KỸ THUẬT PHẦN MỀM

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KỸ THUẬT PHẦN MỀM

Trường Đại học FPT Hà Nội đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ thông tin (CNTT) có nhân cách và năng lực đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội, nắm vững kiến thức chuyên môn và thực hành, có khả năng tổ chức, thực hiện và phát huy sáng tạo trong các công việc liên quan đến các chuyên ngành được đào tạo (Kỹ thuật phần mềm (KTPM), Hệ thống thông tin (HTTT), An toàn thông tin (ATTT), Trí tuệ nhân tạo (TTNT).

Nội dung đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm của Đại học FPT tích hợp cân bằng giữa kiến thức nền tảng với công nghệ, kỹ thuật mới: không chỉ bao gồm các kiến thức về khoa học cơ bản của nhóm ngành CNTT mà còn đào tạo đầy đủ về quy trình phát triển phần mềm, từ phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm và quản lý dự án phần mềm cũng như các ứng dụng CNTT; cân bằng giữa lý thuyết với ứng dụng và thực hành: thời gian học lý thuyết chiếm chỉ tối đa một nửa thời gian của hầu hết các môn học.

TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm có thể lựa chọn cho mình những công việc
như:
+ Lập trình viên phát triển ứng dụng;
+ Chuyên viên phân tích nghiệp vụ;
+ Kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm;
+ Kỹ sư quy trình sản xuất phần mềm;
+ Quản trị viên dự án phần mềm.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

HỌC KỲ  HỌC PHẦN KỸ NĂNG ĐẠT ĐƯỢC
Nền tảng
  • Định hướng và Rèn luyện tập trung

  • Giáo dục thể chất 1
  • Tiếng Anh chuẩn bị

  • Nhạc cụ truyền thống

  • Sinh viên có phương pháp học tập hiệu quả như: tự học, làm việc nhóm, quản lý thời gian, tối ưu hóa năng lực não bộ cải thiện kết quả học tập.
  • Các kỹ năng căn bản của tiếng Anh, giúp sinh viên hệ thống, ôn tập lại các kiến thức đã có chuẩn bị cho những học kỳ chuyên sâu.
  • Sinh viên tự tin đọc hiểu giáo trình, học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh, giao tiếp thông thạo với giảng viên và sinh viên quốc tế.
  • Giới thiệu cho sinh viên sơ lược về sự hình thành và phát triển môn Vovinam – Việt võ đạo trong nước và thế giới; xây dựng nền tảng thể lực, kỹ thuật cơ bản.
Học kỳ 1
  • Nhập môn khoa học máy tính
  • Tổ chức và kiến trúc máy tính
  • Cơ sở lập trình
  • Toán cho ngành kỹ thuật
  • Kỹ năng học tập đại học (Mooc)
  • Giáo dục thể chất 2
  1. Giải thích và vận dụng được các kiến thức toán học thiết yếu liên quan tới công nghệ thông tin: Giải tích, toán rời rạc, đại số tuyến tính…
  2. Giải thích được ở mức cơ bản những nội dung liên quan đến kiến trúc máy tính, hệ điều hành, mạng máy tính, cơ sở dữ liệu…
  3. Vận dụng được các kiến thức về lập trình, phát triển phần mềm để phát triển ứng dụng bao gồm: cấu trúc dữ liệu và giải thuật, kỹ thuật lập trình, lập trình hướng đối tượng…
  4. Giải thích được đầy đủ quy trình xây dựng và sản xuất phần mềm; áp dụng các lý thuyết, mô hình và kỹ thuật phù hợp làm cơ sở cho việc xác định và phân tích vấn đề, thiết kế, phát triển, kiểm thử, triển khai phần mềm
  5. Xây dựng được các các hệ thống phần mềm: ứng dụng web, ứng dụng mobile, ứng dụng mã nguồn mở đáp ứng yêu cầu trong thực tế
  6. Đánh giá được các kỹ thuật, công nghệ liên quan đến công nghệ phần mềm, nêu bật điểm mạnh và điểm yếu của các kỹ thuật và công nghệ
  7. Có khả năng cập nhật, khai thác được các công cụ và kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực công nghệ phần mềm nói riêng và CNTT nói chung

 

Học kỳ 2
  • Hệ điều hành
  • Mạng máy tính (Mooc)
  • Lập trình hướng đối tượng
  • Toán rời rạc
  • Kỹ năng giao tiếp và cộng tác
  • Giáo dục thể chất 3
Học kỳ 3
  • Các hệ cơ sở dữ liệu
  • Thiết kế Web [MOOC]
  • Thực hành OOP với Java
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
  • Ngoại ngữ 2 (1) – Tiếng Nhật cơ sở (Phần 1/4)
Học kỳ 4
  • Phát triển ứng dụng Java web
  • Nhập môn kỹ thuật phần mềm [MOOC]
  • Internet vạn vật
  • Xác suất thống kê
  • Ngoại ngữ 2 (2) – Tiếng Nhật cơ sở (Phần 2/4)
Học kỳ 5
  • Yêu cầu phần mềm
  • Kiểm thử phần mềm
  • Học phần 1 của combo
  • Dự án phát triển phần mềm
  • Đạo đức trong CNTT [MOOC]
Học kỳ 6
  • Khởi sự doanh nghiệp (Mooc)
  • Thực tập doanh nghiệp (OJT)
  • Vận dụng tốt các kiến thức và kỹ năng đã học vào công việc thực tiễn tại các văn phòng, công ty, đồng thời mở rộng các kỹ năng cần thiết khác của người biên phiên dịch, người điều hành, hướng dẫn du lịch, làm quen với thực tế thị trường xã hội, trở nên tự tin với nghề nghiệp hơn.
Học kỳ 7
  • Lập trình di động
  • Kiến trúc và Thiết kế phần mềm
  • Học phần 2 của combo
  • Học phần 3 của combo
  • Kỹ năng viết học thuật [MOOC]
Nắm được các kiến thức cơ bản theo từng định hướng lựa chọn 
Học kỳ 8
  • Quản trị dự án [MOOC]
  • Thiết kế trải nghiệm người dùng [MOOC]
  • Học phần 4 của combo
  • Học phần 5 của combo
  • Triết học Mác – Lê-nin
  • Kinh tế chính trị Mác -Lê-nin
  • Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị pháp luật,  an ninh quốc phòng. góp phần hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học.
  • Cư xử chuyên nghiệp, có đạo đức, trách nhiệm xã hội, có tinh thần phục vụ cộng đồng.
Học kỳ 9
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Tư tưởng HCM
  • Đồ án tốt nghiệp
Vận dụng thuần thục kiến thức đã học thu thập các tài liệu chuyên môn; phân tích, suy luận, đánh giá, tổng hợp thành đồ án tốt nghiệp thuộc nhóm ngành đào tạo dưới sự định hướng của giảng viên hướng dẫn.

 (*): Các học phần online trên MOOC, trước mắt là trên FPT- Coursera 

Ban hành theo Quyết định số 201/QĐ-ĐHFPT ngày 8 tháng 3 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học FPT

dang-ky-xet-tuyen-dai-hoc-fpt

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *