[Giải đáp] Học công nghệ truyền thông có khó không?

Công nghệ truyền thông (tiếng Anh là Communication Technology) là ngành học đào tạo các kiến thức về lĩnh vực truyền thông nghe nhìn như điện ảnh, truyền hình, quảng cáo, kinh doanh sản phẩm truyền thông, nghiên cứu thị hiếu, khán thính giả. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và nhu cầu càng cao về truyền thông trong xã hội, ngành này hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. 

Tuy nhiên, học công nghệ truyền thông có khó không thì còn tuỳ thuộc vào năng lực của mỗi người. Để trả lời câu hỏi trên, hãy cùng Đại học FPT khám phá về ngành Công nghệ truyền thông và các yếu tố ảnh hưởng đến độ khó của ngành ngay trong bài viết này. 

1. 4 yếu tố ảnh hưởng đến độ khó của ngành Công nghệ truyền thông

Không thể khẳng định chắc chắn rằng học Công nghệ truyền thông khó hay dễ, vì điều này phụ thuộc vào năng lực của mỗi người học. Ngành Công nghệ truyền thông có nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau, đòi hỏi những kỹ năng và kiến thức riêng biệt. Dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng đến độ khó của ngành học này.

1.1. Đặc thù ngành

Khi học ngành Công nghệ truyền thông, bạn sẽ được đào tạo những kiến thức và kỹ năng sau: 

  • Kiến thức nền tảng về ngoại ngữ, truyền thông, marketing, truyền hình,... 
  • Quy trình sản xuất các thể loại sản phẩm truyền thông như phát thanh, truyền hình, điện ảnh và đa phương tiện. Sau quá trình học, sinh viên sẽ nắm vững các kỹ thuật và nghệ thuật tạo ra những sản phẩm truyền thông hấp dẫn. 
  • Kỹ năng quản trị sản xuất, từ khâu lên kế hoạch đến triển khai và đánh giá kết quả. Từ đó phát triển năng lực quản trị kinh doanh sản phẩm truyền thông bằng việc nghiên cứu thị hiếu khán thính giả, lập kế hoạch truyền thông, marketing và triển khai hiệu quả kế hoạch kinh doanh sản phẩm truyền thông. 
  • Các kỹ năng mềm quan trọng như giao tiếp, trình bày đa phương tiện, tiếng Anh, quản lý dự án, kỹ năng lãnh đạo và quản trị các nguồn lực (con người, tài chính, thời gian,...). 

Để trang bị được những kiến thức và kỹ năng trên đòi hỏi sinh viên Công nghệ truyền thông phải có kế hoạch rõ ràng và chăm chỉ học tập. Sự quyết tâm và kiên trì sẽ giúp sinh viên trang bị đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để sẵn sàng ứng phó với những thách thức trong ngành, cũng như thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của công nghệ và nhu cầu thị trường.

Khối lượng kiến thức khổng lồ cùng rất nhiều kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm quan trọng chính là đặc thù của ngành học Công nghệ truyền thông. 
Khối lượng kiến thức khổng lồ cùng rất nhiều kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm quan trọng chính là đặc thù của ngành học Công nghệ truyền thông.

1.2. Năng lực, sở thích 

1 - Sức sáng tạo liên tục: Người học truyền thông phải liên tục sáng tạo, mang lại trải nghiệm độc đáo và tạo ra những sản phẩm hoàn toàn mới, từ điện ảnh, hoạt hình cho đến các ấn phẩm, game,... đều phải mang một giá trị khác biệt để khách hàng nhớ đến thương hiệu, hình ảnh và sản phẩm mà bạn tạo ra. 

2 - Đa dạng kỹ năng: Sinh viên ngành Công nghệ truyền thông cần trang bị cho mình các kỹ năng đa dạng để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. 

  • Kỹ năng kỹ thuật số: Sinh viên cần thành thạo phần mềm thiết kế đồ hoạ như Adobe Photoshop, Illustrator và các công cụ biên tập video như Adobe Premiere Pro, After Effects để sản xuất các sản phẩm truyền thông. Hiểu biết thêm về lập trình web, thiết kế giao diện người dùng (UX/UI) và nền tảng truyền thông xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hoá sản phẩm truyền thông và tiếp cận đến đối tượng mục tiêu. 
  • Kỹ năng sáng tạo và tư duy độc đáo: Công nghệ truyền thông không ngừng thay đổi, vì vậy sinh viên cần có khả năng sáng tạo để tìm ra những giải pháp mới và hiệu quả cho các vấn đề thực tiễn. 
  • Kỹ năng sử dụng công nghệ: Linh hoạt trong việc áp dụng các công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất làm việc và tạo ra các sản phẩm sáng tạo hơn.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Để hoàn thành các dự án khác nhau, sinh viên cần phối hợp làm việc giữa các thành viên, quản lý thời gian và phân chia công việc hiệu quả. 
  • Kỹ năng giao tiếp: Sinh viên cần có khả năng truyền đạt ý tưởng, thông điệp và giải quyết các vấn đề phát sinh một cách rõ ràng trong quá trình làm việc hoặc khi gặp gỡ khách hàng. 
Sức sáng tạo liên tục và đa dạng kỹ năng nghề nghiệp là yếu tố then chốt giúp bạn thành công trong ngành Công nghệ truyền thông. 
Sức sáng tạo liên tục và đa dạng kỹ năng nghề nghiệp là yếu tố then chốt giúp bạn thành công trong ngành Công nghệ truyền thông.

Việc học Công nghệ truyền thông khó hay dễ phụ thuộc vào năng lực và sở thích của mỗi người học. Mời bạn xem thêm bài viết sau để có thêm góc nhìn giải đáp thắc mắc có nên học ngành công nghệ truyền thông không?

1.3. Sự cạnh tranh của ngành

Ngành Công nghệ truyền thông có tính cạnh tranh cao, do đó, sinh viên cần nỗ lực không ngừng để nâng cao kỹ năng, cập nhật kiến thức mới và tạo ra điểm khác biệt. Đầu tư thời gian và công sức vào việc học tập, tham gia các khóa học bổ sung và thực hành thực tế là bí quyết để sinh viên nổi bật hơn trong ngành này. 

Ngoài ra, sinh viên cần phát triển một loạt kỹ năng đa dạng, từ kỹ năng kỹ thuật như thiết kế đồ họa, dựng video cho đến kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề. Những kỹ năng này sẽ giúp bạn trở nên linh hoạt hơn và dễ dàng thích ứng với những thay đổi trong ngành. Tuy nhiên, bạn cần biết cách phân bổ thời gian và nỗ lực giữa việc học lý thuyết, thực hành để bản thân phát triển toàn diện.

Công nghệ truyền thông là ngành có tính cạnh tranh cao, vì thế sinh viên cần phải nỗ lực và luôn học hỏi kỹ năng, trau dồi kiến thức mới để tồn tại và thành công.
Công nghệ truyền thông là ngành có tính cạnh tranh cao, vì thế sinh viên cần phải nỗ lực và luôn học hỏi kỹ năng, trau dồi kiến thức mới để tồn tại và thành công.

1.4. Sự nỗ lực 

Công nghệ truyền thông là một lĩnh vực đa dạng, phức tạp với nhiều khía cạnh khác nhau như thiết kế đồ họa, lập trình web, sản xuất video, và quản lý mạng xã hội. Với khối lượng kiến thức lớn và tính chất thay đổi nhanh chóng của công nghệ, đòi hỏi người làm truyền thông cần có tư duy sáng tạo và phân tích nhạy bén. Vì vậy, sự nỗ lực không chỉ giúp người học vượt qua các thử thách mà còn giúp phát triển kỹ năng về học tập, tư duy, giao tiếp, phân tích,... cần thiết để trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực này.

Công nghệ truyền thông là ngành học liên quan mật thiết giữa công nghệ và con người nên người học cần có sự nỗ lực, kiên định để theo đuổi và phát triển với ngành.
Công nghệ truyền thông là ngành học liên quan mật thiết giữa công nghệ và con người nên người học cần có sự nỗ lực, kiên định để theo đuổi và phát triển với ngành.

2. 6 thách thức khi học và theo đuổi ngành công nghệ truyền thông 

Ngành Công nghệ truyền thông đang phát triển mạnh mẽ, mang đến nhiều cơ hội thực hiện đam mê, tuy nhiên bạn cũng cần lường trước những thách thức có thể gặp phải trong quá trình học tập và theo đuổi ngành này.

2.1. Là ngành học mới 

Ngành Công nghệ truyền thông là một ngành học hấp dẫn nhưng vẫn tương đối mới ở Việt Nam. Do đó, gặp nhiều thách thức trong việc xây dựng chương trình đào tạo cũng như phát triển đội ngũ giảng viên. 

Thạc sĩ Lê Tuấn Anh (Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông) chia sẻ: "Hiện quy mô đào tạo báo chí, truyền thông đang mâu thuẫn với số lượng giảng viên đạt chuẩn. Cụ thể, các trường ĐH công lập và tư thục đều đang thiếu hụt các tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư chuyên ngành báo chí, truyền thông. Nguyên nhân chính là do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước mỗi năm chỉ đào tạo được rất ít tiến sĩ. Như vậy, chưa nói đến chuyện đủ nhân lực đáp ứng đào tạo theo xu hướng AI, mà nhân lực đào tạo cơ bản đang còn thiếu và yếu". 

Công nghệ truyền thông là một ngành học mới nên các chương trình đào tạo và đội ngũ giảng viên chưa thực sự hoàn thiện. 
Công nghệ truyền thông là một ngành học mới nên các chương trình đào tạo và đội ngũ giảng viên chưa thực sự hoàn thiện.

Nhằm giải quyết vấn đề trên, Trường Đại học FPT đã định hướng rõ ràng cho ngành Công nghệ truyền thông bằng cách chia thành 2 chuyên ngành đào tạo chính: Truyền thông đa phương tiện và Quan hệ công chúng. Đội ngũ giảng viên là những người có kinh nghiệm thực tiễn và uy tín trong ngành, giúp sinh viên tiếp cận với kiến thức và kỹ năng tiên tiến. Chương trình học tại FPT được thiết kế để phù hợp với nhu cầu của thị trường, tích hợp nhiều môn học mới nhất trong ngành Công nghệ truyền thông nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết để thích nghi và phát triển trong môi trường làm việc ngày càng cạnh tranh.

2.2. Khối lượng kiến thức lớn, yêu cầu nắm rõ các kiến thức liên ngành

​​Ngành Công nghệ truyền thông có tính ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y học, quảng cáo,... Để sản phẩm truyền thông làm ra thu hút nhiều khách hàng, bạn cần phải tìm hiểu và nắm rõ kiến thức của các lĩnh vực đó. Kiến thức và yêu cầu kỹ năng đa dạng là một thách thức lớn cho sinh viên.

Không chỉ dừng lại ở việc có kiến thức, người học còn phải trang bị cho mình nhiều kỹ năng, từ viết, thiết kế, phân tích dữ liệu đến tương tác trực tuyến. Điều này đòi hỏi bạn phải luôn nỗ lực, kiên trì và có khả năng tự học cao để có thể thích nghi và theo kịp các xu hướng truyền thông hiện nay.

Kiến thức rộng rãi và yêu cầu kỹ năng đa dạng là một thách thức lớn đối với sinh viên ngành Công nghệ truyền thông.
Kiến thức rộng rãi và yêu cầu kỹ năng đa dạng là một thách thức lớn đối với sinh viên ngành Công nghệ truyền thông.

2.3. Cần chọn được chuyên ngành phù hợp với năng lực của bản thân

Sinh viên cần phải xác định được chuyên ngành phù hợp với năng lực và sở thích cá nhân của mình để có thể phát triển tốt trong tương lai. Các chuyên ngành phổ biến trong ngành Công nghệ truyền thông mà sinh viên nên tham khảo: 

  • Quan hệ công chúng: Chú trọng vào việc xây dựng và quản lý hình ảnh của cá nhân, tổ chức hoặc sản phẩm thông qua các sản phẩm truyền thông.  
  • Truyền thông đa phương tiện: Tập trung vào các nền tảng digital như website, mạng xã hội và email marketing. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về sản xuất nội dung số và chiến lược truyền thông trực tuyến.
  • Quảng cáo: Tập trung vào việc thiết kế và triển khai các chiến dịch quảng cáo hiệu quả, sinh viên sẽ học cách lên ý tưởng, tạo nội dung, thiết kế đồ họa và đo lường kết quả để điều chỉnh chiến dịch cho phù hợp.
  • Thiết kế đồ họa: Tạo ra các sản phẩm thiết kế như logo, banner, infographic, giao diện người dùng. Yêu cầu nhân sự cần có sự sáng tạo và kỹ năng sử dụng phần mềm thiết kế thành thạo. 
  • Truyền hình: Sản xuất các chương trình truyền hình từ khâu lên ý tưởng, quay phim, dựng phim đến phát sóng. Sinh viên sẽ học cách làm việc trong môi trường sản xuất chuyên nghiệp.
  • Báo chí: Sáng tạo và biên tập các bài báo, tin tức, phóng sự. Yêu cầu nhân sự kỹ năng viết tốt và khả năng tìm kiếm thông tin chính xác.
  • Sự kiện: Tổ chức các sự kiện như hội nghị, triển lãm, lễ ra mắt sản phẩm,... yêu cầu khả năng quản lý thời gian và phối hợp làm việc nhóm tốt. 
Sinh viên cần xác định năng lực và sở thích của bản thân để chọn lựa chuyên ngành phát triển trong tương lai.
Sinh viên cần xác định năng lực và sở thích của bản thân để chọn lựa chuyên ngành phát triển trong tương lai.

Chọn nguyên ngành phù hợp là một quyết định quan trọng trong cuộc đời học tập và sự nghiệp của mỗi người. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn chọn chuyên ngành phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân:

  • Tìm hiểu kỹ về từng chuyên ngành: Đọc tài liệu liên quan, tham khảo ý kiến từ những người đã hoạt động trong ngành và tham gia các buổi tư vấn nghề nghiệp sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về từng chuyên ngành.
  • Thực tập sớm: Thực tập không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc thực tiễn mà còn hỗ trợ bạn xây dựng mối quan hệ trong ngành.
  • Tham gia các câu lạc bộ: Nơi đây sẽ là cơ hội để bạn thử sức, rèn luyện kỹ năng và mở rộng mối quan hệ của mình. 
  • Đánh giá bản thân: Xác định những điểm mạnh, điểm yếu của bạn thân bằng cách tự đánh giá hoặc tham khảo ý kiến từ người thân, bạn bè để đưa ra lựa chọn chuyên ngành phù hợp. 

2.4. Cần cập nhật liên tục với công nghệ mới

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đồng nghĩa với việc sinh viên phải đối mặt với một khối lượng thông tin khổng lồ. Khi đã nắm vững cách ứng dụng công nghệ mới, bạn sẽ có khả năng hiện thực hóa những ý tưởng độc đáo mà trước đây bạn chưa từng nghĩ đến, mở ra cơ hội sáng tạo không giới hạn cho công việc. 

Biết sử dụng một số phần mềm như Adobe Premiere, Photoshop, InDesign, After Effects, Audition, Canva,... sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc xử lý các tác vụ như thiết kế 2D và 3D, xử lý hình ảnh, âm thanh hoặc video. Hoàn thiện những kỹ năng này sẽ giúp bạn trở thành một người làm truyền thông hoàn thiện, có khả năng thực hiện những dự án đa dạng và phong phú.

Thường xuyên cập nhật xu hướng và ứng dụng công nghệ mới vào công việc để tránh nguy cơ bị đào thải khỏi ngành.
Thường xuyên cập nhật xu hướng và ứng dụng công nghệ mới vào công việc để tránh nguy cơ bị đào thải khỏi ngành.

2.5. Cần có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm thực tế từ sớm

Doanh nghiệp ngày càng yêu cầu cao về kỹ năng và kinh nghiệm thực tế đối với ứng viên ngành Công nghệ truyền thông. Theo ông Lê Quốc Vinh, CEO tập đoàn truyền thông Lê, "Đối với các ngành khoa học xã hội, đặc biệt là truyền thông, báo chí, chưa chắc học ở nước ngoài đã hay hơn do các ngành này đòi hỏi người làm việc phải rất am hiểu môi trường văn hóa, chính trị mà mình đang tác nghiệp." Điều này cho thấy rằng việc trang bị kỹ năng thực tế và kinh nghiệm từ sớm là rất cần thiết để có thể đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Sinh viên nên va chạm với thực tiễn ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để tích luỹ kinh nghiệm và kỹ năng trong ngành Công nghệ truyền thông.
Sinh viên nên va chạm với thực tiễn ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để tích luỹ kinh nghiệm và kỹ năng trong ngành Công nghệ truyền thông.

2.6. Thị trường việc làm có tính cạnh tranh cao

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), xu hướng tuyển dụng ngành truyền thông yêu cầu trình độ từ đại học trở lên chiếm 49,4%; cao đẳng, trung cấp, sơ cấp chiếm 42,3%, không yêu cầu có chuyên môn kỹ thuật 8,3%. Người lao động tìm việc kỳ vọng mức lương phổ biến từ 5 - 10 triệu đồng/tháng, chiếm đến 40,9%; có 27,1% kỳ vọng mức lương từ 10 - 15 triệu đồng. Tuy nhu cầu về nhân lực ngành Công nghệ truyền thông cao, nhưng số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành này cũng ngày càng tăng, dẫn đến sự cạnh tranh cao trong thị trường lao động. 

Nhu cầu nguồn nhân lực và số lượng sinh viên ra trường mỗi năm trong ngành Công nghệ truyền thông ngày càng tăng dẫn đến mức độ cạnh tranh trên thị trường lao động cũng khốc liệt  hơn.
Nhu cầu nguồn nhân lực và số lượng sinh viên ra trường mỗi năm trong ngành Công nghệ truyền thông ngày càng tăng dẫn đến mức độ cạnh tranh trên thị trường lao động cũng khốc liệt  hơn.

Bên cạnh đó, ngành công nghệ truyền thông có dễ xin việc không sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng mềm,... Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những cơ hội việc làm và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xin việc trong ngành Công nghệ Truyền thông.

3. Lời khuyên khi theo học ngành Công nghệ truyền thông

1 - Tìm hiểu về ngành Công nghệ truyền thông trước khi quyết định theo học: Có nhiều nguồn thông tin mà bạn có thể tham khảo như:

  • Các trường đại học và cao đẳng cung cấp chương trình đào tạo về Công nghệ truyền thông
  • Tham gia các hội thảo, seminar hoặc workshops về Công nghệ truyền thông để nghe ý kiến từ các chuyên gia và người trong ngành
  • Đọc các trang tin tức và blog chuyên ngành để cập nhật thông tin mới nhất và các sự kiện nổi bật trong lĩnh vực Công nghệ truyền thông.
  • Tìm kiếm cơ hội kết nối với các chuyên gia trong ngành thông qua các mạng lưới nghề nghiệp như LinkedIn, tham gia vào các nhóm chuyên môn hoặc tham dự các buổi gặp gỡ để xem cách họ nói về ngành này. 
Tìm hiểu thật kỹ về chuyên ngành Công nghệ truyền thông sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và đưa ra quyết định chọn lựa phù hợp với bản thân.
Tìm hiểu thật kỹ về chuyên ngành Công nghệ truyền thông sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và đưa ra quyết định chọn lựa phù hợp với bản thân.

2 - Nắm vững nền tảng kiến thức cơ bản như:

  • Các khái niệm cơ bản như nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng, định vị thương hiệu, đặc biệt là digital marketing sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả.
  • Cách sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế như Adobe Photoshop, Illustrator, CorelDRAW, InDesign và Figma. 
  • Kỹ năng phân tích dữ liệu giúp bạn đánh giá hiệu suất, từ đó có thể điều chỉnh và tối ưu hóa các chiến dịch truyền thông hiệu quả hơn. 
Thiết kế đồ hoạ, marketing và phân tích dữ liệu là những kỹ năng cơ bản cần thiết mà sinh viên ngành Công nghệ truyền thông cần nắm vững.
Thiết kế đồ hoạ, marketing và phân tích dữ liệu là những kỹ năng cơ bản cần thiết mà sinh viên ngành Công nghệ truyền thông cần nắm vững.

3 - Rèn luyện kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, khả năng tư duy linh hoạt, sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,...

4 - Tham gia các hoạt động ngoại khóa: Bạn có thể tham gia các câu lạc bộ, tổ chức sự kiện hoặc tham gia các chương trình tình nguyện để tích lũy kinh nghiệm và phát triển bản thân. 

5 - Học hỏi từ những người đi trước: Bạn có thể tìm kiếm mentor hoặc tham gia các buổi chia sẻ kinh nghiệm từ những người đã thành công trong lĩnh vực này.

6 - Luôn cập nhật kiến thức và kinh nghiệm: Đọc sách và tài liệu chuyên ngành, tham gia khóa học trực tuyến như Coursera, edX, Udemy,... hay các sự kiện, hội nghị về ngành Công nghệ truyền thông, theo dõi các trang mạng xã hội và blog chuyên ngành, tham gia các nhóm Facebook hoặc diễn đàn như Reddit, tham gia vào các dự án thực tế hoặc tìm kiếm cơ hội thực tập để vận dụng kiến thức đã học vào tình huống cụ thể,...

Sinh viên ngành Công nghệ truyền thông phải luôn nắm bắt xu hướng và cập nhật kiến thức mới.
Sinh viên ngành Công nghệ truyền thông phải luôn nắm bắt xu hướng và cập nhật kiến thức mới.

Câu trả lời cho câu hỏi Học Công nghệ truyền thông có khó không? sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực cá nhân, sự nỗ lực và quyết tâm của mỗi người học. Ngành Công nghệ truyền thông mang đến nhiều cơ hội và thách thức, đòi hỏi bạn phải không ngừng học hỏi và phát triển bản thân. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt cho con đường học vấn của mình trong ngành Công nghệ truyền thông. 

Tìm hiểu thêm thông tin tuyển sinh về ngành Công nghệ truyền thông tại Đại học FPT, vui lòng liên hệ thông tin tư vấn ngay bên dưới! 

  • Email: tuyensinh.hanoi@fpt.edu.vn 
  • Hotline: (024) 7300 5588

Câu hỏi thường gặp

01 Điều kiện thi học bổng năm 2024

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):

  • Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
  • Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
  • Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

02 Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024

Mã trường: FPT

Khối ngành Ngành Mã ngành Chuyên Ngành
III Quản trị kinh doanh 7340101 Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
V Công nghệ thông tin 7480201 Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số.
VII Công nghệ truyền thông (dự kiến) 7320106 Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng.
Ngôn ngữ Anh 7220201 Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Nhật 7220209 Song ngữ Nhật – Anh
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 Song ngữ Hàn – Anh
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) 7220204 Song ngữ Trung – Anh

Đăng ký

03 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

04 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

05 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

06 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

07 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

08 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: https://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588

Để lại bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *