Học thiết kế vi mạch bán dẫn ở đâu? Gợi ý 3 hình thức học hiệu quả nhất

Đối với người mới bắt đầu theo học ngành Thiết kế Vi mạch bán dẫn, học chính quy tại các trường đại học, học trực tuyến qua các khóa học cơ bản, hay học các khóa học ngắn hạn về ngành sẽ là những lựa chọn hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về học thiết kế vi mạch bán dẫn ở đâu và những hình thức học cho người mới bắt đầu. Hãy cùng ĐH FPT tìm hiểu ngay nhé!

Chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn tại Đại học FPT là một trong những ngành học được chú trọng phát triển, với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Hãy cùng Đại học FPT tìm hiểu ngay về các khối thi chính của ngành vi mạch bán dẫn và điểm chuẩn của ngành này tại một số trường đại học, cao đẳng và trung cấp nhé!

1. Học chính quy tại các trường đại học

Thiết kế vi mạch bán dẫn là một ngành khá mới tại Việt Nam, nhưng có tiềm năng phát triển mạnh nên một số trường đại học đã đưa ngành vào chương trình giảng dạy chính quy.

1.1. Đại học FPT

Ngành Thiết kế Vi mạch Bán dẫn tại Đại học FPT là một chuyên ngành mới, thuộc khối ngành Công nghệ thông tin, với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Đại học FPT mang đến cho sinh viên cơ hội tiếp cận thực tế với các dự án lớn từ sớm, giúp họ sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động toàn cầu. Chương trình tại FPT là việc tích hợp lý thuyết với thực hành trong suốt quá trình đào tạo, tạo cơ hội cho sinh viên trải nghiệm môi trường doanh nghiệp ngay từ những năm đầu, đồng thời được học tập từ đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm trong ngành.

Chương trình đào tạo ngành thiết kế vi mạch bán dẫn tại Đại học FPT hiện đại, kết hợp lý thuyết và thực hành
Chương trình đào tạo ngành thiết kế vi mạch bán dẫn tại Đại học FPT hiện đại, kết hợp lý thuyết và thực hành
Ngành học: Công nghệ thông tin (chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn)

Phương thức tuyển sinh:

  • Xét kết quả xếp hạng học sinh THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://SchoolRank.fpt.edu.vn)
  • Xét tuyển thẳng
  • Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Điểm chuẩn: 21 điểm

Học phí: 28.700.000 - 32.500.000 VNĐ/học kỳ chính khóa

Địa chỉ: Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc – Km29 Đại lộ Thăng Long, Thạch Thất, TP. Hà Nội

Website: https://hanoi.fpt.edu.vn

1.2. Đại học Bách khoa

Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) có 2 chuyên ngành đào tạo trực tiếp và 7 ngành đào tạo liên quan đến thiết kế, sản xuất, đóng gói, kiểm thử, hỗ trợ ứng dụng chip bán dẫn. Những ngành này được xây dựng theo chuẩn quốc tế, có sự kết hợp giữa đào tạo lý thuyết và thực hành.

Chương trình đào tạo bao gồm các môn học về thiết kế vi mạch số và analog, hệ thống nhúng, kỹ thuật vi điện tử, thiết kế mạch số,... Sinh viên cũng được trang bị kỹ năng thiết kế, phân tích vi mạch, thực hành trên các thiết bị hiện đại, giúp có nền tảng và kỹ năng vững chắc.

 Những ngành đào tạo thiết kế vi mạch tại HUST được xây dựng theo chuẩn quốc tế, có sự kết hợp giữa đào tạo lý thuyết và thực hành
Những ngành đào tạo thiết kế vi mạch tại HUST được xây dựng theo chuẩn quốc tế, có sự kết hợp giữa đào tạo lý thuyết và thực hành
Ngành học: Thiết kế vi mạch, Công nghệ vi điện tử và nano, Kỹ thuật Điện tử viễn thông, Hệ thống nhúng điện, Tự động hóa, Cơ điện tử, Kỹ thuật máy tính/Khoa học máy tính, Vật lý kỹ thuật, Vật liệu/Vật liệu điện tử

Phương thức tuyển sinh:

  • Xét tuyển tài năng (XTTN)
  • Xét tuyển theo điểm thi Đánh giá tư duy (ĐGTD)
  • Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 (THPT)

Điểm chuẩn: 24 - 30 điểm

Học phí: 24.000.000 VNĐ đến 30.000.000 VNĐ/năm

Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Website: https://hust.edu.vn/

1.3. Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm 2024, Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã lên kế hoạch mở thêm ngành đào tạo thạc sĩ về Thiết kế vi mạch với sự hợp tác từ các hãng điện tử toàn cầu, thể hiện tầm nhìn của trường trong việc đáp ứng nhu cầu thiếu hụt nhân lực về thiết kế chip vi mạch tại Việt Nam.

Chương trình đào tạo của Đại học Công nghệ đặc biệt chú trọng vào các ứng dụng thực tế, hợp tác với các doanh nghiệp và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, giúp sinh viên nhanh chóng bắt kịp với các xu hướng công nghệ toàn cầu.

Chương trình đào tạo của Đại học Công nghệ chú trọng vào các ứng dụng thực tế, hợp tác với doanh nghiệp
Chương trình đào tạo của Đại học Công nghệ chú trọng vào các ứng dụng thực tế, hợp tác với doanh nghiệp
Ngành học: Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử (thuộc khoa Cơ học kỹ thuật & Tự động hóa)

Khối thi: A00, A01

Điểm chuẩn: 27.05

Học phí: 32.000.000 VNĐ - 40.000.000 VNĐ/năm

Địa chỉ: 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://uet.vnu.edu.vn/

1.4. Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Từ năm 2024, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội sẽ bắt đầu triển khai đào tạo ngành Công nghệ vi mạch bán dẫn, mở rộng cơ hội học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Ngành Công nghệ Vi mạch Bán dẫn là một trong những chương trình đào tạo tiên tiến, hướng tới phát triển nguồn nhân lực chuyên môn về thiết kế, chế tạo, đóng gói và kiểm thử vi mạch tích hợp. Sinh viên sẽ được học trong môi trường hiện đại, với các phòng thí nghiệm tiên tiến và có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp hàng đầu trong và ngoài nước.

Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội sẽ bắt đầu triển khai đào tạo ngành Công nghệ vi mạch bán dẫn
Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội sẽ bắt đầu triển khai đào tạo ngành Công nghệ vi mạch bán dẫn
Ngành học: Công nghệ Vi mạch Bán dẫn

Khối thi: A00, A01, A02, D07

Điểm chuẩn: 25.01 điểm

Học phí: 53.000.000 VNĐ/năm

Địa chỉ: 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: https://www.usth.edu.vn

1.5. Đại học Phenikaa

Đại học Phenikaa là một trong những trường đại học tiên phong tại Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông với định hướng thiết kế vi mạch bán dẫn.

Trường trang bị cho sinh viên các kiến thức cốt lõi và chuyên sâu, và ứng dụng các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực vi mạch. Điểm nổi bật của chương trình đào tạo tại Phenikaa là sự kết hợp chặt chẽ với các dự án thực tế từ hệ sinh thái của tập đoàn Phenikaa. Sinh viên được trải nghiệm học tập cùng các chuyên gia đầu ngành, thực hành trong các phòng thí nghiệm hiện đại và tiếp cận với các công nghệ tiên tiến.

Trường Đại học Phenikaa trang bị cho sinh viên các kiến thức cốt lõi và chuyên sâu mà còn ứng dụng các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực vi mạch
Trường Đại học Phenikaa trang bị cho sinh viên các kiến thức cốt lõi và chuyên sâu mà còn ứng dụng các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực vi mạch
Ngành học: Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông (Định hướng Thiết kế Vi mạch Bán dẫn)

Khối thi: A00, A01, C01, D07

Điểm chuẩn: 24 điểm

Học phí: 46.200.000 VNĐ/năm

Địa chỉ: Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Hà Nội

Website: https://phenikaa-uni.edu.vn/vi

1.6. Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Ngành Thiết kế Vi mạch tại Đại học Khoa học Tự nhiên (US) hướng tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với chuẩn quốc tế, trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu và kỹ năng sử dụng các công cụ, kỹ thuật thiết kế vi mạch. Đặc biệt, sinh viên sẽ được đào tạo về kỹ năng ngoại ngữ và có cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

Ngành Thiết kế Vi mạch tại Đại học Khoa học Tự nhiên (US) hướng tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với chuẩn quốc tế
Ngành Thiết kế Vi mạch tại Đại học Khoa học Tự nhiên (US) hướng tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với chuẩn quốc tế
Ngành học: Thiết kế Vi mạch

Khối thi: A00, A01, D07, D08

Điểm chuẩn: 25.9 điểm

Học phí: 31.000.000 VNĐ/năm

Địa chỉ: Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Website: https://hcmus.edu.vn/

1.7. Đại học Quốc tế Sài Gòn

Trong năm 2024, trường Đại học Quốc tế Sài Gòn thông báo tuyển sinh chuyên ngành Thiết kế vi mạch trong khối ngành Công nghệ thông tin. Chương trình chú trọng vào việc phát triển và tối ưu hóa thiết kế vi mạch, quy trình thiết kế vi mạch, đồng thời chú trọng vào phần mềm vi mạch, giúp sinh viên được trang bị kiến thức về thiết kế vi mạch, công nghệ bán dẫn, ứng dụng trong các thiết bị điện tử hiện đại.

Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn thông báo tuyển sinh chuyên ngành thiết kế vi mạch trong khuôn khổ ngành Công nghệ thông tin
Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn thông báo tuyển sinh chuyên ngành thiết kế vi mạch trong khuôn khổ ngành Công nghệ thông tin
Ngành học: Công nghệ thông tin (chuyên ngành Thiết kế Vi mạch)

Khối thi: A00, A01, D01, D07

Điểm chuẩn: 17 điểm

Học phí: 62.000.000 VNĐ/năm

Địa chỉ: 11 Tống Hữu Định, Phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức, TPHCM

Website: https://www.siu.edu.vn

1.8. Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng

Trường Đại học Bách khoa, thuộc Đại học Đà Nẵng, là một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu tại miền Trung Việt Nam, nổi bật với các chương trình đào tạo kỹ thuật và công nghệ, hướng tới việc cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên sâu cho sinh viên trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.

Sinh viên sẽ được giảng dạy lý thuyết các môn học cơ bản và chuyên sâu về thiết kế vi mạch bán dẫn, kỹ thuật vi điện tử, và các phần mềm thiết kế vi mạch chuyên dụng và thực hành trong các lĩnh vực như cơ khí, điện tử, xây dựng và công nghệ thông tin.

Các môn học trong chương trình đào tạo là kiến thức cơ bản và chuyên sâu về thiết kế vi mạch bán dẫn, kỹ thuật vi điện tử
Các môn học trong chương trình đào tạo là kiến thức cơ bản và chuyên sâu về thiết kế vi mạch bán dẫn, kỹ thuật vi điện tử
Ngành học: Công nghệ thông tin (chuyên ngành Thiết kế Vi mạch)

Khối thi: A00, A01, D01, D07

Điểm chuẩn: 17 điểm

Học phí: 62.000.000 VNĐ/năm

Địa chỉ: 11 Tống Hữu Định, Phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức, TPHCM

Website: https://www.siu.edu.vn

1.9. Đại học Cần Thơ

Ngành Kỹ thuật máy tính với chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn tại Đại học Cần Thơ mang lại sự nổi bật nhờ vào chương trình đào tạo tiên tiến, ứng dụng công nghệ hiện đại và tập trung vào phát triển kỹ năng thực tiễn cho sinh viên.

So với các trường khác, chương trình này được đánh giá cao nhờ khung chương trình ABET, cung cấp cho sinh viên cả kiến thức chuyên sâu lẫn kỹ năng kỹ thuật thực hành về thiết kế vi mạch. Điều này giúp sinh viên nắm bắt xu hướng công nghệ trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn đang ngày càng phát triển.

Chương trình đào tạo chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn được đánh giá cao nhờ khung chương trình ABET
Chương trình đào tạo chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn được đánh giá cao nhờ khung chương trình ABET
Ngành học: Kỹ thuật máy tính (Chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn)

Khối thi: A00; A01

Điểm chuẩn: 24.25 điểm

Học phí: 20.000.000 VNĐ - 30.000.000 VNĐ/năm

Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Website: http://www.ctu.edu.vn

Dưới đây là bảng tổng kết về ưu, nhược điểm của việc theo học thiết kế vi mạch bán dẫn tại các trường đại học, cùng với đối tượng phù hợp:

Tiêu chí Nội Dung
Ưu điểm
  • Kiến thức chuyên sâu: Trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu về thiết kế vi mạch.
  • Cơ hội thực hành: Phòng thí nghiệm hiện đại giúp sinh viên thực hành thực tế.
  • Cơ hội việc làm: Ngành phát triển, nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn.
  • Môi trường học tập hiện đại: Chương trình đào tạo liên kết quốc tế, cơ sở vật chất tiên tiến.
Nhược điểm
  • Học phí cao: Học phí ở các trường quốc tế hoặc có liên kết quốc tế có thể cao.
  • Yêu cầu cao về học thuật: Đòi hỏi nền tảng kiến thức mạnh về Toán, Lý, Tin học và khả năng tư duy logic cao.
  • Cạnh tranh cao: Sự cạnh tranh trong quá trình học tập và tìm kiếm việc làm rất khốc liệt.
Đối tượng phù hợp
  • Nhu cầu và mong muốn: Đam mê công nghệ, mong muốn làm việc trong ngành công nghệ cao, đặc biệt là vi mạch và hệ thống nhúng, và có mong muốn được học theo một chương trình đào tạo bài bản, chính thống.
  • Điều kiện kinh tế: Sinh viên có điều kiện kinh tế phù hợp với học phí của các trường đại học, có khả năng chi trả học phí cao hoặc lựa chọn trường có học phí hợp lý nếu điều kiện kinh tế trung bình.

2. Tham gia khóa học ngắn hạn tại các trung tâm đào tạo

Hiện nay có một số trung tâm đào tạo ngành thiết kế vi mạch bán dẫn được thành lập và mở các khóa học ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu học và theo đuổi ngành thiết kế vi mạch bán dẫn. Các trung tâm cung cấp khóa học chuyên sâu với nội dung phong phú, giúp học viên nắm bắt kiến thức và những kỹ năng thiết yếu trong lĩnh vực.

1 - FPT Jetking: Hệ thống đào tạo FPT Jetking liên kết với Học viện Jetking Ấn Độ, chuyên đào tạo an ninh mạng và mạng máy tính, nằm tại Hà Nội và TP.HCM. Trung tâm là một trong 150 cơ sở đào tạo của Hệ thống Jetking toàn cầu và đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000.

Tại hệ thống đào tạo FPT Jetking, người học sẽ được đào tạo các nội dung về thiết kế vi mạch bán dẫn bao gồm:

Thiết kế vi mạch bán dẫn: Cung cấp kiến thức về các phương pháp thiết kế vi mạch, từ lập kế hoạch, thiết kế sơ đồ, đến tối ưu hóa và kiểm tra.

Các công cụ và phần mềm thiết kế: Đào tạo sử dụng các phần mềm thiết kế vi mạch hàng đầu, bao gồm các công cụ EDA, IP bán dẫn.

Kỹ thuật mạng và bảo mật: Giới thiệu kỹ thuật bảo mật mạng và thiết kế các hệ thống an ninh mạng.

Thực hành và dự án thực tế: Thực hành các bài tập hay dự án gắn liền với công việc thực tế trong ngành.

Kỹ năng mềm và thuyết trình: Phát triển kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, cùng với các giờ học thực tế và kết nối với doanh nghiệp.

FPT Jetking có nhiều năm kinh nghiệm trong việc đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin
FPT Jetking có nhiều năm kinh nghiệm trong việc đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin

2 - Semicon: Trung tâm Đào tạo thiết kế vi mạch Semicon được thành lập bởi Công ty TNHH Semiconductor Technologies Vietnam (SEMICON), chuyên nghiên cứu, thiết kế và đào tạo vi mạch từ năm 2011. Nơi đây cung cấp nguồn nhân lực công nghệ cao cho các công ty chip hàng đầu như Renesas, Intel, Marvell và nhiều công ty khác.

Tại Trung tâm Semicon, người học sẽ được đào tạo các kiến thức và kỹ năng sau:

Thiết kế vi mạch số: Giới thiệu về các nguyên lý thiết kế vi mạch số, bao gồm các khái niệm cơ bản về logic số, mạch tích hợp (IC) và các kỹ thuật thiết kế hiện đại.

Hệ thống trên chip (SoC): Đào tạo về việc thiết kế các hệ thống tích hợp toàn bộ chức năng trên một chip, từ thiết kế phần cứng đến phần mềm.

Kiểm tra và xác thực vi mạch: Học viên sẽ học cách kiểm tra và xác thực thiết kế vi mạch, đảm bảo chúng hoạt động chính xác và hiệu quả.

Nghiên cứu và phát triển công nghệ: Cung cấp các kiến thức về nghiên cứu và phát triển công nghệ vi mạch, bao gồm cả nghiên cứu về các công nghệ mới và xu hướng hiện tại.

Chuyển giao công nghệ: Đào tạo về việc thực hiện các hợp đồng chuyển giao công nghệ và cung cấp các IP cho các công ty trong và ngoài nước.

3 - Phenikka Semiconductor: Trung tâm Đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn của Trường Đại học Phenikaa cung cấp chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, trong đó 50% giảng viên có bằng PhD và Master, đã từng làm việc tại các tập đoàn và công ty thiết kế chip. Trung tâm cam kết đào tạo hơn 8000 kỹ sư thiết kế vi mạch và 12000 kỹ sư ATP đến năm 2030.

Tại Trung tâm Phenikaa, học viên sẽ được đào tạo các nội dung và kiến thức về thiết kế vi mạch bán dẫn:

Thiết kế vi mạch bán dẫn: Được giới thiệu về quy trình thiết kế vi mạch, từ thiết kế sơ đồ, phân tích và tối ưu hóa đến việc thực hiện và kiểm tra.

Tự động hóa thiết kế điện tử (EDA): Đào tạo về các công cụ và phần mềm EDA hàng đầu, bao gồm các hệ thống HPC, ảo hóa HAPS, và các máy chủ Zebu.

Kỹ thuật IP và hệ thống trên chip (SoC): Cung cấp kiến thức về thiết kế và tích hợp các IP vào SoC, cũng như các kỹ thuật tối ưu hóa.

Thực hành và Labs: Thực hành các bài labs gắn liền với công việc thực tế trong ngành thiết kế chip, bao gồm cả dự án tapeout chip thật tại Đài Loan.

Chứng chỉ và chứng nhận: Chương trình học được cấp chứng chỉ bởi PSTC và Synopsys, công nhận bởi các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.

Trung tâm Phenikka Semiconductor mang mục tiêu phát triển nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn

Trung tâm Phenikka Semiconductor mang mục tiêu phát triển nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn

4 - SCDC: Trung tâm Đào tạo thiết kế vi mạch Khu Công Nghệ Cao (SCDC) đã thành công trong việc cung cấp li-xăng phần mềm thiết kế vi mạch, tổ chức đào tạo cho giảng viên và sinh viên, cũng như hỗ trợ nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

Trung tâm SCDC đào tạo những kiến thức chuyên môn như:

Phần mềm thiết kế vi mạch: Đào tạo về cách sử dụng các công cụ thiết kế vi mạch hàng đầu như Design Compiler, IC Compiler, và HSPICE.

Đào tạo giảng viên: Khóa đào tạo ToT (Training of Trainers) dành cho giảng viên sẽ tập trung vào kiến thức chuyên sâu về thiết kế vi mạch, gồm phương pháp thiết kế, tối ưu hóa hiệu suất, và công cụ kiểm tra chất lượng vi mạch.

Đào tạo sinh viên: Các khóa đào tạo tăng cường (Intensive Training) cho sinh viên, bao gồm các kỹ năng thiết kế vi mạch từ cơ bản đến nâng cao, như thiết kế số và analog, lập trình FPGA, và mô phỏng vi mạch.

Dịch vụ hỗ trợ thiết kế: Cung cấp dịch vụ MPW (Multi Project Wafer) giúp các nhóm nghiên cứu và doanh nghiệp khởi nghiệp thử nghiệm và tape-out các thiết kế vi mạch. Người học sẽ được hướng dẫn về quy trình tape-out, kiểm tra và đánh giá thiết kế, cùng các kỹ thuật thử nghiệm vi mạch.

Phòng thiết kế vi mạch tại SCDC

Phòng thiết kế vi mạch tại SCDC

Sau đây là những ưu, nhược điểm và đối tượng phù hợp đối với các khóa học ngắn hạn tại trung tâm đào tạo:

Trung tâm Ưu điểm Nhược điểm
FPT Jetking Kinh nghiệm lâu dài, đào tạo toàn diện về thiết kế vi mạch, kết hợp với kỹ năng mềm và an ninh mạng. Thiếu chuyên sâu về vi mạch bán dẫn so với các trung tâm chuyên biệt.
Semicon Chuyên sâu về thiết kế vi mạch số và SoC, hỗ trợ nghiên cứu, phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ. Có thể thiếu sự tập trung vào các khía cạnh thiết kế vi mạch cơ bản.
Phenikaa Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, cơ sở vật chất hiện đại, chứng chỉ uy tín, cơ hội việc làm hấp dẫn. Chi phí đào tạo có thể cao hơn so với các trung tâm khác.
SCDC Được hỗ trợ phần mềm và dịch vụ MPW từ Synopsys, đào tạo toàn diện cho giảng viên và sinh viên. Chương trình đào tạo có thể tập trung quá nhiều vào công cụ và dịch vụ hỗ trợ thiết kế, chưa có nhiều nội dung về thiết kế vi mạch cơ bản.

Những đối tượng phù hợp với khóa học ngắn hạn theo từng tiêu chí:

Trình độ: Sinh viên ngành điện tử, kỹ sư công nghệ, những người đang làm việc trong ngành công nghệ thông tin có nhu cầu chuyển đổi sang thiết kế vi mạch bán dẫn.

Nhu cầu: Muốn nắm bắt kiến thức thiết kế vi mạch bán dẫn chuyên sâu, muốn làm việc tại các công ty công nghệ cao hoặc nghiên cứu trong lĩnh vực vi mạch.

Mong muốn: Muốn được đào tạo bài bản với các công cụ và phần mềm tiên tiến, tham gia vào các dự án thực tế và đạt chứng chỉ uy tín.

Điều kiện kinh tế: Có khả năng đầu tư vào đào tạo chất lượng cao và có thể đáp ứng chi phí học tập cũng như chi phí sống trong thời gian học.

Các khóa học ngắn hạn về thiết kế vi mạch bán dẫn tại trung tâm đào tạo mang mục tiêu phát triển nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn

Các khóa học ngắn hạn về thiết kế vi mạch bán dẫn tại trung tâm đào tạo mang mục tiêu phát triển nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn

3. Đăng ký các khóa học online

Ngoài trường đại học và các trung tâm với nhiều khóa học ngắn hạn thì khóa học online chuyên sâu cũng đã được phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập từ xa giúp bạn theo đuổi lĩnh vực này. Những khóa học này mang lại cơ hội học tập linh hoạt và chất lượng cao cho những ai muốn nâng cao kỹ năng trong lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn.

1 - Khóa học của ICTC

Cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản về thiết kế vi mạch, chú trọng vào thực hành thiết kế và kiểm tra mạch để tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp trong lĩnh vực này.

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ nắm vững kiến thức nền tảng về hệ thống số, cổng logic, đại số tổ hợp, hiểu rõ quy trình thiết kế vi mạch số và thành thạo sử dụng ngôn ngữ Verilog trong thiết kế RTL, kiểm tra thiết kế, từ đó học viên có khả năng thiết kế IP hoàn chỉnh với giao thức AMBA-APB.

Được thực hành trực tiếp trên hệ thống server chuyên dụng và nhận chứng chỉ chứng nhận hoàn thành khóa học dựa trên tiêu chí đánh giá của khóa học.

Giảng viên là các kỹ sư vi mạch có từ 5 đến 10 năm kinh nghiệm đến từ các công ty vi mạch hàng đầu như Ampere, MediaTek Singapore, và Marvell, sử dụng giáo trình hiện đại từ các công ty vi mạch toàn cầu.

Thời gian: 3 tháng, gồm 24 buổi học online và một buổi offline để tổng kết và cấp chứng chỉ tại TP.HCM.

Khóa học của ICTC chú trọng vào thực hành thiết kế và kiểm tra mạch

Khóa học của ICTC chú trọng vào thực hành thiết kế và kiểm tra mạch

2 - Khóa học của Viện CNTT (ĐHQGHN)

Cung cấp nền tảng kiến thức vững chắc về thiết kế vi mạch số và hệ thống trên chip. Chương trình bao gồm hai phần chính: Lý thuyết thiết kế cơ bản và thực hành thiết kế. Học viên sẽ được học về thiết kế lõi IP, quy trình thiết kế và kiểm thử trên FPGA, việc thiết kế và kiểm thử IP cơ bản.

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có khả năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ mô tả phần cứng, các công cụ thiết kế và thực hiện dự án đơn giản.

Thời gian: Gồm 40 tiết, phù hợp với sinh viên tốt nghiệp hoặc sinh viên năm cuối các ngành điện tử, kỹ thuật máy tính và công nghệ thông tin.

Học viên sẽ nhận được chứng chỉ hoàn thành khóa học và nâng cao kỹ năng tư duy thiết kế phần cứng, quy trình thiết kế vi mạch và kiểm thử thiết kế.

3 - Khóa học của Khoa Vật lý (ĐHKHTN - ĐHQGHN)

Cung cấp một cơ hội miễn phí cho sinh viên và những người đi làm quan tâm đến lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

Trang bị kiến thức cơ bản về thiết kế mạch tích hợp quy mô lớn, bao gồm các biến thể và phương pháp cải tiến tham số cho mạch tích hợp cơ bản. Học viên sẽ học cách nghiên cứu các nguyên tắc thiết kế và phân tích mạch tích hợp.

Được đào tạo bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm, nhận chứng chỉ hoàn thành và được hỗ trợ chi phí ăn uống, gửi xe.

Thời gian: Khóa học kéo dài 1 tháng, diễn ra offline tại cơ sở của CoAsia SEMI Vietnam.

Khóa học tại Khoa Vật Lý (ĐHKHTN) trang bị kiến thức cơ bản về thiết kế vi mạch số và hệ thống trên chip

Khóa học tại Khoa Vật Lý (ĐHKHTN) trang bị kiến thức cơ bản về thiết kế vi mạch số và hệ thống trên chip

Dưới đây là tổng hợp ba khóa học về ưu điểm, nhược điểm của hình thức học online trong lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn.

Khóa học Ưu điểm Nhược điểm
Khóa học của ICTC Giảng viên giàu kinh nghiệm, thực hành trực tiếp trên hệ thống server, chứng chỉ có giá trị. Yêu cầu sự cam kết cao, chi phí cho buổi offline tổng kết có thể là yếu tố cần cân nhắc.
Khóa học của Viện CNTT (ĐHQGHN) Đào tạo chuyên sâu, phù hợp với sinh viên và người mới bắt đầu, chứng chỉ hoàn thành khóa học. Thời lượng khóa học có thể không đủ cho những ai muốn chuyên sâu hơn, thiếu cơ hội thực hành trên phần cứng thực tế.
Khóa học của Khoa Vật lý (ĐHKHTN - ĐHQGHN) Miễn phí, hỗ trợ chi phí ăn uống và gửi xe, cơ hội ưu tiên tuyển dụng, chứng chỉ hoàn thành. Hạn chế về thời gian và địa điểm, phù hợp cho những người có thể tham gia offline và có nhu cầu tuyển dụng tại CoAsia SEMI Vietnam.

Đối tượng phù hợp với đăng ký khóa học online có thể là:

Sinh viên năm cuối, người mới tốt nghiệp, hoặc những người đã có nền tảng cơ bản về điện tử và công nghệ thông tin.

Những người đam mê lĩnh vực vi mạch, có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng trong ngành thiết kế vi mạch bán dẫn.

Những người tìm kiếm khóa học với chi phí hợp lý hoặc miễn phí và có khả năng tự học từ xa.

Khóa học online cung cấp kiến thức nền tảng vững chắc về thiết kế vi mạch

Khóa học online cung cấp kiến thức nền tảng vững chắc về thiết kế vi mạch

Thiết kế vi mạch bán dẫn là lĩnh vực đóng vai trò then chốt trong các ngành công nghệ hiện đại, từ sản xuất thiết bị điện tử đến phát triển trí tuệ nhân tạo và tự động hóa. Do đó, cơ hội việc làm vô cùng rộng mở cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Hãy cùng ĐH FPT khám phá ngành vi mạch bán dẫn ra trường làm gì tại đây nhé!

Trên đây là những lựa chọn mà bạn có thể cân nhắc khi muốn tìm kiếm cho mình câu trả lời học thiết kế vi mạch bán dẫn ở đâu hiệu quả. Bạn có thể học chính quy tại các trường đại học mang đến nền tảng vững chắc và cơ hội tiếp cận cơ sở vật chất hiện đại, hay tham gia các khóa học ngắn hạn tại các trung tâm đào tạo cung cấp kiến thức chuyên sâu và thực hành. Bạn cũng có thể đăng ký các khóa học online linh hoạt và tiện lợi, phù hợp với những người bận rộn.

Trường Đại học FPT sẽ là một sự lựa chọn xuất sắc trong việc đào tạo ngành thiết kế vi mạch bán dẫn. Chương trình đào tạo của ĐH FPT cung cấp kiến thức chuyên sâu và trang bị các kỹ năng thực hành cần thiết cho bạn. Hãy liên hệ ngay với ĐH FPT để biết thêm thông tin chi tiết!

Trường Đại học FPT Hà Nội - 1 trong 5 cơ sở trực thuộc Trường Đại học FPT
  • Hotline: (024) 7300 5588
  • Địa chỉ: Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc – Km29 Đại lộ Thăng Long, Thạch Thất, TP. HN

Câu hỏi thường gặp

01 Điều kiện thi học bổng năm 2024

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):

  • Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
  • Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
  • Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

02 Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024

Mã trường: FPT

Khối ngành Ngành Mã ngành Chuyên Ngành
III Quản trị kinh doanh 7340101 Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
V Công nghệ thông tin 7480201 Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số.
VII Công nghệ truyền thông (dự kiến) 7320106 Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng.
Ngôn ngữ Anh 7220201 Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Nhật 7220209 Song ngữ Nhật – Anh
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 Song ngữ Hàn – Anh
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) 7220204 Song ngữ Trung – Anh

Đăng ký

03 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

04 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

05 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

06 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

07 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

08 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: https://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588

Để lại bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *