4 tips cho GenZ để "học, học nữa, học mãi" hiệu quả
Trải qua bao mùa thi cử, có lẽ chúng ta thường tìm đến những phương pháp học truyền thống: tóm tắt kiến thức thành đề cương, highlight sau đó đọc đi đọc lại. Tiếc thay, trong tất cả các phương pháp ghi nhớ thì đây là cách có hiệu quả thấp nhất. Vậy GenZ phải làm sao để học ít nhớ nhiều?
Chủ động gợi nhớ (Active Recall)
Khi bạn học một kiến thức mới, não bộ của bạn đã ghi nhớ điều đó và cất nó trong đầu. Tuy nhiên, để "bỏ túi" những kiến thức đó lâu dài và lấy ra sử dụng khi cần, chúng ta phải để não bộ rèn luyện khả năng ghi nhớ và lục tìm kiến thức đúng lúc.

Đa số các bạn học sinh đều sử dụng cách ôn thi truyền thống: đọc đi đọc lại nhiều lần. Chúng mình cứ nghĩ rằng làm vậy kiến thức sẽ trôi từ sách vào đầu và có thể thoải mái “bỏ ra” sử dụng khi cần. Nhưng thực tế, đây là cách học bài thụ động và chỉ hiệu quả khi bạn học kiến thức mới. Phương pháp này không giúp ích nhiều khi bạn ôn lại các kiến thức cũ.
Để thực hiện active recall, bước đầu bạn cần soạn một bộ câu hỏi về bài học cần ghi nhớ. Hiểu đơn giản, đây giống như “phiên bản nâng cấp” của những câu hỏi cuối bài học trong sách giáo khoa. Bạn có thể bắt đầu bằng câu hỏi tổng quát rồi sau đó atasehir escort hỏi sâu hơn từng khía cạnh cụ thể.
Tiếp theo là tự kiểm tra chính mình bằng bộ câu hỏi trên. Hoặc bạn cũng có thể trao đổi chéo với bạn bè để tăng độ khó của “Game”.
Lặp lại ngắt quãng (space repetition)
Quên kiến thức là một lẽ tự nhiên khi ta ghi nhớ. Trong lúc học, nếu quên rồi thì bạn chỉ còn cách là ôn lại. Thế nhưng ôn lại cũng cần phải có thời điểm phù hợp và tần suất hợp lý. Nếu lịch ôn tập quá dày thì không đủ thời gian để ôn tập tất cả kiến thức. Nếu lịch ôn tập quá xa thì lại mất công ghi nhớ từ đầu. Vậy phải ôn thế nào mới đúng cách?
Đối với phương pháp lặp lại ngắt quãng, thời điểm ôn bài tối ưu nhất là lúc chúng ta dần quên đi những kiến thức đã học. Cứ làm vậy thì tới những lần ôn tập sau, thời gian ghi nhớ ngày càng dài ra, chúng ta sẽ bớt phải ôn tập thường xuyên hơn. Dần dần, đường cong quên lãng sẽ chuyển từ dốc đứng sang dốc thoải, chúng ta sẽ ghi nhớ kiến thức lâu hơn.


Áp dụng vào thực tế, chúng ta có thể lên lịch ôn lại kiến thức: 1 ngày - 5 ngày - 7 ngày - 14 ngày - 1 tháng… Đối với những mục ôn lại mà chúng ta quên quá nhiều hoặc gần như quên sạch thì chúng ta có thể rút ngắn thời gian đến lần ôn tập tiếp theo. Còn những mục nào đã ghi nhớ tốt thì thời gian đến lần ôn tập tiếp theo sẽ dài hơn. Phương pháp này có thể giúp bạn tạo nên lịch ôn tập phù hợp với quá trình ghi nhớ của mình.
Sơ đồ tư duy (mind map)
Đây là một phương pháp ôn tập không còn xa lạ với các bạn trẻ. Nhiều Gen Z lựa chọn việc làm đề cương để highlight ý chính và học thuộc. Tuy nhiên, trong thực tế, để ghi nhớ 1 đoạn văn, một sự kiện lịch sử, chúng ta cần nhìn được bức tranh tổng quan chung. Việc ghi nhớ theo từng mục có thể khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc hệ thống kiến thức và dễ bị rối.
Để tăng hiệu quả của việc vẽ sơ đồ tư duy, hãy vẽ mà không mở tài liệu tham khảo để chúng ta cùng lúc có thể thực hành active recall. Sau khi hoàn thiện Mind map, chúng ta có thể mở tài liệu xem lại và sửa những lỗi sai.
Đối với các bạn có thiên hướng ghi nhớ bằng hình ảnh thay vì chữ viết, mind map có thể trở thành phương thức ghi nhớ và tư duy chính, thậm chí còn có thể thay thế cả cách ghi chú truyền thống nữa đấy.
Không gian hóa trí nhớ (memory palace)
Gen Z là thế hệ có trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Chúng mình thường ghi nhớ bằng hình ảnh nhanh hơn kiến thức ghi chép qua những xấp tài liệu dày cộp.
Với phương pháp này, chúng ta sẽ đặt kiến thức cần gợi nhớ vào không gian, địa điểm mà mình yêu thích hoặc quen thuộc. Đó có thể là bất cứ nơi đâu, miễn là mình có thể hình dung ra không gian đó một cách dễ dàng. Nhưng nhìn chung, memory palace vẫn có những hạn chế. Phương pháp này thường hiệu quả cho những kiến thức ngẫu nhiên và khó móc nối với những gì bạn đã biết.
Chẳng hạn như bạn thường có thói quen đến quán cafe học bài. Hãy tóm tắt lại các kiến thức đã học được và cố gắng ghi nhớ ngay tại địa điểm đó. Sau này khi mở lại các bức ảnh check-in hay thậm chí tình cờ đi qua "chốn cũ", hãy tập thói quen nhớ lại các kiến thức đã học được trong buổi hôm đó.
4 tips trên đều là những phương pháp học tập hiệu quả nhất được khoa học chứng minh. Tuy nhiên, mỗi người có một phong cách học khác nhau, Gen Z hãy tham khảo và thử nghiệm nhiều phương pháp để tìm ra cách học phù hợp nhất cho mình nha. Chúc các bạn sẽ hoàn thành thật tốt kì thi sắp tới!
Phương Thảo
>>> 3 yếu tố làm Gen Z mê mẩn khi chọn trường đại học
>>> Top ngành học 10 năm nữa cũng không lo thất nghiệp
>>> Cùng 2k5 xác định ngành học phù hợp chỉ bằng 1 công thức đơn giản
Câu hỏi thường gặp
01
Làm thế nào để trở thành sinh viên Đại học FPT?
Để trở thành sinh viên Đại học FPT, bạn cần đáp ứng một trong các điều kiện:
• Có điểm học bạ đạt TOP50 trở lên theo bảng xếp hạng tra cứu tại: http://schoolrank.fpt.edu.vn
• Có điểm thi THPT QG đạt TOP50 trở lên theo bảng xếp hạng tra cứu tại: http://schoolrank.fpt.edu.vn
• Hoặc thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên xét tuyển, chi tiết xem thêm tại trang Quy chế tuyển sinh.
02
Học phí của trường Đại học FPT?
Đại học FPT công bố chi tiết học phí tại trang Học phí. Sinh viên được miễn phí toàn bộ giáo trình (nhập khẩu) trong suốt 4 năm học.
03
Điều kiện thi học bổng
Thí sinh đạt Top 30 Schoolrank trở lên thì đủ điều kiện đăng ký dự thi học bổng. Kỳ thi được tổ chức tại Đại học FPT.
Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.
Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.
04
Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?
Thí sinh muốn nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể truy cập và đăng tải hồ sơ lên trang: https://dangky.daihocfpt.com/
Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến các thông tin tuyển sinh của Đại học FPT, vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.
05
Ngành học của trường
ĐH FPT Hà Nội đang đào tạo tất cả 15 chuyên ngành, chia làm Khối ngành sau: Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh và Ngôn ngữ.
- Khối ngành Công nghệ thông tin: Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Trí tuệ nhân tạo, Hệ thống thông tin và Thiết kế mỹ thuật số
- Khối ngành Quản trị kinh doanh: Kinh doanh quốc tế, Digital Marketing, Quản trị truyền thông đa phương tiện, Quản trị Khách sạn, Tài chính, Quản trị DV Du lịch và lữ hành
- Khối ngành Ngôn ngữ: Ngôn ngữ Anh - Anh, Ngôn ngữ Anh - Trung, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn.
06
Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?
Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.
07
Lộ trình học của Sinh viên
- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc
- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.
- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập
- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT
08
Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT
Bus số 74; 107; 88; 117; 119
09
Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?
Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.
Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).
10
Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội
- Website: http://hanoi.fpt.edu.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi
- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt
- Hotline: 02473005588