NGÔN NGỮ NHẬT

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NGÔN NGỮ NHẬT 

Các công ty Nhật Bản đang đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, mở ra những cơ hội việc làm phong phú với mức đãi ngộ tốt, thu nhập cao dành cho người thành thạo tiếng Nhật. Trước nhu cầu đó, Trường Đại học FPT mở ngành Ngôn ngữ Nhật.

bostancı escort bayan
ümraniye escort bayan
ümraniye escort
anadolu yakası escort bayan
göztepe escort bayan
şerifali escort
maltepe escort
maltepe escort bayan
tuzla escort
kurtköy escort
kurtköy escort bayan

Năm 2016, ngành Ngôn ngữ Nhật được chính thức thành lập tại cơ sở Hoà Lạc, và hiện nay, ngành học này đã và đang ngày càng lớn mạnh, mở rộng phạm vi hoạt động ra khắp các cơ sở đào tạo khác của Trường như Đà Nẵng, Cần Thơ, Hồ Chí Minh…

Cử nhân ngành ngôn ngữ Nhật được đào tạo có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có hiểu biết về văn hóa Nhật Bản, nắm vững kiến thức ngôn ngữ Nhật, có khả năng sử dụng tiếng Nhật như một công cụ hiệu quả trong công việc.

Với 3 định hướng chuyên ngành là Biên – Phiên dịch, Quản trị khách sạn & du lịch, Công nghệ Thông tin, sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật có thể phát triển nghề nghiệp ở các chuyên môn sâu, bắt kịp các xu hướng phát triển của xã hội trong xu thế đa dạng hoá và chuyên sâu nhiều lĩnh vực ngành nghề, đáp ứng tốt các nhu cầu  nhân sự về ngành Nhật của các cơ quan, ban ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật có kiến thức và các kĩ năng thực hành, sử dụng tiếng Nhật đạt chuẩn tương đương với bậc 5 trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương với bậc C1 trong Khung JF standard/ CEFR hoặc bậc N2 trong chuẩn thi Năng lực ngoại ngữ JLPT dành cho sinh viên nước ngoài học tiếng Nhật.

Sinh viên có cái nhìn tổng quát về Nhật Bản dựa trên việc nắm bắt những kiến thức căn bản và khái quát về đất nước, con người, văn hoá và tác phong làm việc trong doanh nghiệp Nhật Bản, tạo khả năng thích ứng tốt, hòa nhập nhanh trong môi trường làm việc với đối tác Nhật và đa văn hóa trong thời đại toàn cầu hoá.

Sinh viên có kiến thức lí luận cơ bản liên quan đến  các bình diện Ngữ âm, Ngữ pháp, Từ vựng của ngôn ngữ Nhật nhằm củng cố cho kiến thức thực hành tiếng, phục vụ cho hoạt động dịch thuật, thực hiện các nghiên cứu so sánh đối chiếu hoặc công tác học tập ở bậc tiếp theo.

Sinh viên có nền tảng vững chắc để tự học tập và phát triển năng lực tự học, tạo tiền đề cho việc học tập, nghiên cứu ở bậc học cao hơn về chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật; tích lũy những phẩm chất và kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp quan trọng để trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực biên – phiên dịch, các nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực khách sạn và du lịch, đặc biệt có kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn, thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thời đại khoa học công nghệ.

VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP

Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Nhật có thể đảm nhận vị trí công việc  tại các nhóm ngành nghề sau:

  • Nhóm 1: Biên dịch viên/Phiên dịch viên/Biên tập viên:
    Thực hiện vai trò biên – phiên dịch viên Nhật – Việt, Việt – Nhật tại các công ty có liên quan đến công tác này; Đặc biệt, có thể làm biên – phiên dịch kỹ thuật trong các công ty phát triển phần mềm với đối tác Nhật Bản; người tốt nghiệp cũng có thể sử dụng tiếng Nhật để làm việc  tại các cơ quan báo chí, nhà xuất bản, đài phát thanh, truyền hình hay tham gia biên tập, hiệu đính các tài liệu, ấn phẩm  có liên quan đến tiếng Việt, tiếng Nhật và ngôn ngữ Nhật -Việt tại Việt Nam và Nhật Bản.
  • Nhóm 2: Thư ký văn phòng/ Trợ lý đối ngoại/ Trợ lí hành chính/ Trợ lý giảm đốc/ Nhân viên phát triển thị trường…: Sử dụng tiếng Nhật để phụ trách các công việc liên quan đến công tác đối ngoại, hợp tác, kinh doanh, xuất nhập khẩu với các đối tác Nhật Bản, hỗ trợ công tác đàm phán, giao dịch, kí kết hợp đồng kinh doanh… tại các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước, các lĩnh vực liên quan có sử dụng tiếng Nhật hoặc có quan hệ với Nhật Bản.
  • Nhóm 3: Nhân viên ngành du lịch, khách sạn/ hoặc kỹ sư cầu nối, biên phiên dịch trong ngành IT:
    – Sinh viên lựa chọn định hướng Quản trị khách sạn và Du lịch có thể đảm nhận các vị trí công tác trong ngành du lịch như hướng dẫn viên du lịch, nhân viên kinh doanh du lịch, nhân viên điều hành tour, nhân viên chăm sóc khách hàng, biên – phiên dịch… trong các đại lý du lịch, công ty du lịch – lữ hành trong và ngoài nước có đối tác khách hàng Nhật.
    – Sinh viên lựa chọn định hướng Tiếng Nhật công nghệ thông tin, nếu học thêm các kiến thức chuyên sâu hơn về IT trong quá trình làm việc tại đơn vị, có thể tham gia các dự án, làm kỹ sư cầu nối, kết nối với khách hàng Nhật  (ブリッジエンジニア/ comtor), biên – phiên dịch… trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
  • Nhóm 4: Nghiên cứu viên/ Giảng viên/ học sau đại học:
    Có thể thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu tại các trung tâm, đơn vị có nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hoá Nhật hoặc Nhật Bản học nói chung ở trong và ngoài nước. Người tốt nghiệp cũng có thể học thêm về nghiệp vụ sư phạm để tham gia công tác giảng dạy tiếng Nhật tại các trung tâm, trường học có giảng dạy về tiếng Nhật, có thể học tiếp các bằng cấp sau đại học  về ngôn ngữ, văn học – văn hoá của Nhật Bản tại các cơ sở đào tạo sau đại học trong và ngoài nước.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

HỌC KỲ  HỌC PHẦN KỸ NĂNG ĐẠT ĐƯỢC
Nền tảng
  • Tuần lễ định hướng và tháng Rèn luyện tập trung

  • Tiếng Anh chuẩn bị

  • Nhạc cụ truyền thống

  • Giáo dục thể chất 1

  • Sinh viên có phương pháp học tập hiệu quả như: tự học, làm việc nhóm, quản lý thời gian, tối ưu hóa năng lực não bộ cải thiện kết quả học tập.
  • Các kỹ năng căn bản của tiếng Anh, giúp sinh viên hệ thống, ôn tập lại các kiến thức đã có chuẩn bị cho những học kỳ chuyên sâu.
  • Sinh viên tự tin đọc hiểu giáo trình, học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh, giao tiếp thông thạo với giảng viên và sinh viên quốc tế.
  • Giới thiệu cho sinh viên sơ lược về sự hình thành và phát triển môn Vovinam – Việt võ đạo trong nước và thế giới; xây dựng nền tảng thể lực, kỹ thuật cơ bản.
Học kỳ 1
  • Tiếng Nhật sơ cấp 1-A1/A2
  • Tiếng Nhật sơ cấp 2-A2
  • Kỹ năng học tập đại học (Mooc)
  •  Giáo dục thể chất 2
  • Sinh viên được cung cấp những kiến thức tiếng Nhật ở mức độ Sơ cấp.
  • Có được tổng  từ vựng cơ bản 1.000 từ, với khoảng 300 chữ Hán, cách chia động từ ở các dạng cơ bản, cấu trúc câu đơn, hoặc câu đơn mở rộng ở dạng đơn giản, các cách nói lịch sự được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm…).
  • Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.
  • Có tư duy khởi nghiệp, sáng tạo, phản biện, giải quyết vấn đề.
  • Có tinh thần tự học, học tập suốt đời, thích ứng với sự thay đổi của thời đại phát triển công nghệ và xã hội.
Học kỳ 2
  • Tiếng Nhật sơ trung cấp 1-A2/B1
  • Tiếng Nhật sơ trung cấp 2-B1
  • Kỹ năng Giao tiếp và
    Cộng tác
  • Giáo dục thể chất 3
  • Sinh viên có được tổng từ vựng cơ bản 2.000 từ với khoảng 800 chữ Hán, các cách chia động từ biểu đạt thời, thể, dạng, tình thái, các cấu trúc ngữ pháp mở rộng, phân biệt cách nói lịch sự và cách nói thân mật, thoải mái, không cần giữ ý…
  • Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v…
  • Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng tiếng Nhật.
  • Có thể viết các đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân có quan tâm.
  • Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình.
  • Giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả trong trong môi trường học thuật và thực tiễn.
Học kỳ 3
  • Tiếng Nhật trung cấp 1-B1/B2
  • Tiếng Nhật trung cấp 2-B2.1
  • Những vấn đề cơ bản về ngữ âm và từ vựng tiếng Nhật – Từ lí thuyết đến thực tiễn
  • Có được tổng lượng từ vựng khoảng 3.500 từ với 1000 chữ Hán, các cấu trúc ngữ pháp khá phức tạp để có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn.
  • Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ.
  • Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.
  • Có thể theo dõi và hiểu được các cuộc trò chuyện, trao đổi giữa những người bản ngữ, kể cả những tranh luận hay lập luận mang tính logic, khoa học.
  • Có thể đọc lướt, đọc nhanh để tìm thông tin hoặc đọc kỹ để hiểu chi tiết các văn bản dài, phức tạp về các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, công nghệ, giải trí, văn hóa, du lịch thuộc các loại hình văn bản khác nhau, có khối lượng từ vựng phong phú;
Học kỳ 4
  • Tiếng Nhật trung cấp 2-B2.2 
  • Tiếng Nhật trung cấp 2-B2/C1
  • Ứng xử trong môi trường làm việc với đối tác Nhật Bản
  • Có tổng lượng từ vựng khoảng 4.500 từ trở lên, với hơn 1.500  từ vựng chuyên ngành, 1.200 chữ Hán, các cấu trúc cú pháp phức tạp, nhiều tầng bậc, các cách diễn đạt phong phú thể hiện thái độ, vai trò, vị thế của người phát ngôn và người tham gia hội thoại (kể cả người đọc văn bản và người nghe).
  • Có thể hiểu và nhận biết được  hàm ý của các văn bản dài với phạm vi rộng.
  • Có thể diễn đạt trôi chảy, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn.
  • Có thể viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện được khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ nối câu và các phương tiện liên kết văn bản.
  • Hệ thống được các kiến thức cơ bản về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, xã hội, văn học Nhật Bản; từ đó, người học có thể giao tiếp thành công trong môi trường đa văn hóa, hỗ trợ tích cực cho công tác biên phiên dịch, công việc văn phòng, công tác trong lĩnh vực du lịch và khách sạn, lĩnh vực IT, công tác nghiên cứu, công tác giảng dạy.
Học kỳ 5
  • Kỹ năng phiên dịch cơ bản
  • Kỹ năng biên dịch cơ bản
  • Nâng cao năng lực tiếng Nhật tổng hợp
    (JLPT &BJT)
  • Đất nước và văn hoá Nhật Bản
  • Những vấn để cơ bản về ngữ pháp tiếng Nhật – Từ lí thuyết đến thực tiễn
  • Nắm được lý thuyết cơ bản về ngôn ngữ và các bình diện của ngôn ngữ học, trong đó có kiến thức và lý luận cơ bản về ngôn ngữ Nhật;
  • Phân tích được các đơn vị của tiếng Nhật và tiếng Việt trên các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp;
  • Vận dụng kiến thức đã tích lũy để bước đầu có thể so sánh giữa tiếng Nhật với tiếng mẹ đẻ nhằm nâng cao hiệu quả của việc học ngoại ngữ;
  • Phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể nhằm đạt được mục đích giao tiếp;
  • Có thể phát hiện các loại lỗi và sửa lỗi trong quá trình soạn thảo hay phân tích các loại văn bản.
  • Có kiến thức về văn hoá ứng xử và cách thức làm việc với người Nhật.
Học kỳ 6
  • Khởi sự doanh nghiệp (Mooc)
  • Thực tập doanh nghiệp (OJT)
  • Kết hợp các kiến thức được tích lũy trong quá trình học, áp dụng vào thực tế công việc tại các cơ sở tiếp nhận thực tập (văn phòng, công ty, trường học, trung tâm ngoại ngữ, khách sạn, nhà hàng…);
  • Thông qua hoạt động thực tế, củng cố và nâng cao các kiến thức tiếng, kiến thức nghề nghiệp, rèn luyện và chuẩn bị cho bản thân để làm việc trong môi trường có đối tác Nhật.
Học kỳ 7
  • Văn học Nhật Bản
  • Dẫn luận ngôn ngữ
  • Môn thứ 1 của combo
  • Môn thứ 2 của combo
  • Môn thứ 3 của combo
Nắm được các kiến thức cơ bản theo từng định hướng lựa chọn:

  • Định hướng Biên – Phiên dịch
  • Định hướng Quản trị khách sạn & du lịch
  • Định hướng Công nghệ thông tin

Học kỳ 8
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Môn thứ 4 của combo
  • Môn thứ 5 của combo
  • Triết học Mác – Lê-nin
  • Kinh tế chính trị Mác -Lê-nin
  • Kỹ năng viết học thuật
  • Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị pháp luật,  an ninh quốc phòng. góp phần hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học.
  • Cư xử chuyên nghiệp, có đạo đức, trách nhiệm xã hội, có tinh thần phục vụ cộng đồng.
  • Mạnh mẽ về tinh thần và thể lực, thể hiện được bản sắc dân tộc, tự tin hội nhập quốc tế.
Học kỳ 9
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Tư tưởng HCM
  • Khóa luận tốt nghiệp / Dự án tốt nghiệp
  • Tổng hợp các kiến thức được tích lũy trong quá trình học vào thực tiễn để tiến hành và hoàn thành một đề tài nghiên cứu hoặc một dự án tốt nghiệp thuộc nhóm ngành đào tạo dưới sự định hướng của giảng viên hướng dẫn; hình thành các kiến thức chuyên môn chuyên sâu và khả năng phân tích, thống kê, đánh giá, tư duy phản biện.

 (*): Các học phần online trên MOOC, trước mắt là trên FPT- Coursera 

Ban hành theo Quyết định số 203 ngày 08 tháng 03 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học FPT 

dang-ky-xet-tuyen-dai-hoc-fpt

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *