Lộ trình học Digital Marketing: 5 giai đoạn cho người mới bắt đầu
Bạn đang tìm hiểu về Digital Marketing nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì đừng lo lắng. Chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn lộ trình học Digital Marketing tổng thể từ A-Z với 5 giai đoạn cho người mới bắt đầu.
- 1. Giai đoạn 1: Tổng quan kiến thức trong lộ trình học Digital Marketing
- 2. Giai đoạn 2: Lựa chọn 1 lĩnh vực chuyên sâu để học
- 3. Giai đoạn 3: Hình thức và tài liệu nghiên cứu trong lộ trình học Digital Marketing
- 4. Giai đoạn 4: Thực hành, tích lũy kinh nghiệm trong quá trình học Digital Marketing
- 5. Giai đoạn 5: Hệ thống hoá và mở rộng kiến thức cho lộ trình học Digital Marketing
1. Giai đoạn 1: Tổng quan kiến thức trong lộ trình học Digital Marketing
Bước đầu tiên trong lộ trình học Digital Marketing là phải nắm được kiến thức tổng quan, đây chính là gốc rễ, nền tảng ban đầu để bạn bắt đầu tiếp xúc với Digital Marketing. Nắm vững được những tư duy, kiến thức cơ bản này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc học các kiến thức chuyên sâu sau này.
1.1. Hiểu rõ tư duy về Digital Marketing
Việc đầu tiên và vô cùng quan trọng mà bạn nhất định phải làm khi bắt đầu học Digital Marketing là hiểu rõ những nguyên tắc cơ bản nhất của marketing bao gồm:
- Bản chất của marketing, nhiệm vụ và vai trò của marketing
- Các hệ thống thông tin marketing và nghiên cứu marketing
- Môi trường marketing (vĩ mô, vi mô)
- Phân đoạn thị trường, thị trường mục tiêu
- Định vị sản phẩm
- Hành vi của khách hàng
- Mô hình marketing 4P (sản phẩm, giá cả, phân phối, quảng bá)
- …
Như vậy, trước khi bắt đầu lộ trình học Digital Marketing thì chúng ta cần hiểu rõ bản chất của ngành học, Digital Marketing là việc khai thác các nền tảng, công cụ online như Social Media Marketing, SEO, SEM, Content Marketing, Affiliate Marketing... để kết nối khách hàng với sản phẩm, thương hiệu. Mặc dù mang tính lý thuyết với nhiều người mới bắt đầu nhưng phần kiến thức này chính là “chìa khóa” tạo nên lối tư duy và những quyết định đúng đắn khi bạn làm nghề.
1.2. Tìm hiểu tổng quan kiến thức từng mảng trong Digital Marketing
Ở giai đoạn đầu, bạn cần tìm hiểu kỹ xem Digital Marketing có những lĩnh vực nào, mỗi lĩnh vực sẽ học và làm về những gì, bao gồm những công cụ nào... Digital Marketing bao gồm những mảng sau:
- SEO: Là kỹ thuật giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, nâng cao thứ hạng của website nhằm tăng khả năng tiếp cận với khách hàng.
- Social Media: Là kênh truyền thông mạng xã hội giúp kết nối với khách hàng, chia sẻ và quảng bá hình ảnh thương hiệu.
- Content Marketing: Là việc xây dựng và chia sẻ những nội dung hữu ích tới khách hàng và điều hướng họ đến hành động mua.
- Email Marketing: Là hình thức sử dụng email để tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đến nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
- Thiết kế: Là việc thiết kế những ấn phẩm độc đáo, ấn tượng, thu hút nhằm đưa hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với khách hàng.
- Branding: Là việc quảng bá tập trung vào các sản phẩm, dịch vụ nhằm làm nổi bật và gia tăng giá trị thương hiệu.
- Quảng cáo/PR: Giúp lan tỏa hình ảnh thương hiệu một cách rộng rãi, đồng thời xây dựng mối quan hệ thiện chí với khách hàng, công chúng.
- Marketing Analytics: Giúp phân tích, đo lường thị trường và xu hướng xã hội để thích ứng và thay đổi 1 cách tích cực.
- Affiliate Marketing: Là hình thức giới thiệu sản phẩm của nhà cung cấp thông qua mô hình tiếp thị liên kết.
- E-commerce: Là một lĩnh vực kinh doanh toàn diện liên quan đến việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua môi trường trực tuyến.
- Paid Media: Là một phần trong lĩnh vực marketing và quảng cáo, thường được sử dụng để chỉ những hình thức quảng cáo mà doanh nghiệp hoặc cá nhân phải trả tiền để sử dụng.
Ở giai đoạn tổng quan trong lộ trình học Digital Marketing, bạn không cần đi quá sâu vào các kiến thức hay kỹ thuật mà chỉ cần hiểu được vai trò của từng lĩnh vực trong Digital Marketing, từ đó có cái nhìn tổng quan nhất về các hoạt động marketing trên môi trường số.
2. Giai đoạn 2: Lựa chọn 1 lĩnh vực chuyên sâu để học
Lộ trình học Digital Marketing bao gồm rất nhiều lĩnh vực, mỗi lĩnh vực lại cần những kiến thức và kỹ năng khác nhau. Khi tìm hiểu và hoàn thành giai đoạn đầu tiên, bạn có thể sẽ tìm thấy 1 mảng nào đó trong Digital Marketing mà bạn cảm thấy yêu thích, hứng thú. Hãy tiếp cận và chọn cho mình 1 lĩnh vực và nghiên cứu chuyên sâu về nó.
Cùng Đại Học FPT phân tích chi tiết các lĩnh vực trong lộ trình học Digital Marketing để bạn có thể chọn lựa dễ dàng hơn:
1 - SEO: Khi học về SEO, các bạn sẽ nghiên cứu về tối ưu công cụ tìm kiếm bao gồm những nội dung như công cụ SEO, thuật toán của Google, backlink, cách tối ưu website, các công cụ và chiến lược SEO...
Sau khi đã có những kiến thức, kỹ năng nhất định, bạn có thể trở thành 1 nhân viên SEO và xa hơn là 1 chuyên viên SEO Marketing tại các công ty, doanh nghiệp, Agency... Công việc của 1 SEOer là ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật nhằm tối ưu website của doanh nghiệp, thu hút lượt xem và biến người xem thành khách hàng. Các công việc chính khi làm SEO bao gồm:
- Phân tích website, tìm hiểu đối thủ
- Nghiên cứu từ khóa và đưa ra chiến lược nội dung
- Xây dựng backlink...
2 - Social Media: Học Social Media là học về truyền thông, cách vận hành của mạng xã hội và các kiến thức về sáng tạo nội dung, thiết kế, cách xây dựng cộng đồng và tiếp cận khách hàng, phân tích và xử lý dữ liệu nhằm tăng hiệu quả của social media... Trong quá trình làm việc về Social Media, các bạn sẽ cần có những kỹ năng như:
- Sáng tạo nội dung dưới dạng bài viết, blog, video, music video...
- Nghiên cứu và phân tích thị trường
- Xây dựng và phát triển cộng đồng...
3 - Content Marketing: Học Content Marketing sẽ tập trung vào các kỹ năng xây dựng, sáng tạo và chia sẻ nội dung nhằm tiếp thị sản phẩm. Nội dung tiếp thị có thể là bài viết, video, bài review, hình ảnh, podcast... xoay quanh những chủ đề mà khách hàng quan tâm, từ đó điều hướng hành động mua hàng. Một nhân viên Content Marketing sẽ chịu trách nhiệm về những mảng công việc như:
- Xây dựng chiến lược content marketing
- Lên kế hoạch xây dựng và quản lý nội dung
- Cập nhật xu hướng và đóng góp ý tưởng mới
- Nghiên cứu insight khách hàng
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả content...
4 - Email Marketing: Lĩnh vực Email Marketing sẽ đào tạo về các thuật ngữ trong email, xây dựng nội dung và template email, thiết lập và triển khai chiến lược trong Email Marketing... nhằm mục đích thu hút sự chú ý của khách hàng.
5 - Thiết kế: Kiến thức cần thiết và cũng khá quan trọng trong quá trình học Digital Marketing đó là Design Marketing bao gồm những kiến thức về nghệ thuật, thiết kế đồ họa, các kỹ thuật và công nghệ trong thiết kế, xu hướng phát triển của thiết kế trên thế giới... Các sản phẩm của Design Marketing có thể là logo, bao bì, catalogue, giao diện website... Với thiết kế Marketing, các bạn sẽ có cơ hội thử sức với các đầu công việc như:
- Thiết kế các ấn phẩm phục vụ quảng cáo, truyền thông của doanh nghiệp như logo, brochure, poster...
- Chỉnh sửa ảnh, thiết kế slide sự kiện
- Đóng góp ý tưởng cho các chiến dịch marketing
- Quản lý website và các kênh truyền thông khác...
6 - Branding: Khi học Branding, các bạn sẽ được đào tạo các kiến thức về xây dựng, quản trị và phát triển thương hiệu bao gồm chiến lược thương hiệu, nghiên cứu hành vi khách hàng, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, tiếp thị thương hiệu... Với lĩnh vực này, các bạn sẽ làm các công việc như:
- Nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối thủ để đưa ra chiến lược phát triển thương hiệu
- Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
- Quản lý các kênh truyền thông của doanh nghiệp...
7 - Quảng cáo/PR: sẽ trang bị cho các bạn những kiến thức về các phương tiện, cách vận hành phương tiện quảng cáo/PR, kỹ năng quản lý và phối hợp các phương tiện, xây dựng cũng như đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo/PR... Một số công việc trong lĩnh vực quảng cáo/PR có thể kể đến như:
- Viết nội dung, chuẩn bị hình ảnh cho các chương trình quảng cáo/PR
- Lập kế hoạch quảng cáo nhằm tối đa hiệu quả với mức chi phí thấp nhất
- Theo dõi và phân tích hiệu quả của chiến dịch quảng cáo/PR...
8 - Marketing Analytics: sẽ đào tạo các bạn những kiến thức về phân tích dữ liệu, các công cụ phân tích dữ liệu, lập kế hoạch, quản lý dự án, tiếp cận và xử lý dữ liệu, định hướng chiến lược cho các kết quả phân tích... Một Marketing Analyst sẽ chịu trách nhiệm các đầu công việc như:
- Nghiên cứu và phân tích thông tin khách hàng, thị trường từ các dữ liệu thu thập được.
- Nghiên cứu mức độ nhận diện của thương hiệu nhằm đưa ra chiến lược tối ưu khả năng cạnh tranh.
- Đưa ra những giải pháp phù hợp để cải thiện sản phẩm/dịch vụ...
9 - Affiliate Marketing: Khi học Affiliate Marketing, các bạn sẽ được học về cách xác định đúng sản phẩm, cách quảng bá sản phẩm/dịch vụ, cách tạo link tiếp thị liên kết, xây dựng chiến lược quảng bá bền vững... Khi làm trong lĩnh vực này, bạn sẽ tham gia vào các công việc như:
- Tìm kiếm và xây dựng mạng lưới bán hàng
- Lên kế hoạch chiến dịch truyền thông hỗ trợ thúc đẩy hoạt động affiliate
- Lập kế hoạch cho chương trình bán hàng, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả chiến dịch...
10 - E-commerce: Đây là một lĩnh vực được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn để theo đuổi trong lộ trình học Marketing. E-commerce sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức tổng quan về thương mại điện tử và marketing, cách chạy quảng cáo, xây dựng website bán hàng và cách marketing để tối ưu lượt truy cập website... Trong lĩnh vực E-commerce Marketing, các bạn có thể làm các công việc như:
- Quản lý gian hàng trên các sàn thương mại điện tử
- Xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông, chương trình khuyến mãi trên các trang thương mại điện tử
- Phối hợp triển khai chương trình xúc tiến, chăm sóc khách hàng...
11 - Paid Media: Khi học về Paid Media, các bạn sẽ được học về cách truyền thông, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trên các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử... nhằm thu hút khách hàng tiềm năng, tăng độ nhận diện thương hiệu và từ đó tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp với chi phí hợp lý, hiệu quả. Công việc thuộc lĩnh vực Paid Media bao gồm:
- Lên kế hoạch và thực hiện các chiến dịch quảng cáo, truyền thông trả phí
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả, từ đó đưa ra đề xuất mới cho chiến dịch
- Phối hợp xây dựng nội dung truyền thông hiệu quả...
Với những lĩnh vực đã nêu trên thì học Digital Marketing ra làm gì là thắc mắc của rất nhiều bạn học viên. Hãy cùng Đại Học FPT khám phá những cơ hội nghề nghiệp mà Digital Marketing mang lại sau khi tốt nghiệp nhé.
3. Giai đoạn 3: Hình thức và tài liệu nghiên cứu trong lộ trình học Digital Marketing
Sau khi bạn đã xác định được lĩnh vực mà bạn theo đuổi thì việc chọn hình thức học là vô cùng quan trọng, nó là yếu tố then chốt cho thấy kết quả học tập của bạn. Việc học Digital Marketing cũng vô cùng linh hoạt, bạn có thể học với rất nhiều hình thức khác nhau. Dưới đây là một số hình thức học hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
3.1. Hình thức học Digital Marketing online
Học online là hình thức học rất dễ dàng mà bạn có thể học ở mọi lúc mọi nơi với nguồn tài liệu vô tận. Những cách học online hữu ích mà bạn có thể lựa chọn như đọc blog, xem video, nghe podcast, tham gia các khóa học online, tham gia hội nhóm trên mạng xã hội...
1 - Blog
Đây là kênh thông tin dưới dạng nhật ký trực tuyến, giúp mọi người chia sẻ thông tin với nhau, do đó blog cung cấp khối lượng kiến thức vô cùng lớn. Bạn có thể tìm đến website của các tổ chức/công ty hoạt động về marketing, các blog chia sẻ về ngành và học hỏi từ họ.
Các bạn có thể tham khảo các blog/website:
- Tomorrow Marketers
- Marketing Land
- Marketo Blog
- Think with Google
Đây là những trang thông tin với đầy đủ kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, được cập nhật hàng ngày, giúp bạn sẽ luôn có được nguồn thông tin mới nhất, bắt kịp sự thay đổi của Digital Marketing.
2 - Các khóa học trực tuyến
Trong lộ trình học Digital Marketing, bạn có thể dễ dàng tự học thêm kiến thức thông qua các khoá học trực tuyến. Hiện nay có rất nhiều khóa học trực tuyến hữu ích về Digital Marketing mà bạn có thể lựa chọn như các khóa học của Google, Udemy, LinkedIn, Coursera... .
Các khóa học này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức thực tế trong quá trình làm việc. Và khi kết thúc khóa học, bạn sẽ nhận được chứng chỉ hoàn thành khóa học giúp nâng cao giá trị cho CV của bạn.
3 - Các hội nhóm trên mạng xã hội
Khi tham gia vào các hội nhóm trên mạng xã hội, bạn sẽ thấy được rất nhiều kiến thức hữu ích, những tình huống, case study mà mọi người chia sẻ. Từ đó bạn có thể chắt lọc thông tin và làm dày thêm tầm hiểu biết của mình.
Một số hội nhóm Digital Marketing trên nền tảng Facebook mà bạn nên tham gia như:
- Tâm sự con sen
- Newbie học làm SEO
- Thế hệ Content Marketing
- Digital Marketers.
4 - Video
Tích luỹ thêm kiến thức thông qua các video miễn phí trên Youtube, Facebook hay Tiktok trong lộ trình học Digital Marketing cũng là cách được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Đây đều là những nền tảng có rất nhiều video chia sẻ kiến thức mà chúng ta có thể khai thác và học hỏi một cách miễn phí. Bạn chỉ cần gõ “Học Digital Marketing” vào ô tìm kiếm là sẽ có ngay những bài giảng, video chất lượng để học.
Những kênh Youtube như Nhà của Giang Anh, Trần Nhân Minh Chính... có chia sẻ rất nhiều kiến thức thực tế liên quan đến Digital Marketing cũng như cách để bắt đầu học về Digital Marketing. Đừng quên ghé qua và tham khảo nhé.
5 - Podcast
Bạn có thể truy cập các website/ứng dụng như Spotify, Podbean, Stitcher, Soundcloud, iTunes... và tìm kiếm podcast về Digital Marketing để nghe và học tập.
3.2. Hình thức học Digital Marketing offline
Bên cạnh việc học online, bạn còn có thể học offline bằng việc đọc sách, tham gia sự kiện, đăng ký các khóa học thực tế, các câu lạc bộ về Digital Marketing...
1 - Sách
Việc đọc sách sẽ phù hợp hơn với những người mới bắt đầu bởi sách sẽ không cung cấp nhiều kiến thức về thực tiễn. Học Digital Marketing bằng việc đọc sách hoặc tham khảo những tài liệu trực tuyến là phương pháp đơn giản và tiết kiệm. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo tìm được những cuốn sách, tài liệu uy tín, chất lượng để có được nguồn kiến thức chính xác nhất. Người học có thể tham khảo các đầu sách nổi tiếng như:
- Branding 4.0
- Thấu hiểu Tiếp thị từ A đến Z
- Digital Marketing - Từ chiến lược đến thực thi
- Tiếp thị số từ A đến Z
2 - Sự kiện
Khi tham dự sự kiện, bạn sẽ được nghe chia sẻ và học hỏi được rất nhiều thông tin có giá trị từ các chuyên gia, nhà lãnh đạo, những người có ảnh hưởng... Từ đó giúp bạn bổ sung thêm kiến thức, đồng thời có được những mối quan hệ mới trong ngành, xây dựng mạng lưới cho bản thân để có thể trao đổi, giúp đỡ nhau trong quá trình làm việc.
Một số hình thức sự kiện ngoại tuyến như:
- Talkshow
- Seminar
- Workshop
- Conference
- Symposium
- Summit
Tùy vào mục đích và nhu cầu của bản thân mà bạn có thể lựa chọn những sự kiện phù hợp để tham gia.
3 - Các khóa học offline
Hình thức này phù hợp với những người đã đi làm và muốn nhanh chóng nắm bắt kiến thức cơ bản và kỹ năng cần thiết trong Digital Marketing. Khi tham gia các khóa học offline, các bạn sẽ được trung tâm đào tạo cung cấp đầy đủ những tài liệu cần thiết và giảng dạy chủ yếu về những kiến thức thực chiến, dự án thực tế...
Các khóa học Digital Marketing offline uy tín có thể kể đến như:
- FPT Skillking
- SEONGON Academy
- Vinalink
- MOA
- EQVN
4 - Các câu lạc bộ về Digital Marketing
Các câu lạc bộ thường cung cấp tài liệu học, tài liệu tham khảo, tổ chức các buổi hội thảo, chia sẻ kiến thức, và thảo luận về các xu hướng mới, chiến lược hiệu quả và các công cụ mới trong lĩnh vực Digital Marketing. Điều này giúp người học cập nhật thông tin, học hỏi từ những người có kinh nghiệm, và chia sẻ kiến thức của mình với cộng đồng.
Ngoài ra, việc tham gia các câu lạc bộ cũng giúp bạn có cơ hội xây dựng mối quan hệ, mở rộng mạng lưới kết nối, có cơ hội hợp tác, và tìm được người hướng dẫn hoặc đối tác trong tương lai.
Bạn có thể tham gia vào Câu lạc bộ của các trường Đại học như:
- CLB Marketing - ĐH Thương Mại
- CLB Marketing trường Đại học Hà Nội
- DAV Marketers - CLB Marketing HV Ngoại giao
- CLB Digital Marketing - ĐH Ngoại Thương
- CLB Marketing MGC - NEU
Một vấn đề muôn thuở đối với các bạn trẻ đang theo đuổi ngành học đó là Digital Marketing có dễ xin việc không? Cơ hội việc làm của ngành như thế nào? Cùng Đại Học FPT tìm hiểu về nhu cầu việc làm và những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà doanh nghiệp cần khi tuyển dụng một nhân viên Digital Marketing.
4. Giai đoạn 4: Thực hành, tích lũy kinh nghiệm trong quá trình học Digital Marketing
Giai đoạn tiếp theo trong lộ trình học Digital Marketing là thực hành, tích luỹ kinh nghiệm. Sau khi đã có được một lượng kiến thức nhất định, hãy bắt đầu áp dụng những kiến thức đó vào thực tế. Bởi nếu không được áp dụng, kiến thức sẽ chỉ dừng lại ở đó, không được mở rộng ra và có thể bị mai một dần theo thời gian. Bạn có thể tự thực hành tại nhà hoặc xin làm cộng tác viên, thực tập sinh... cho các dự án, công ty, Agency... .
4.1. Tự thực hành tại nhà
Khi bạn lựa chọn các lĩnh vực như SEO, Content Marketing, Affiliate Marketing... thì bạn hoàn toàn có thể tự thực hành tại nhà. Bạn có thể bắt đầu cách tự lập website, sau đó tập tành nghiên cứu từ khóa, viết bài chuẩn SEO, sử dụng các công cụ phân tích, xây dựng backlink... Bạn cũng có thể tự xây dựng blog cá nhân hoặc thậm chí tạo 1 fanpage trên Facebook. Dù thành công hay thất bại thì bạn cũng có được cho mình vô số kinh nghiệm quý báu.
Việc tự thực hành tại nhà sẽ khá là khó khăn với những người mới bắt đầu. Tuy nhiên hãy cứ tiếp tục hoàn thiện, đừng ngần ngại, thành công sẽ đến với bạn ngay thôi.
4.2. Thực tập/làm thêm tại các công ty
Đi thực tập/đi làm tại môi trường thực tế khi đã học xong lộ trình Digital Marketing sẽ có nhiều ưu điểm vượt trội so với tự học tại nhà như: Dễ áp dụng kiến thức vào thực tế, Có thể học hỏi từ người có kinh nghiệm, Xây dựng mạng lưới và quan hệ, Hiểu rõ hơn về ngành nghề, Có khả năng phát triển kỹ năng mềm. Ban đầu, bạn có thể ứng tuyển tại các vị trí như cộng tác viên, thực tập sinh hay nhân viên để có thêm những kiến thức chuyên sâu hơn, đồng thời học hỏi được nhiều hơn.
Hiện nay có 2 loại hình công ty phổ biến nhất mà bạn có thể lựa chọn khi làm về Digital Marketing là Client và Agency.
1 - Client: là các công ty sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Khi làm việc cho các công ty Client, bạn sẽ phải làm nhiều việc cho một đối tượng từ lên ý tưởng, lập kế hoạch, hình thành sản phẩm cho đến quản lý, giám sát, điều chỉnh... Do đó, bạn nên chọn Client uy tín, có đào tạo cụ thể và học cách làm việc với từng bộ phận tại đó.
Làm việc tại các Client thường có nhiều thách thức, áp lực và sẽ phù hợp với những bạn ưa thích sự ổn định, gắn bó lâu dài và mong muốn trở thành chuyên gia trong 1 ngành hàng nhất định.
- Ưu điểm: Làm việc tại một Client thường đem lại sự ổn định hơn. Bên cạnh đó, bạn được tiếp xúc với một ngành hoặc lĩnh vực cụ thể, giúp bạn tích luỹ kiến thức sâu rộng và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó.
- Nhược điểm: Làm việc tại Client bạn thường sẽ phải đối mặt với áp lực khi bạn sẽ chịu trách nhiệm về doanh số sản phẩm, thương hiệu của công ty... Cùng với đó, các công ty Client thường có các quy trình và phong cách làm việc riêng, làm cho khả năng thay đổi và đóng góp ý tưởng mới có thể bị hạn chế.
2 - Agency: là những công ty cung cấp dịch vụ Digital Marketing, giúp thu hút khách hàng và mang lại lợi ích cho các công ty Client. Khi làm việc tại Agency, bạn thường sẽ chỉ chuyên tâm vào 1 mảng nhất định. Do đó, Agency sẽ phù hợp với các bạn muốn trở thành chuyên gia trong 1 lĩnh vực chuyên môn, muốn tiếp xúc với nhiều ngành hàng, yêu thích sáng tạo và có khả năng thích ứng nhanh.
- Ưu điểm: Khi làm việc tại các Agency bạn sẽ được làm đa dạng các dự án, điều này tạo cơ hội để bạn học hỏi về nhiều sản phẩm, ngành hàng, dịch vụ khác nhau và phát triển kỹ năng đa dạng.
- Nhược điểm: Tuy nhiên làm việc tại Agency thì bạn cũng sẽ phải chịu được áp lực công việc, đòi hỏi sự thay đổi và sáng tạo liên tục, cập nhật kiến thức thường xuyên để không bị tụt lại so với thị trường
Các doanh nghiệp hiện nay đang tìm kiếm những tài năng trẻ có khả năng mang đến sự sáng tạo và hiệu quả trong việc tiếp cận thị trường kỹ thuật số. Vì vậy, mức lương Digital Marketing mới ra trường cũng khá hấp dẫn, bởi vì sự khan hiếm về những người hiểu rõ về cách tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo trực tuyến, xây dựng mặt trận truyền thông mạng xã hội và thúc đẩy tương tác với khách hàng.
5. Giai đoạn 5: Hệ thống hoá và mở rộng kiến thức cho lộ trình học Digital Marketing
Trong lộ trình học Digital Marketing, việc tổng kết, hệ thống hóa kiến thức là rất quan trọng để bạn có thể đọc lại, ôn lại bất cứ lúc nào. Có rất nhiều phương pháp để hệ thống hóa kiến thức như ghi chép, sử dụng mindmap, bảng biểu... Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng phương pháp viết blog hoặc ghi chú online thông qua các công cụ như Zest, Producthunt, Evernote, Google Keep... Việc này vừa giúp bạn tổng kết lại những kiến thức đã học, vừa tiện chia sẻ với người khác để họ có thể góp ý, bổ sung kiến thức cho bạn.
Khi đã có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong 1 lĩnh vực mà bạn chọn, bạn có thể học thêm 2 - 3 lĩnh vực liên quan để mở rộng và tích lũy thêm kinh nghiệm.
Chẳng hạn, khi bạn học về Content Marketing và đã có kinh nghiệm, bạn có thể học thêm các kiến thức về SEO nhằm tạo ra lưu lượng truy cập hữu ích từ người dùng quan tâm đến sản phẩm, giúp tăng cơ hội chuyển đổi khách hàng mà không phải trả phí trực tiếp cho mỗi lượt nhấp chuột như quảng cáo trả tiền (paid advertising); hoặc học về Quảng cáo/PR để tạo ra các chiến dịch quảng cáo hấp dẫn nhằm xây dựng tên tuổi cho thương hiệu của doanh nghiệp, cho phép bạn tiếp cận trực tiếp đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
Nhìn chung, việc tự học Digital Marketing là hoàn toàn có thể với tất cả mọi người. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về lộ trình học Digital Marketing với 5 giai đoạn cơ bản. Lộ trình này có thể sẽ thay đổi tùy theo mục tiêu cá nhân của mỗi người và yêu cầu riêng của từng ngành. Do đó, trước khi bắt đầu học, bạn cần nghiên cứu thật kỹ, tham khảo thông tin từ nhiều nguồn đáng tin cậy để có thể xây dựng một lộ trình học tập phù hợp nhất với mục tiêu và quyết tâm của mình và thành công trên con đường mà bạn đang theo đuổi.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp về ngành Digital Marketing ở trường FPT University, bạn có thể liên hệ theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!
-
Hotline: (024) 7300 5588
-
Địa chỉ: Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc – Km29 Đại lộ Thăng Long, Thạch Thất, TP. HN
Câu hỏi thường gặp
01
Điều kiện thi học bổng năm 2024
Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):
- Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
- Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
- Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)
Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.
Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.
02
Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024
Mã trường: FPT
Khối ngành | Ngành | Mã ngành | Chuyên Ngành |
III | Quản trị kinh doanh | 7340101 | Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng. |
V | Công nghệ thông tin | 7480201 | Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số. |
VII | Công nghệ truyền thông (dự kiến) | 7320106 | Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng. |
Ngôn ngữ Anh | 7220201 | Ngôn ngữ Anh | |
Ngôn ngữ Nhật | 7220209 | Song ngữ Nhật – Anh | |
Ngôn ngữ Hàn Quốc | 7220210 | Song ngữ Hàn – Anh | |
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) | 7220204 | Song ngữ Trung – Anh |
03
Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?
Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.
04
Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?
Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.
05
Lộ trình học của Sinh viên
- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc
- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.
- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập
- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT
06
Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT
Bus số 74; 107; 88; 117; 119
07
Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?
Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.
Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).
08
Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội
- Website: https://hanoi.fpt.edu.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi
- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt
- Hotline: 02473005588