Ngành công nghệ ô tô số học những gì? Tổng quan kiến thức & kỹ năng

Khi theo học công nghệ ô tô số, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cả về công nghệ thông tin và công nghiệp ô tô như lập trình và phát triển phần mềm, điện tử - viễn thông, công nghệ số, hệ thống nhúng, chế tạo phụ tùng ô tô,.... 

Trong bài viết sau đây, Đại học FPT sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về các kiến thức được học trong ngành công nghệ ô tô số từ cơ bản đến chuyên sâu, các kỹ năng cần thiết giúp bạn phát triển trong lĩnh vực này.

1. Các kiến thức sẽ học khi theo ngành Công nghệ ô tô số

Khi theo học ngành công nghệ ô tô số, sinh viên sẽ được học các kiến thức về công nghệ thông tin và công nghiệp ô tô, cụ thể như sau:

1.1. Kiến thức về công nghệ thông tin

1 - Lập trình và phát triển phần mềm cơ bản

Theo Ông Ngô Sỹ Việt Phú - Phó Giám đốc FGA (FPT Software) Đà Nẵng: “Dự báo, đến năm 2025, tổng lượng việc làm liên quan đến lĩnh vực ô tô sẽ có trên 60% liên quan tới làm phần mềm”.

Lập trình và phát triển phần mềm đóng vai trò cốt lõi trong ngành công nghệ ô tô số, là quá trình tạo ra và phát triển các hệ thống phần mềm trong ô tô. Sinh viên sẽ được học về ngôn ngữ lập trình như C++, Java, Python, nắm vững các kiến thức về cấu trúc dữ liệu và thuật toán, từ đó ứng dụng vào việc điều khiển, quản lý, xây dựng và phát triển các chức năng trong xe hơi.

Ngôn ngữ lập trình C++ là kiến thức nền tảng cơ bản cần trang bị khi học công nghệ ô tô số.
Ngôn ngữ lập trình C++ là kiến thức nền tảng cơ bản cần trang bị khi học công nghệ ô tô số.

2 - Điện tử và viễn thông

Ngày nay, xe ô tô hiện đại được trang bị ngày càng nhiều thiết bị điện tử và kết nối viễn thông, hệ thống điện tử, cảm biến, kết nối mạng và các phần mềm tiên tiến được tích hợp giúp những chiếc xe này trở nên thông minh, tự động và an toàn hơn.

Vậy ngành công nghệ ô tô số cần học những gì? Đối với khía cạnh điện tử và viễn thông, sinh viên sẽ được học những kiến thức bao gồm:

  1. Hệ thống điều khiển điện tử (ECU): Là “bộ não” của ô tô, là tổ hợp vi mạch điện tử giúp nhận biết, phân tích và điều khiển hoạt động của động cơ xe hơi. Khi học ECU, sinh viên sẽ hiểu rõ nguyên lý hoạt động, cấu tạo và lập trình ECU, giúp phân tích, chẩn đoán và sửa chữa được hệ thống điều khiển trên xe.
  2. Cảm biến và bộ chấp hành: Đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nhiên liệu, giúp xe vận hành mạnh mẽ, đồng thời theo dõi và điều chỉnh lượng khí thải phù hợp với tiêu chuẩn môi trường. Sinh viên khi theo học sẽ nắm vững nguyên lý hoạt động của các loại cảm biến, lựa chọn và lắp đặt cảm biến, bộ chấp hành phù hợp cho xe.
  3. Hệ thống điện và điện tử: Là “hệ thống dây thần kinh” của ô tô, cung cấp điện cho hơn 80% hoạt động của các thiết bị và hệ thống động cơ trên xe. Sau khi học, sinh viên sẽ hiểu về cấu tạo, hoạt động của hệ thống điện và điện tử, khắc phục được sự cố và sửa chữa khi hệ thống điện có vấn đề, giúp xe hoạt động hiệu quả.
  4. Mạng truyền thông trong xe: Là hệ thống gồm các hệ điều khiển của xe như BCM, TCM, ABS,... Khi xe chạy, các mạng này có khả năng giao tiếp mà không cần sử dụng hệ thống dây dẫn phức tạp để trao đổi thông tin. Khi theo học, sinh viên sẽ nắm vững được các giao thức mạng, có khả năng thiết kế, lắp đặt và cấu hình mạng truyền thông trong xe.
  5. Hệ thống định vị và dẫn đường: Được cài đặt trực tiếp vào ô tô để theo dõi, quản lý vị trí, tốc độ, tuyến đường đi của ô tô. Khi học, sinh viên sẽ hiểu rõ nguyên lý hoạt động của hệ thống định vị GPS, GLONASS, lựa chọn và cài đặt phần mềm dẫn đường phù hợp.
  6. Bảo mật thông tin: Bảo mật thông tin ô tô là vấn đề quan trọng hàng đầu. Khi học, sinh viên sẽ nắm vững kiến thức về bảo mật dữ liệu, hệ thống điện tử, giúp bảo vệ thông tin cá nhân của người lái xe khỏi các mối đe dọa an ninh mạng, xây dựng và triển khai các giải pháp bảo mật thông minh cho xe.
  7. An toàn điện tử: An toàn điện tử tập trung vào việc ứng dụng các hệ thống điện tử, phần mềm tiên tiến giúp nâng cao an toàn cho người lái và những người tham gia giao thông khác. Khi theo học, sinh viên sẽ hiểu về các hệ thống an toàn điện từ phổ biến, nguyên tắc hoạt động và cấu tạo của hệ thống, từ đó tối ưu hóa hoạt động của hệ thống.

    Ngôn ngữ lập trình C++ là kiến thức nền tảng cơ bản cần trang bị khi học công nghệ ô tô số.
    Hệ thống điều khiển điện tử (ECU) là bộ não của ô tô, giúp phân tích, giúp chẩn đoán và sửa chữa được hệ thống điều khiển trên xe.

3 - Công nghệ số

Bên cạnh kiến thức về lập trình, phát triển phần mềm, điện tử và viễn thông, sinh viên ngành công nghệ ô tô số sẽ được học những công nghệ số mới như:

  1. Trí tuệ nhân tạo (AI): Ứng dụng AI trong việc phát triển hệ thống lái tự động, giúp xe có khả năng tự di chuyển, xử lý các tình huống giao thông phức tạp mà không phải có sự can thiệp của con người. AI cũng giúp xe nhận diện giọng nói và khuôn mặt, giúp tăng cường tiện ích và an toàn, an ninh khi lái xe.
  2. Học máy (Machine Learning): Sử dụng học máy để phân tích dữ liệu từ hệ thống cảm biến trong xe, giúp xe học hỏi và thích nghi với môi trường lái xe, dự đoán hành vi của người lái và các phương tiện khác trên đường. Học máy cũng có khả năng dự đoán các vấn đề tiềm ẩn của xe, giúp chủ xe bảo dưỡng xe kịp thời, tránh hỏng hóc và tiết kiệm chi phí sửa chữa.
  3. Internet vạn vật (IoT): IoT kết nối các thiết bị và hệ thống trong xe với Internet, tạo ra một hệ sinh thái ô tô thông minh, chủ xe có thể quản lý và giám sát từ xa, giúp tối ưu hóa hoạt động an toàn của xe.
  4. Điện toán đám mây (Cloud Computing): Điện toán đám mây giúp giúp lưu trữ và xử lý lượng dữ liệu khổng lồ từ các hệ thống ô tô trên đám mây, cho phép truy cập dữ liệu một cách an toàn và hiệu quả.
  5. Autodesk Inventor và SolidWorks: Thiết kế mô phỏng các bộ phận cơ khí của ô tô một cách chính xác, hiệu quả, nhờ đó tối ưu hóa thiết kế và cải thiện hiệu suất tổng thể hoạt động của xe.
Autodesk Inventor và SolidWorks mô tả các bộ phận của xe ô tô, giúp tối ưu hóa và cải thiện hiệu suất tổng thể của xe.
Autodesk Inventor và SolidWorks mô tả các bộ phận của xe ô tô, giúp tối ưu hóa và cải thiện hiệu suất tổng thể của xe.

1.2. Kiến thức về công nghiệp ô tô

1 - Các môn học nền tảng

Vậy sinh viên học ngành công nghệ ô tô số học gì? Khi theo học ngành công nghệ ô tô số, sinh viên sẽ được học các môn nền tảng về công nghiệp ô tô như:

  1. Động cơ: Hiểu rõ được nguyên lý hoạt động, cấu tạo, một số loại động cơ ô tô phổ biến như động cơ đốt trong, động cơ điện, động cơ hybrid,...
  2. Hệ thống truyền động: Học về hệ thống cơ cấu nối từ động cơ đến bánh xe chủ động như hộp số, trục truyền động, cầu và vi sai,...
  3. Hệ thống điện: Hiểu rõ về các hệ thống điện trên xe ô tô như ắc quy, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện tử, hệ thống khởi động,...
  4. Hệ thống khung gầm: Học về cấu tạo khung gầm xe, giúp đảm bảo các bộ phận liên kết chặt chẽ với nhau, nâng đỡ và hỗ trợ xe hoạt động tốt nhất.
  5. Hệ thống phanh: Hiểu rõ cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các hệ thống phanh xe ô tô như phanh đĩa, phanh tang trống, hệ thống chống bó cứng phanh ABS, giúp đảm bảo an toàn cho người lái.
  6. Hệ thống điều hòa: Học về nguyên lý hoạt động, cấu tạo và các bộ phận chính của hệ thống điều hòa không khí trên xe, giúp duy trì nhiệt độ thoải mái, tăng tiện ích cho người sử dụng và giúp động cơ xe hoạt động bền bỉ hơn.
  7. Hệ thống lái: Học về nguyên lý hoạt động, cấu tạo và các loại hệ thống lái phổ biến như hệ thống lái cơ, hệ thống lái trợ lực thủy lực, hệ thống lái trợ lực điện, đảm bảo xe di chuyển theo hướng mong muốn của người lái.
  8. Hệ thống treo: Học về nguyên lý hoạt động, cấu tạo và các loại hệ thống treo phổ biến như hệ thống treo độc lập, hệ thống treo phụ thuộc, giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của ô tô và đưa ra các giải pháp cải tiến phù hợp.
  9. Sức bền vật liệu: Học về các nguyên tắc cơ bản của sức bền vật liệu, giúp sinh viên lựa chọn vật liệu phù hợp cho các bộ phận khác nhau trên xe và thiết kế, chế tạo những bộ phận trên ô tô có độ bền, độ an toàn cao.
Sinh viên sẽ được theo học các môn học nền tảng liên quan đến hệ thống động cơ ô tô.
Sinh viên sẽ được theo học các môn học nền tảng liên quan đến hệ thống động cơ ô tô.

2 - Kiến trúc phần mềm ô tô (Autosar)

Autosar (Architecture of Open Systems for Automotive Electronic Control Units) là một kiến trúc hệ thống mở được thiết kế để chuẩn hóa phần mềm và phần cứng cho các hệ thống điện tử trong xe ô tô. Mục tiêu của Autosar là tạo ra nền tảng chung cho phát triển hệ thống điện tử ô tô, hướng đến giảm chi phí, cải thiện hiệu suất và thời gian phát triển sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp ô tô.

Automotive Software Architecture (Autosar) tạo ra nền tảng chung, giúp cải tiến hiệu suất và giảm chi phí khi thiết kế ô tô.
Automotive Software Architecture (Autosar) tạo ra nền tảng chung, giúp cải tiến hiệu suất và giảm chi phí khi thiết kế ô tô.

3 - Hệ thống nhúng (Embedded systems)

Hệ thống nhúng trên ô tô (Embedded Automotive) ngày càng được sử dụng rộng rãi và kiểm soát hầu hết các hoạt động của ô tô. Hệ thống nhúng cho phép tự động hóa các chức năng của ô tô như điều khiển hệ thống điều hòa không khí, hệ thống truyền động và phanh ABS, tăng cường an toàn và tiện nghi cho người lái. Hệ thống nhúng còn giúp tối ưu hóa thiết kế, sử dụng các linh kiện điện tử hiệu quả, giảm chi phí sản xuất xe ô tô.

Hệ thống nhúng có khả năng kiểm soát các hoạt động của ô và tự động hóa một số sức năng.
Hệ thống nhúng có khả năng kiểm soát các hoạt động của ô và tự động hóa một số sức năng.

4 - Chẩn đoán và kiểm định kỹ thuật trên ô tô

Chẩn đoán và kiểm định kỹ thuật trên ô tô trang bị cho sinh viên kỹ năng chẩn đoán, kiểm định các bộ phận và hệ thống trên ô tô để thực hiện công việc hiệu quả, chính xác. Môn học này còn giúp rèn luyện tư duy logic, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề.

5 - Công nghệ chế tạo phụ tùng ô tô

Công nghệ chế tạo phụ tùng ô tô cung cấp cho sinh viên kiến thức về quy trình, công nghệ chế tạo phụ tùng ô tô như

  • Kiến thức về vật liệu cho từng loại phụ tùng
  • Các giai đoạn trong quy trình chế tạo
  • Một số công nghệ chế tạo phụ tùng điển hình
  • ...
Công nghệ chế tạo phụ tùng ô tô giúp người học nắm được quy trình, cách chế tạo phụ tùng.
Công nghệ chế tạo phụ tùng ô tô giúp người học nắm được quy trình, cách chế tạo phụ tùng.

6 - Các môn học chuyên ngành khác

Ngoài những kiến thức chuyên ngành trên, sinh viên ngành công nghệ ô tô số còn được học nhiều môn học chuyên ngành khác như:

  1. Cấu tạo ô tô
  2. Động cơ đốt trong
  3. Kết cấu tính toán ô tô
  4. Lý thuyết ô tô
  5. Kết cấu tính toán động cơ đốt trong
  6. Vi điều khiển và ứng dụng
  7. Truyền động thủy lực và khí nén trên ô tô
  8. Trang bị điện và thiết bị điều khiển trên ô tô
  9. Chẩn đoán và kiểm định kỹ thuật trên ô tô
  10. Công nghệ chế tạo phụ tùng
  11. Xe chuyên dụng
  12. Xe điện và Hybrid

2. Các kỹ năng sẽ học khi theo ngành công nghệ ô tô số

Ngành công nghệ ô tô số đang phát triển nhanh chóng, bên cạnh những kiến thức chuyên môn, người lao động cần phải có những kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của ngành.

2.1. Kỹ năng cứng

1 - Kỹ năng sửa chữa và bảo dưỡng ô tô: Sinh viên cần phải hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của ô tô, những kiến thức về điện ô tô, sử dụng thành thạo các dụng cụ sửa chữa, tháo lắp các bộ phận trên xe và thực hiện các công việc bảo dưỡng ô tô định kỳ.

Sinh viên cần trang bị kỹ năng sửa chữa và bảo dưỡng ô tô.
Sinh viên cần trang bị kỹ năng sửa chữa và bảo dưỡng ô tô.

2 - Kỹ năng sử dụng dụng cụ và thiết bị: Ngành công nghệ ô tô số sử dụng nhiều dụng cụ và thiết bị chuyên dụng để thực hiện các công việc từ đơn giản đến phức tạp. Sinh viên cần trang bị cho mình kỹ năng sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị máy móc, giúp công việc được thực hiện nhanh chóng và chính xác mà còn giảm thiểu rủi ro sai sót và đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.

3 - Kỹ năng chẩn đoán chính xác: Để có thể xác định đúng nguyên nhân gây hư hỏng và cách sửa chữa ô tô, từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí sửa chữa.

Cần sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị để giúp quá trình sửa chữa hiệu quả và an toàn.
Cần sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị để giúp quá trình sửa chữa hiệu quả và an toàn.

2.2. Kỹ năng mềm

1 - Kỹ năng giao tiếp: Giúp truyền đạt thông tin đến khách hàng, đồng nghiệp hiệu quả, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp thành thạo cả tiếng Việt và tiếng Anh cũng sẽ giúp mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên ở môi trường làm việc quốc tế.

2 - Kỹ năng làm việc nhóm: Các dự án thường yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhiều thành viên. Việc trang bị kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả sẽ giúp tạo ra môi trường làm việc tích cực, giúp mọi người học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau, đạt được hiệu suất công việc tốt nhất.

Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp bạn hợp tác với mọi người, tạo ra môi trường tích cực, khắc phục được những khó khăn.
Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp bạn hợp tác với mọi người, tạo ra môi trường tích cực, khắc phục được những khó khăn.

3 - Kỹ năng giải quyết vấn đề: Mỗi người khi làm trong lĩnh vực công nghệ ô tô số cần có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề sáng tạo, logic và hiệu quả. Điều này sẽ giúp bạn xác định được nguyên nhân các lỗi hỏng của xe, từ đó định hướng và đưa ra được cách giải quyết, sửa chữa phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ ô tô số.

4 - Kỹ năng học tập, bắt kịp xu hướng: Ngành công nghệ ô tô số là ngành học có tốc độ thay đổi và phát triển nhanh chóng. Vì vậy bạn cần trang bị kỹ năng chuyên môn, bắt kịp xu hướng công nghệ mới nhất để duy trì sự cạnh tranh trong ngành và đạt hiệu suất cao nhất trong công việc.

Học tập và không ngừng nâng cao khả năng, bắt kịp những xu hướng công nghệ mới nhất trong lĩnh vực công nghệ ô tô số.
Học tập và không ngừng nâng cao khả năng, bắt kịp những xu hướng công nghệ mới nhất trong lĩnh vực công nghệ ô tô số.

3. Một số thông tin khác cần quan tâm khi chọn ngành công nghệ ô tô số

3.1. Một số trường đào tạo ngành công nghệ ô tô số

Hiện nay, ngành công nghệ ô tô số được đào tạo tại các trường đại học như:

  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM)
  • Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng)
  • Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong năm 2024, trường Đại học FPT là một trong những trường đào tạo ngành công nghệ ô tô số chất lượng, chương trình đào tạo ứng dụng những công nghệ mới nhất, giúp sinh viên hiểu sâu về ngành học. Sinh viên cũng sẽ có cơ hội thực tập sớm tại các doanh nghiệp, giúp tích lũy kinh nghiệm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Đại học FPT chuyên đào tạo ngành công nghệ ô tô số chất lượng cao.
Đại học FPT chuyên đào tạo ngành công nghệ ô tô số chất lượng cao.

3.2. Các khối xét tuyển ngành công nghệ ô tô số

Ngành công nghệ ô tô số xét tuyển bằng nhiều khối như khối A, khối B, khối C, khối D,.... Sau đây là các tổ hợp xét tuyển phổ biến của mỗi khối bạn có thể tham khảo:

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • C01: Toán, Văn, Lý
  • C05: Lý, Hóa, Văn
  • D01: Toán, Anh, Văn
  • D07: Toán, Hóa, Anh
  • D90: Toán, Anh, KHTN

Bên cạnh những tổ hợp xét tuyển trên, ngành công nghệ ô tô số tại Đại học FPT có xét tuyển bằng:

  • Điểm học bạ cả năm lớp 11 và điểm kỳ 1 hoặc cả năm lớp 12
  • Xét tuyển bằng kết quả thi THPT qua hệ thống xếp hạng SchoolRank
  • Xét tuyển thẳng

Để tham khảo chi tiết về các khối thi ngành công nghệ ô tô số, bạn có thể theo dõi bài viết: Ngành công nghệ ô tô số thi khối nào.

3.3. Lời khuyên khi theo học công nghệ ô tô số

1 - Trau dồi kỹ năng: Ngành công nghệ ô tô số không ngừng phát triển, do đó đòi hỏi mỗi người phải không ngừng học hỏi, rèn luyện kỹ năng. Thường xuyên đọc sách, tài liệu, tham gia các khóa học, theo dõi và cập nhật kiến thức mới trên các trang mạng xã hội, từ bạn bè, thầy cô là cách tốt nhất giúp bạn bổ sung đầy đủ kiến thức cho mình.

Với đặc thù ngành công nghệ ô tô số yêu cầu tay nghề và trình độ chuyên môn cao, bạn cần thực hành liên tục để tích lũy những kinh nghiệm thực tế cho bản thân, hoàn thiện kỹ năng lập trình và kỹ năng sửa chữa của mình.

Liên tục học hỏi, trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm.
Liên tục học hỏi, trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm.

2 - Thực tập từ sớm: Nên tìm kiếm cơ hội thực tập ngay từ năm 1 hoặc năm 2, chủ động liên hệ với các công ty, tham gia các buổi hội chợ việc làm để kết nối với nhà tuyển dụng, tìm kiếm các dự án và công việc phù hợp với bản thân. Điều này sẽ giúp bạn có cơ hội cọ xát với môi trường làm việc thực tế, phát triển khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề.

3 - Mở rộng mối quan hệ: Tích cực tham gia các hội thảo, sự kiện trong và ngoài ngành để có cơ hội nhật kiến thức mới nhất và gặp gỡ các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ ô tô số, giúp bạn mở rộng mạng lưới quan hệ với những người cùng đam mê và có thể hỗ trợ bạn trong tương lai.

Thực tập từ sớm để lựa chọn những vị trí hớp mình.
Thực tập từ sớm để lựa chọn những vị trí hớp mình.

3.4. Các công việc có thể làm sau khi học xong ngành công nghệ ô tô số

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên học ngành công nghệ ô tô số có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau như:

  • Kỹ sư ô tô: Nghiên cứu, phân tích xu hướng trên thị trường nhằm nghiên cứu, thiết kế và phát triển các dự án xe hơi mới.
  • Kỹ thuật viên bảo dưỡng ô tô: Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa khi xe bị hư hỏng, thay dầu nhớt, lọc nhiên liệu cho xe, khắc phục các lỗi điện tử của xe.
  • Quản lý chất lượng: Kiểm soát sản phẩm cuối cùng khi sản phẩm được hoàn thiện, đảm bảo mỗi dự án đều đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và đạt chuẩn chất lượng.
  • Kỹ sư điện tử ô tô: Thiết kế, phát triển, bảo trì hệ thống điện tử trong xe ô tô; theo dõi và cập nhật những xu hướng công nghệ mới nhất vào xe ô tô.
  • Kỹ sư vận hành và quản lý sản xuất: Điều hành, giám sát quy trình sản xuất xe hơi, từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh và phương án tối ưu hóa quy trình để đảm bảo xe hoạt động an toàn, hiệu quả.
Ngành công nghệ ô tô số có thể làm ở nhiều vị trí khác nhau.
Ngành công nghệ ô tô số có thể làm ở nhiều vị trí khác nhau.

Bài viết trên đây Đại học FPT đã cùng bạn khám phá ngành công nghệ ô tô số học những gì. Đây là ngành học ngày càng phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội cho các bạn trẻ đam mê công nghệ thông tin và muốn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ ô tô. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tham khảo và nắm bắt những kiến thức, kỹ năng cần thiết, giúp nâng cao hiệu quả trong công việc sau này. 

Nếu bạn cần tư vấn thêm về ngành công nghệ ô tô số tại Đại học FPT, hãy liên hệ ngay để được hỗ trợ nhé!

Thông tin liên hệ

  • Email: tuyensinh.hanoi@fpt.edu.vn
  • Hotline: (024) 7300 5588

Câu hỏi thường gặp

01 Điều kiện thi học bổng năm 2024

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):

  • Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
  • Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
  • Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

02 Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024

Mã trường: FPT

Khối ngành Ngành Mã ngành Chuyên Ngành
III Quản trị kinh doanh 7340101 Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
V Công nghệ thông tin 7480201 Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số.
VII Công nghệ truyền thông (dự kiến) 7320106 Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng.
Ngôn ngữ Anh 7220201 Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Nhật 7220209 Song ngữ Nhật – Anh
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 Song ngữ Hàn – Anh
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) 7220204 Song ngữ Trung – Anh

Đăng ký

03 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

04 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

05 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

06 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

07 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

08 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: https://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588

Để lại bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *