Giải đáp 8 câu hỏi về ngành Thiết kế vi mạch
Ngành Thiết kế vi mạch nằm trong lĩnh vực công nghệ cao đang phổ biến hiện nay, góp phần xây dựng nền tảng cho thiết bị điện tử. Do đó, cơ hội việc làm trong ngành đang rộng mở bởi sự phát triển của công nghệ và nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm điện tử. Sinh viên tốt nghiệp ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau trong các công ty công nghệ.
- 1. Ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn là gì?
- 2. Ngành Thiết kế vi mạch thi khối nào?
- 3. Ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn học những gì?
- 4. Ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn học ở đâu?
- 5. Điểm chuẩn ngành Thiết kế vi mạch cao hay thấp?
- 6. Học Thiết kế vi mạch bán dẫn ra làm gì?
- 7. Mức lương trung bình ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn?
- 8. Ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn phù hợp với ai?
1. Ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn là gì?
Ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn (Integrated Circuit Design hoặc VLSI Design) là lĩnh vực chuyên về nghiên cứu, phát triển các chip điện tử, mạch tích hợp (IC), được dùng trong phần lớn các thiết bị điện tử hiện đại ngày nay. Những vi mạch tích hợp được thiết kế và mô hình hóa các thành phần điện tử như transistor, điện trở, tụ điện, sau đó kết nối với nhau trên một nền bán dẫn duy nhất, thường là silicon.
Những vi mạch này có thể chứa từ hàng triệu đến hàng tỷ thành phần, được tích hợp trên một con chip nhỏ để thực hiện các chức năng phức tạp khác nhau. Sản phẩm cuối cùng là các mạch tích hợp, được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực như máy tính, điện thoại thông minh, thiết bị y tế, ô tô, hay nhiều ngành công nghiệp khác.
2. Ngành Thiết kế vi mạch thi khối nào?
Sinh viên có thể theo đuổi ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn bằng cách xét tuyển vào các khối A00 (Toán, Lý, Hóa) và A01 (Toán, Lý, Anh). Ngoài ra, một số trường đại học còn chấp nhận các khối thi khác như A02 (Toán, Lý, Sinh), D01 (Toán, Văn, Anh) và D07 (Toán, Hóa, Anh), mang lại nhiều lựa chọn hơn cho các thí sinh có năng lực ở các môn khác nhau, giúp học sinh dễ dàng định hướng theo ngành học mà mình yêu thích.
>>> Bên cạnh việc nắm được thiết kế vi mạch là gì, mời bạn xem thêm thông tin chi tiết về các khối thi xét tuyển vào ngành vi mạch bán dẫn tại bài viết: Ngành vi mạch bán dẫn thi khối nào? Khối A là sự lựa chọn hàng đầu
3. Ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn học những gì?
3.1. Kiến thức chuyên môn
Khi theo học ngành Thiết kế vi mạch, sinh viên sẽ được trang bị một loạt kiến thức chuyên ngành để có thể làm việc hiệu quả trong lĩnh vực. Dưới đây là một số kiến thức chuyên ngành:
- Vật lý bán dẫn: Sinh viên sẽ nắm vững được cấu trúc và tính chất của các vật liệu bán dẫn như silic, giúp hiểu rõ các hiện tượng điện tử và cơ chế hoạt động của các linh kiện trong mạch vi điện tử.
- Thiết kế vi mạch: Sinh viên có cơ hội học cách thiết kế và mô phỏng các vi mạch tích hợp (IC) trên một con chip, bao gồm việc hiểu và áp dụng các nguyên lý thiết kế và phương pháp kiểm tra.
- Sản xuất và công nghệ chế tạo: Tìm hiểu về các quy trình sản xuất và công nghệ chế tạo mạch vi điện tử, từ phóng ảnh đến kỹ thuật etching và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Kỹ thuật điện tử: Sinh viên có cơ hội tìm hiểu chi tiết về các linh kiện điện tử như transistor, diode và các mạch điện tử, từ đó áp dụng vào thiết kế, sản xuất các thiết bị điện tử.
- Lập trình và phần mềm: Các phần mềm thiết kế được sử dụng và phần mềm mô phỏng như Cadence để phát triển và kiểm tra các mạch điện tử phức tạp.
3.2. Kỹ năng mềm
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên cần trang bị cho mình những kỹ năng mềm quan trọng sau đây để có thể thành công trong ngành thiết kế vi mạch bán dẫn:
- Sự đam mê và kiên trì: Ngành vi mạch đòi hỏi sự tỉ mỉ và thời gian đầu tư lớn, do đó niềm đam mê và sự kiên trì sẽ giúp bạn vượt qua những thử thách và tiến bộ trong quá trình học tập và làm việc.
- Năng động và sáng tạo: Khả năng tư duy sáng tạo và linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề là yếu tố then chốt để việc thiết kế các giải pháp vi mạch hiệu quả và đột phá.
- Không ngừng học hỏi: Công nghệ luôn phát triển không ngừng, do đó, việc cập nhật kiến thức mới và sẵn sàng học hỏi sẽ giúp bạn bắt kịp xu hướng và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến vào công việc.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Thiết kế vi mạch thường yêu cầu sự hợp tác giữa nhiều bộ phận và chuyên gia, do đó khả năng làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả là rất quan trọng.
- Quản lý thời gian: Biết cách sắp xếp và quản lý thời gian hợp lý sẽ giúp bạn hoàn thành các dự án đúng hạn và đảm bảo chất lượng công việc.
3.3. Các môn học tiêu biểu
Chương trình đào tạo ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn bao gồm nhiều môn học chuyên sâu, cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển trong lĩnh vực này:
- Lý thuyết mạch: Nghiên cứu các nguyên lý cơ bản về mạch điện, bao gồm phân tích và thiết kế các loại mạch khác nhau, giúp sinh viên hiểu rõ cách thức hoạt động của các hệ thống điện tử.
- Vật lý bán dẫn: Tìm hiểu về cấu trúc và tính chất của các vật liệu bán dẫn, cung cấp nền tảng cho việc thiết kế và chế tạo các linh kiện điện tử như transistor và diode.
- Thiết kế vi mạch số: Học cách thiết kế, mô phỏng và kiểm tra các vi mạch số, bao gồm các kỹ thuật tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu tiêu thụ năng lượng.
- VLSI Design (Very Large Scale Integration): Tập trung vào thiết kế các hệ thống vi mạch với mức độ tích hợp rất cao, bao gồm cả thiết kế logic và vật lý, sử dụng các công cụ và phương pháp hiện đại.
- Kỹ thuật vi xử lý: Nghiên cứu cấu trúc và cách thức hoạt động của các vi xử lý, cũng như cách lập trình và ứng dụng chúng trong các hệ thống điện tử.
- Kỹ thuật tín hiệu và hệ thống: Hiểu về cách xử lý và phân tích các tín hiệu điện tử, cùng với thiết kế các hệ thống điều khiển và thông tin.
- Công nghệ chế tạo vi mạch: Tìm hiểu về các quy trình và công nghệ được sử dụng trong việc sản xuất vi mạch, bao gồm photolithography, doping và etching.
- Lập trình phần cứng (HDL): Học cách sử dụng các ngôn ngữ mô tả phần cứng như VHDL hoặc Verilog để thiết kế và mô phỏng các hệ thống vi mạch.
- Điện tử tương tự (Analog Electronics): Nghiên cứu về thiết kế và phân tích các mạch điện tử tương tự, bao gồm khuếch đại và lọc tín hiệu.
- Thiết kế hệ thống nhúng: Tập trung vào việc thiết kế và phát triển các hệ thống tích hợp giữa phần cứng và phần mềm cho các ứng dụng cụ thể.
4. Ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn học ở đâu?
Vậy thiết kế vi mạch học ngành gì? Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử nói chung và ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn nói riêng. Chương trình đào tạo của một số trường kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn.
1 - Trường Đại học FPT
Ngành Thiết kế Vi mạch bán dẫn tại Trường Đại học FPT mới được mở vào năm 2024. Đây là một lĩnh vực chuyên sâu nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp công nghệ cao. Chương trình đào tạo tại FPT trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng về Công nghệ thông tin và đi sâu vào các phương pháp thiết kế, giúp sinh viên hiểu rõ và ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực này.
Trường Đại học FPT cam kết đào tạo những kỹ sư Thiết kế vi mạch chất lượng cao, đóng góp vào mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ hàng đầu khu vực vào năm 2030.
2 - Đại học Bách khoa Hà Nội & TP.HCM
Các ngành liên quan đến Thiết kế vi mạch tại hai trường này bao gồm: Kỹ thuật Điện - Điện tử, Thiết kế Vi mạch, Hệ thống nhúng điện, Tự động hóa, Cơ điện tử, Vật lý kỹ thuật, Vật liệu/Vật liệu điện tử, và Kỹ thuật vi điện tử và Công nghệ nano.
Điểm chuẩn trúng tuyển vào các ngành này năm 2024 theo phương thức xét kết quả thi THPT của trường dao động từ 22 đến 28 điểm, tùy theo từng ngành và từng trường cụ thể.
3 - Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)
Các ngành liên quan đến Thiết kế vi mạch tại USTH bao gồm: Vật lý kỹ thuật và điện tử, Công nghệ vi mạch bán dẫn (bắt đầu mở vào năm 2024).
Điểm chuẩn trúng tuyển vào các ngành liên quan đến Thiết kế vi mạch tại USTH năm 2024 nằm trong khoảng từ 22 đến 25 điểm, phụ thuộc vào từng ngành cụ thể và yêu cầu tuyển sinh của trường.
4 - Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN)
Tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), các ngành liên quan đến Thiết kế vi mạch bao gồm: Điện tử Viễn thông, Thiết kế Vi mạch, Hệ thống nhúng điện, Tự động hóa, Cơ điện tử, Kỹ thuật Máy tính/Khoa học Máy tính, Vật lý Kỹ thuật, Vật liệu/Vật liệu điện tử, và Công nghệ vi điện tử và nano.
Điểm chuẩn trúng tuyển năm 2024 cho các ngành này dự kiến dao động từ 24 đến 28 điểm, tùy thuộc vào từng ngành.
5 - Trường Đại học Công nghệ Thông tin (ĐHQG TPHCM)
Tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin (ĐHQG TP.HCM), ngành Thiết kế Vi mạch đào tạo sinh viên có khả năng thiết kế và phát triển các vi mạch tích hợp, chứa hàng triệu thành phần điện tử như transistor, điện trở, và tụ điện trên một chip nhỏ.
Điểm chuẩn trúng tuyển năm 2024 cho ngành Thiết kế Vi mạch tại UIT là 26.5 điểm, theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.
>>> Xem thêm thông tin chi tiết về học ngành thiết kế vi mạch ở đâu tại bài viết: Học thiết kế vi mạch bán dẫn ở đâu? Gợi ý 3 hình thức học hiệu quả nhất
5. Điểm chuẩn ngành Thiết kế vi mạch cao hay thấp?
Ngành Thiết kế vi mạch là một trong những ngành "hot" với điểm chuẩn tương đối cao, dao động từ 16 - 27 điểm tùy theo từng trường và khu vực, phản ánh nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ cao và sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp bán dẫn.
Cụ thể điểm chuẩn 2024:
- Khu vực phía Bắc: Đại học Bách khoa Hà Nội có mức điểm chuẩn cao nhất là 27.41 điểm.
- Khu vực phía Nam: Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM có mức điểm trúng tuyển ngành Kỹ thuật điện, điện tử cao nhất với 80.03 theo phương thức xét tuyển tổng hợp.
- Khu vực miền Trung: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng cũng có mức điểm chuẩn khá cao, dao động từ 23 đến gần 26 điểm.
- Các trường khác như Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Điện lực và Học viện Nông nghiệp Việt Nam có mức điểm chuẩn từ gần 20 điểm trở lên.
>>> Xem thêm thông tin chi tiết về điểm chuẩn của trường ĐH FPT ngay!
6. Học Thiết kế vi mạch bán dẫn ra làm gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn có thể đảm nhận nhiều vị trí việc làm hấp dẫn trong các công ty công nghệ và tập đoàn lớn. Một số vị trí tiêu biểu bao gồm:
- Kỹ sư thiết kế: Chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển các mạch tích hợp (IC) và đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả.
- Kỹ sư sản xuất: Quản lý quy trình sản xuất vi mạch, đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.
- Chuyên gia kiểm thử: Thực hiện kiểm thử, đánh giá chất lượng vi mạch để đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Chuyên viên nghiên cứu: Nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới trong thiết kế và sản xuất vi mạch, góp phần vào sự đổi mới của ngành công nghiệp bán dẫn.
Ngoài ra, cơ hội nghề nghiệp còn mở rộng sang các lĩnh vực liên quan như quản lý dự án, tư vấn kỹ thuật, và phát triển sản phẩm, mang lại tiềm năng phát triển lớn cho những ai theo đuổi ngành học này.
7. Mức lương trung bình ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn?
Theo khảo sát của Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP.HCM (HSIA), mức lương trong ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn dao động từ 15.000.000 VNĐ đến 100.000.000 VNĐ/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng và vị trí công việc. Dưới đây là mức lương cụ thể theo từng cấp độ kinh nghiệm:
- Sinh viên mới ra trường: Khoảng 15.000.000 VNĐ/tháng.
- 1 - 3 năm kinh nghiệm: Từ 15.000.000 VNĐ đến 30.000.000 VNĐ/tháng.
- Trên 6 năm kinh nghiệm: Từ 30.000.000 VNĐ đến 50.000.000 VNĐ/tháng.
- Trên 10 năm kinh nghiệm: Hơn 50.000.000 VNĐ/tháng.
Ngoài lương cơ bản, các kỹ sư trong ngành còn có thể nhận thêm các khoản phụ cấp như thưởng thâm niên, thưởng năng suất, phụ cấp ăn uống và đi lại, cùng các chế độ bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp.
8. Ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn phù hợp với ai?
Ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn là lựa chọn lý tưởng phù hợp cho những ai:
- Có niềm đam mê với các môn học như Vật lý, Toán học, Điện tử, và Lập trình.
- Tò mò về công nghệ, luôn muốn tìm hiểu cách thức hoạt động của các thiết bị điện tử và cập nhật những công nghệ mới.
- Có tư duy logic, khả năng phân tích vấn đề, suy luận logic và tìm ra giải pháp là yếu tố quan trọng trong công việc thiết kế vi mạch.
- Kiên nhẫn và tỉ mỉ trong việc xử lý các chi tiết nhỏ và kiểm tra chính xác.
- Sáng tạo, với khả năng đưa ra những ý tưởng mới và cải tiến các giải pháp hiện tại.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn, một lĩnh vực đầy tiềm năng phát triển trong thời đại công nghệ số hiện nay. Sinh viên sẽ có cơ hội tham gia vào một ngành công nghiệp quan trọng, đóng góp cho sự phát triển của các thiết bị điện tử tiên tiến khi tham gia học tập vào ngành này.
ĐH FPT là một trong những trường đào tạo chuyên sâu về ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn, với chương trình học hiện đại, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Nếu bạn đang cân nhắc một ngành học phù hợp với xu hướng công nghệ hiện nay và mong muốn phát triển sự nghiệp trong một lĩnh vực đầy thách thức nhưng rất thú vị, thì Thiết kế vi mạch bán dẫn tại ĐH FPT Hà Nội chính là sự lựa chọn lý tưởng cho bạn. Hãy liên hệ ngay với ĐH FPT để biết thêm chi tiết về ngành.
Trường Đại học FPT Hà Nội - 1 trong 5 cơ sở trực thuộc Trường Đại học FPT
- Email: [email protected]
- Hotline: (024) 7300 5588
- Địa chỉ: Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc – Km29 Đại lộ Thăng Long, Thạch Thất, TP. HN
Câu hỏi thường gặp
01
Điều kiện thi học bổng năm 2024
Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):
- Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
- Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
- Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)
Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.
Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.
02
Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024
Mã trường: FPT
Khối ngành | Ngành | Mã ngành | Chuyên Ngành |
III | Quản trị kinh doanh | 7340101 | Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng. |
V | Công nghệ thông tin | 7480201 | Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số. |
VII | Công nghệ truyền thông (dự kiến) | 7320106 | Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng. |
Ngôn ngữ Anh | 7220201 | Ngôn ngữ Anh | |
Ngôn ngữ Nhật | 7220209 | Song ngữ Nhật – Anh | |
Ngôn ngữ Hàn Quốc | 7220210 | Song ngữ Hàn – Anh | |
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) | 7220204 | Song ngữ Trung – Anh |
03
Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?
Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.
04
Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?
Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.
05
Lộ trình học của Sinh viên
- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc
- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.
- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập
- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT
06
Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT
Bus số 74; 107; 88; 117; 119
07
Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?
Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.
Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).
08
Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội
- Website: https://hanoi.fpt.edu.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi
- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt
- Hotline: 02473005588