu thị trường

Người làm Nghiên cứu thị trường cần thu thập và phân tích thông tin liên quan đến thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh để định hình chiến lược kinh doanh của công ty. Một số vị trí nghề nghiệp phổ biến trong mảng này bao gồm:

  • Market Research Analyst: Nghiên cứu và phân tích thị trường để cung cấp thông tin chiến lược cho kinh doanh.
  • Marketing Data Analyst: Phân tích dữ liệu tiếp thị để tối ưu hóa chiến dịch và đưa ra các chiến lược tiếp thị dựa trên dữ liệu.

Lĩnh vực này sẽ phù hợp với những bạn yêu thích sự nghiên cứu, phân tích dữ liệu, thích khám phá thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và có tư duy chiến lược tốt. Làm việc ở lĩnh vực Nghiên cứu thị trường, bạn sẽ có mức thu nhập trung bình từ 15 triệu đồng/ tháng. 

Nghiên cứu cung cấp thông tin cần thiết để định hình chiến lược Digital Marketing
Học ngành Digital Marketing ra làm gì? Bạn có thể làm về Nghiên cứu thị trường để định hình chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp

1.9. Học Digital Marketing ra làm PR

Mảng PR trong Digital Marketing tập trung vào việc sử dụng “sức mạnh của truyền thông” để xây dựng, quản lý hình ảnh, danh tiếng và mối quan hệ tốt của một công ty, thương hiệu hoặc cá nhân.

Một Chuyên viên Quan hệ công chúng sẽ cần lập kế hoạch truyền thông, tạo và phân phối thông điệp, quản lý tương tác với công chúng, xử lý tình huống khẩn cấp, xây dựng mối quan hệ với các phương tiện truyền thông và đối tác, cũng như đánh giá và đo lường hiệu quả của các chiến dịch truyền thông.

Lĩnh vực này phù hợp với những bạn có kỹ năng giao tiếp tốt, thích mở rộng nhiều mối quan hệ, đam mê viết lách, thích xem và nắm bắt các tin tức mới. Mức lương trung bình ở mảng này dao động từ 7 - 15 triệu đồng/ tháng.

Người làm PR có nhiệm vụ tạo ra các thông điệp tích cực và phù hợp, quản lý khủng hoảng và đảm bảo sự nhất quán trong việc truyền thông về thương hiệu
Người làm PR có nhiệm vụ tạo ra các thông điệp tích cực và phù hợp, quản lý khủng hoảng và đảm bảo sự nhất quán trong việc truyền thông về thương hiệu

1.10. Thương mại điện tử

Với thắc mắc nhiều bạn đang tìm hiểu về ngành Digital Marketing ra trường làm gì thì thương mại điện tử là công việc bạn có thể hướng đến.

Thương mại điện tử tập trung vào việc quảng bá, bán hàng, quản lý đơn hàng và tương tác khách hàng trên các sản Thương mại điện tử hoặc các nền tảng Mạng xã hội. Một số vị trí nghề nghiệp trong mảng Thương mại điện từ (TMĐT) bao gồm:

  • Chuyên viên TMĐT: Xây dựng và quản lý các trang web, gian hàng trực tuyến hoặc nền tảng TMĐT, nghiên cứu thị trường và khách hàng, thiết kế chiến lược bán hàng và tiếp thị trực tuyến, xử lý thanh toán, vận chuyển và dịch vụ khách hàng, theo dõi và đo lường hiệu quả của các hoạt động TMĐT.
  • Nhân viên tư vấn giải pháp TMĐT: Cung cấp hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc sử dụng các giải pháp thương mại điện tử để đạt được mục tiêu kinh doanh của họ.

Lĩnh vực này sẽ phù hợp với những bạn có đam mê về công nghệ, kinh doanh trực tuyến, có kỹ năng quản lý, giao tiếp và tiếp thị trực tuyến, khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh kỹ thuật số. Mức lương phổ biến ở mảng này sẽ dao động từ 12 - 19 triệu đồng/tháng. 

Marketer trong lĩnh vực thương mại điện tử cần hiểu về cách hoạt động của thương mại điện tử, quy trình mua bán trực tuyến và các công nghệ liên quan
Ngành digital marketing ra trường làm gì? Có thể làm trên các sàn Thương mại điện tử và cần hiểu về cách hoạt động của thương mại điện tử, quy trình mua bán trực tuyến và các công nghệ liên quan

1.11. Marketing chung

Trong tình hình suy thoái kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp buộc phải triển khai hoạt động marketing với số lượng nhân sự tối thiểu. Điều này khiến cho bộ phận Marketing gặp không ít khó khăn trong việc lên ý tưởng, vận hành, đánh giá và xử lý các vấn đề phát sinh.

Mặt khác, khối lượng công việc của các marketer phải đảm đương cũng tăng lên, để đảm bảo hiệu suất và mang lại doanh thu đòi hỏi sự hỗ trợ từ những giải pháp tự động hóa. Đó là lý do tại sao rất nhiều bạn trẻ ngày nay học Digital Marketing cũng ra làm Marketing chung, và điều này cũng có lợi ích và hạn chế nhất định...

Dưới đây là một số ví dụ về các vị trí phổ biến cho người mới ra trường trong lĩnh vực marketing:

  • Chuyên viên tiếp thị (Marketing Specialist): Đây là một vị trí cơ bản trong marketing. Bạn có thể tham gia vào việc thực hiện chiến dịch tiếp thị, làm việc với các công cụ tiếp thị trực tuyến, quản lý nội dung, và thực hiện các hoạt động khác liên quan đến tiếp thị.
  • Chuyên gia tiếp thị số (Digital Marketing Specialist): Đối với những người có kiến thức về marketing trực tuyến và kỹ năng trong các lĩnh vực như quảng cáo trả tiền cho click (PPC), quảng cáo trên mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), email marketing, và quảng cáo trực tuyến, vị trí này phù hợp.
  • Chuyên gia truyền thông xã hội (Social Media Specialist): Nếu bạn có sở thích về mạng xã hội và hiểu về cách tương tác với cộng đồng trực tuyến, vị trí này tập trung vào quản lý các tài khoản mạng xã hội và tạo chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng xã hội.
  • Chuyên viên thương hiệu (Brand Specialist): Vị trí này tập trung vào xây dựng và quản lý thương hiệu của công ty, bao gồm việc phát triển chiến lược thương hiệu và quảng cáo thương hiệu.
  • Chuyên gia quản lý dự án tiếp thị (Marketing Project Manager): Nếu bạn có khả năng quản lý dự án tốt, bạn có thể đảm nhiệm vị trí quản lý dự án tiếp thị, đảm bảo các chiến dịch được triển khai một cách hiệu quả.

1.12. Một số lĩnh vực khác

Ngoài một số công việc kể trên, người học Digital Marketing có thể làm ở một số lĩnh vực khác như:

  • Làm chủ cơ sở kinh doanh, khởi nghiệp với công ty truyền thông, quảng cáo riêng
  • Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo Digital Marketing

Như vậy, có thể thấy ngành Digital Marketing rất rộng và đem đến rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên mới ra trường. Bạn hoàn toàn có thể chọn phát triển chuyên sâu ở 1 lĩnh vực mà bạn cảm thấy phù hợp hoặc mạnh dạn thử sức với nhiều lĩnh vực để tích lũy thêm kinh nghiệm.

Vậy thì ngành học  Digital Marketing có dễ xin việc không? Cơ hội việc làm của ngành như thế nào? Đây cũng là một vấn đề muôn thở đối với các bạn trẻ theo đuổi ngành học Digital Marketing. Cùng Đại Học FPT tìm hiểu về nhu cầu việc làm và những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà doanh nghiệp cần khi tuyển dụng một nhân viên ngành này nhé.

2. 5 hình thức làm việc giúp nhân sự ngành Digital Marketing thoải mái phát triển

Có rất nhiều bạn mới tìm hiểu về lĩnh vực này thắc mắc về việc học Digital Marketing ra làm gì? Nên làm ở đâu để có thể phát triển tốt nhất? Mỗi môi trường sẽ có một điểm mạnh mà điểm hạn chế riêng.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thoải mái phát triển chuyên môn và kỹ năng của lĩnh vực, ngành nghề và vị trí bạn muốn làm ở những môi trường làm việc khác nhau như Agency, Client, Startup, Freelancer,...

Hình thức Mô tả  Ưu điểm Nhân sự phù hợp Thăng tiến

Agency

  • Là các công ty chuyên cung cấp dịch vụ Digital Marketing cho các công ty khác ở bất kỳ ngành nghề nào
  • 1 số Agency nổi tiếng trong ngành như SEONGON, Chin Media, Mango Ads,...
  • Được làm việc tại vị trí thuộc thế mạnh của bản thân
  • Tiếp xúc đa dạng ngành nghề, sản phẩm
  • Môi trường làm việc năng động, trẻ trung
  • Tăng tốc độ phát triển nghề nghiệp
  • Các bạn trẻ, sinh viên mới ra trường, muốn trải nghiệm nhiều để tích lũy kinh nghiệm
  • Có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt
  • Kỹ năng quản lý công việc và thời gian tốt
  • Tinh thần tự học và nâng cao
Thăng tiến trong môi trường agency thường liên quan đến việc quản lý nhiều dự án và khách hàng, có thể cần có kỹ năng lãnh đạo và quản lý dự án.
Client
  • Là các công ty kinh doanh thuộc 1 lĩnh vực bất kỳ
  • Công việc chính: xây dựng và thực hiện các chiến dịch Digital cho sản phẩm của công ty
  • Hiểu sâu về ngành và sản phẩm của công ty
  • Có cơ hội được thử sức thêm nhiều kỹ năng khác ngoài thế mạnh của mình
  • Hiểu và biết cách phân tích yêu cầu khách hàng
  • Có đam mê nghiên cứu, linh hoạt, thích thử thách
Thăng tiến trong công ty in-house có thể liên quan đến việc nắm vững và phát triển kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực cụ thể, cũng như đóng góp vào sự phát triển của tổ chức.

Ví dụ:

Tự khởi nghiệp Là bắt đầu và quản lý một doanh nghiệp về Digital Marketing của riêng bạn
  • Có toàn quyền quyết định và kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình.
  • Mang đến cơ hội để tự thể hiện và phát triển cá nhân
  • Môi trường làm việc linh hoạt
  • Sáng tạo, đam mê, sẵn lòng học hỏi và thử nghiệm
  • Có sự kiên nhẫn và quyết tâm
  • Có kỹ năng quản lý và lãnh đạo
---

Làm tự do - Freelancer

Là hình thức làm việc độc lập, không liên kết với một công ty hay tổ chức cụ thể, chỉ làm việc dựa trên hợp đồng ngắn hạn với các khách hàng.
  • Có sự tự do và linh hoạt trong việc quản lý thời gian và công việc của mình
  • Đa dạng khách hàng và dự án
  • Phát triển cá nhân và chuyên môn
  • Khả năng sắp xếp và quản lý thời gian
  • Kỹ năng giao tiếp và đàm phán hiệu quả
  • Khả năng chịu áp lực, deadline
  • Khả năng phát triển thương hiệu cá nhân
---

Viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đào tạo

Tham gia vào các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và phát triển kiến thức về Digital marketing
  • Có cơ hội tiếp cận những kiến thức mới nhất và tiến bộ trong lĩnh vực Digital Marketing
  • Ảnh hưởng và đóng góp vào giáo dục và nghiên cứu
  • Môi trường làm việc sáng tạo, khuyến khích độc lập, tư duy phản biện
  • Có hiểu biết sâu rộng về Digital Marketing
  • Có đam mê nghiên cứu và giảng dạy
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt
---

3. Lộ trình thăng tiến cho nhân sự ngành Digital Marketing

Sau khi đã nắm rõ về quá trình học Digital Marketing ra làm gì thì bạn cần biết về lộ trình thăng tiến trong công việc của bạn. Dù lựa chọn lĩnh vực nào thì ngành Digital Marketing cũng đều có lộ trình thăng tiến rõ ràng.

Để trở thành một chuyên gia Digital Marketing xuất sắc, các Marketer sẽ bắt đầu ở vị trí thực tập sinh, sau đó trở thành nhân viên chính thức rồi được thăng tiến làm trưởng nhóm, quản lý, trưởng phòng và cuối cùng là vị trí cao nhất - Giám đốc

Vị trí Thời điểm ứng tuyển phù hợp Mô tả công việc Digital Marketing Yêu cầu
Thực tập sinh Năm 3 hoặc mới ra trường nhưng chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên tốt nhất là nên xin làm thực tập sinh từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường để vừa tích lũy thêm được kiến thức và kinh nghiệm, vừa rút ngắn được khoảng thời gian thăng tiến sau này. Tham gia hỗ trợ công việc của nhân viên, các nhiệm vụ nhỏ, chủ yếu là học các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành Có tinh thần cầu thị và ham học hỏi, không yêu cầu cao về chuyên môn
Nhân viên Vị trí thử việc:

Sau khi vượt qua vị trí Thực tập sinh hoặc đã có kinh nghiệm làm việc từ 6 tháng - 1 năm

Thử việc khoảng 2 tháng, sẽ chịu trách nhiệm và thực hiện các hạng mục trong mô tả công việc nhưng sẽ được công ty hướng dẫn và đào tạo Không yêu cầu quá cao, chỉ cần nắm được những kiến thức cơ bản về chuyên môn và kỹ năng và thể hiện rõ định hướng phát triển và sự gắn bó với công ty
Nhân viên chính thức:

Sau khi hoàn thành 2 tháng thử việc, nếu hoàn thành đầy đủ những KPIs và các tiêu chí trong mô tả công việc

Chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn bộ những hạng mục trong mô tả công việc của vị trí mình đang làm Nắm rõ kiến thức và kỹ năng của lĩnh vực đang làm, có tư duy phân tích, sự tỉ mỉ trong công việc và khả năng làm việc nhóm.
Trưởng nhóm Có kinh nghiệm làm việc từ 3 - 5 năm và đã có những thành tựu nhất định trong công việc Chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động Digital Marketing của một đội nhóm từ 5 - 7 thành viên Có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về Digital Marketing, có các kỹ năng về lãnh đạo và quản lý đội ngũ.
Quản lý - Trưởng phòng Có kinh nghiệm làm việc từ 5 - 7 năm và đã có những thành tựu lớn và sức ảnh hưởng trong ngành Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động Digital Marketing của công ty

Có kỹ năng lãnh đạo đội ngũ lớn, có một tầm nhìn chiến lược

Ngoài ra, lộ trình thăng tiến của ngành Digital Marketing sẽ phụ thuộc vào môi trường mà bạn lựa chọn để gắn bó làm việc như phần trên chúng tôi đã chia sẻ. Ví dụ chi tiết về lộ trình thăng tiến của Content Marketing:

Lộ trình thăng tiến của Content Marketing tại Agency

  1. Content Marketing Intern
  2. Junior Content Marketing
  3. Executive Content Marketing
  4. Senior Content Marketing
  5. Creative Director

Lộ trình thăng tiến của Content Marketing hay SEO tại In-house

  1. Content Marketing Intern – Bước khởi đầu
  2. Nhân viên Content Marketing – Giai đoạn tích lũy
  3. Nhân viên SEO/quảng cáo – Phát triển mở rộng
  4. Leader Content Marketing – Phát triển theo chiều sâu
  5. Giám đốc nội dung – Phát triển theo chiều sâu
  6. Giám đốc Marketing – Phát triển theo chiều sâu

Các doanh nghiệp hiện nay đang tìm kiếm những tài năng trẻ có khả năng mang đến sự sáng tạo và hiệu quả trong việc tiếp cận thị trường kỹ thuật số. Vì vậy, mức lương Digital Marketing mới ra trường cũng khá hấp dẫn, bởi vì sự khan hiếm về những người hiểu rõ về cách tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo trực tuyến, xây dựng mặt trận truyền thông mạng xã hội và thúc đẩy tương tác với khách hàng.

Ngành digital marketing ra trường làm gì? Để làm việc tại viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đào tạo, Digital Marketer cần có kiến thức và hiểu biết sâu rộng về ngành
Để làm việc tại viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đào tạo, Digital Marketer cần có kiến thức và hiểu biết sâu rộng về ngành

4. 5 kỹ năng bắt buộc với Digital Marketer

Ngoài việc biết về ngành học Digital Marketing ra làm gì thì bạn cần trau dồi thêm các kỹ năng cần thiết để bổ trợ cho công việc. Tất cả các Marketer ở mọi lĩnh vực muốn trở thành một của chuyên gia Digital Marketing xuất sắc cần nắm chắc những kỹ năng ngay sau đây:

  • Kỹ năng chuyên môn chuyên sâu: Bạn không nhất thiết phải nắm vững hết tất cả các kiến thức của ngành, mà chỉ cần nắm chắc kiến thức của lĩnh vực mà bạn đang làm và muốn phát triển.
  • Kỹ năng lập kế hoạch và chiến lược: Giúp Marketer xác định mục tiêu, tối ưu hóa nguồn lực, định hướng và sắp xếp công việc, đo lường hiệu quả và đảm bảo sự nhất quán trong các dự án và tối ưu hóa kết quả.
  • Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình: Giúp xây dựng mối quan hệ với khách hàng, truyền đạt thông điệp tiếp thị, làm việc trong nhóm, giao tiếp trực tuyến và truyền thông xã hội, cũng như tương tác với đối tác và nhà cung cấp.
  • Kỹ năng quản lý: Giúp các Marketer có thể tổ chức công việc một cách hiệu quả, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ đúng thời hạn và đạt được mục tiêu đề ra, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và doanh nghiệp.
  • Kỹ năng giải quyết, xử lý vấn đề: Với sự thay đổi liên tục của các nền tảng số, kỹ năng này giúp người làm Digital Marketing có thể linh hoạt tìm ra giải pháp sáng tạo, chất lượng, thích ứng với những tính huống trong quá trình làm việc, gia tăng hiệu quả công việc.
Các kỹ năng như giao tiếp, sáng tạo, quản lý,... là một yếu tố không thể thiếu trên con đường trở thành Digital Marketer xuất sắc
Các kỹ năng như giao tiếp, sáng tạo, quản lý,... là một yếu tố không thể thiếu trên con đường trở thành Digital Marketer xuất sắc

5. Một số câu hỏi thường gặp về Digital Marketing

1 - Nên bắt đầu từ đâu để phát triển ngành Digital Marketing?

Để trở thành một Marketer chuyên nghiệp, bạn cần bắt đầu từ những kiến thức, kỹ năng cơ bản, sau đó là các kiến thức chuyên môn sâu. Khi đã bắt đầu nắm được kiến thức, bạn có thể bắt đầu tham gia thực hành ở các dự án và tích cực trau dồi thêm.

Để bắt đầu công việc Digital Marketing, bạn nên làm quen với những kiến thức cơ bản về ngành
Để bắt đầu công việc Digital Marketing, bạn nên làm quen với những kiến thức cơ bản về ngành

2 - Nên tập trung một mảng hay làm tất cả các lĩnh vực trong Digital Marketing?

Việc tập trung vào một mảng cụ thể trong Digital Marketing hay biết đa dạng về các khía cạnh của ngành sẽ phù hợp với định hướng phát triển của từng cá nhân khác nhau. Tập trung vào một mảng cụ thể sẽ phù hợp với những Marketer muốn phát triển kiến thức sâu và trở thành chuyên gia về một lĩnh vực nào đó. Định hướng này sẽ phù hợp với những bạn ưa thích môi trường làm việc Agency và Freelancer.

Ngược lại, biết đa dạng về các khía cạnh của Digital Marketing sẽ phù hợp với những Marketer muốn có sự linh hoạt và phát triển toàn diện trong công việc, bằng cách nắm vững tất cả các kiến thức về ngành sẽ mở ra cơ hội nghề nghiệp rộng hơn. Định hướng này sẽ phù hợp với những bạn ưa thích môi trường Client hoặc tự khởi nghiệp.

3 - Nên tìm kiếm thông tin tuyển dụng Digital Marketing ở đâu?

Để tìm kiếm thông tin tuyển dụng trong lĩnh vực Digital Marketing, bạn có thể tham khảo các nguồn thông tin từ trực tuyến như các trang web tuyển dụng, mạng xã hội,... cho đến các kênh trực tiếp như sự kiện, hội thảo,...Cụ thể như:

  • Website tuyển dụng việc làm: Các trang web tuyển dụng như Indeed, LinkedIn, TopCV
  • Mạng xã hội: Kết nối và tham gia vào các nhóm, trang, và cộng đồng chuyên về Digital Marketing trên LinkedIn, Facebook, Twitter, và Reddit.
  • Sự kiện và hội thảo: Tham gia các sự kiện, hội thảo, và buổi thảo luận liên quan đến Digital Marketing. Đây là nơi gặp gỡ và kết nối với các chuyên gia trong ngành, cũng như có cơ hội nghe về các vị trí việc làm mới.
  • Liên hệ trực tiếp với các công ty: Nếu có danh sách các công ty hoặc tổ chức mà bạn quan tâm, hãy liên hệ trực tiếp với họ thông qua email, điện thoại, hoặc gửi hồ sơ ứng tuyển.
Bạn có thể tìm kiếm việc làm Digital Marketing ở các website tuyển dụng, mạng xã hội,...
Bạn có thể tìm kiếm việc làm Digital Marketing ở các website tuyển dụng, mạng xã hội,...

4 - Mức lương ngành Digital Marketing khoảng bao nhiêu?

Theo thống kê của CareerBuilder, mức lương của nhân sự ngành Digital Marketing trung bình khoảng 12,5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như kinh nghiệm, hình thức, lĩnh vực làm việc hay sự phát triển của ngành, quy mô công ty, vị trí địa lý... .

Mức lương Digital Marketing mới ra trường sẽ giao động từ 5 - 9 triệu/tháng. Mức lương này sẽ thay đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như kinh nghiệm, hình thức, lĩnh vực làm việc hay sự phát triển của ngành, quy mô công ty, vị trí địa lý....

Như vậy, người học Digital Marketing có thể trở thành chuyên gia trong các lĩnh vực như SEO, Content Marketing, Social Media Marketing, Quảng cáo trực tuyến, và nhiều lĩnh vực khác của Digital Marketing.

Các Marketer đều có thể làm việc cho các công ty truyền thông, startup, agency hoặc làm việc tự do như một freelancer để tìm cho cho mình một hướng đi phù hợp.

Để trở thành một Digital Marketer chuyên nghiệp và thành công, bạn cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu. Bạn có thể học trau dồi và nâng cấp kiến thức chuyên môn bằng cách tham gia các khóa học ở trường đại học, trung tâm đào tạo hàng đầu về ngành Digital Marketing như Đại học FPT, SEONGON Academy,...

Ngoài câu hỏi: Học Digital Marketing ra làm gì? nếu có thắc mắc cần giải đáp về ngành Digital Marketing ở Đại học FPT, bạn có thể liên hệ theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!

Trường Đại học FPT Hà Nội - 1 trong 5 cơ sở trực thuộc Trường Đại học FPT

  • Email: [email protected]
  • Hotline: (024) 7300 5588
  • Địa chỉ: Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc – Km29 Đại lộ Thăng Long, Thạch Thất, TP. HN

Câu hỏi thường gặp

01 Điều kiện thi học bổng năm 2024

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):

  • Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
  • Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
  • Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

02 Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024

Mã trường: FPT

Khối ngành Ngành Mã ngành Chuyên Ngành
III Quản trị kinh doanh 7340101 Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
V Công nghệ thông tin 7480201 Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số.
VII Công nghệ truyền thông (dự kiến) 7320106 Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng.
Ngôn ngữ Anh 7220201 Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Nhật 7220209 Song ngữ Nhật – Anh
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 Song ngữ Hàn – Anh
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) 7220204 Song ngữ Trung – Anh

Đăng ký

03 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

04 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

05 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

06 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

07 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

08 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: https://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588