CÓ GÌ HAY TẠI KHÓA HỌC “TRANH BIỆN CƠ BẢN 2021” CỦA FDC?

Vừa qua, câu lạc bộ Tranh biện Đại học FPT (FDC – FU Debate Club) dưới sự đồng hành của Phòng Hợp tác quốc tế và phát triển cá nhân (IC-PDP) đã tổ chức thành công khóa học “TRANH BIỆN CƠ BẢN 2021”. Khóa học không chỉ mang lại những trải nghiệm đầy thú vị dành cho học viên, mà còn hứa hẹn một bước tiến mới của câu lạc bộ dưới sự tiếp quản của thế hệ FDC mới nhiệt huyết và tài năng.

Khóa học “Tranh biện cơ bản” – Đặc sản câu lạc bộ FDC

Với mục tiêu tạo cơ hội tiếp xúc, học tập và ứng dụng kĩ năng tư duy phản biện, câu lạc bộ FDC đã tổ chức khóa học ngắn “TRANH BIỆN CƠ BẢN 2021” dành cho 30 học viên theo lộ trình 5 buổi, diễn ra trong 3 ngày Chủ Nhật (11/4,18/4 và 25/4).

Chia sẻ về sự khác biệt trong năm 2021, bạn Lê Thị Mai Hoa – Trưởng BTC:“Khóa học Tranh biện cơ bản của câu lạc bộ FDC  vốn được tổ chức dành cho sinh viên FPT, nhưng với mong muốn lan tỏa rộng rãi hơn giá trị của tranh biện, chúng mình đã mở rộng đối tượng nên trong khóa học này có sự tham gia của một số học viên đến từ Đại học Luật, Đại học Kinh tế quốc dân, ...”  

Trong 05 buổi học, mỗi học viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức từ “nhập môn” tranh biện: định nghĩa tổng quan, cách xác định, tiếp cận vấn đề nêu ra từ kiến nghị đến làm quen với luật thi đấu tranh biện KP (Karl Proper), mô hình lập luận C – R – E và thực hành đấu tranh biện theo nhóm tại buổi học cuối cùng.

Những màn tranh biện ấn tượng

Tại buổi học cuối cùng, rất nhiều những lập luận sắc bén được đưa ra khi cùng bàn luận về motion “Nên cho phép giáo viên sử dụng roi vọt trong việc giáo dục trẻ em tại trường học”. Các học viên được chia thành 6 đội, mỗi đội tranh đấu 2 trận với quan điểm tại mỗi trận lần lượt là “ủng hộ” hoặc “phản đối”.

Trong trận đấu đầu tiên, Đội 1 (ủng hộ) và Đội 6 (phản đối). Mở đầu cuộc tranh biện, đội 1 đưa ra hai luận điểm chính: (1) việc sử dụng roi vọt trong việc giáo dục trẻ là cách răn đe hiệu quả, có tác dụng nhanh; (2) đây là biện pháp giúp tăng cường uy nghiêm của giáo viên.

Ở phía đội phản đội, những ý kiến cũng nhanh chóng được trình bày dưới 2 luận điểm (1) biện pháp này dù tác động ngay lập tức nhưng chỉ giải quyết được phần ngọn, không có tính hiệu quả về lâu dài; (2) liệu sự đàn áp đó có thực sự tạo ra uy nghiêm cho giáo viên, giúp nâng cao chất lượng giáo dục, hay sẽ vô hình trung gây ra sự xa cách giữa giáo viên – học sinh?

Với việc nêu kèm những ví dụ thực tế tạo cơ sở vững chắc cho luận điểm của mình, cả hai đội chơi đã đem đến một màn tranh biện đầy ấn tượng.

Tại trận đấu thứ hai, phần tranh biện được mong chờ nhất đến từ Đội 1 (phản đối) và Đội 2 (ủng hộ), mỗi thành viên đến từ các đội đều thể hiện được cá tính riêng khi đứng trước màn tranh luận phản biện, mang về ưu thế cho đội mình.

Đội ủng hộ cho rằng: “Trường học là mô hình gia đình phóng to mà ở đó giáo viên là cha mẹ. Nếu dùng lí lẽ không phải biện pháp phù hợp với những học sinh bất trị, vậy phải sử dụng roi vọt, nhưng chỉ khiến trẻ đau có giới hạn, đủ để nhớ được lỗi. “Yêu cho roi cho vọt – ghét cho ngọt cho bùi”, miếng đau coi như lối tắt để trẻ hiểu vấn đề.”

Đội ủng hộ chú trọng vào luận cứ “giới hạn đối với trẻ em cá biệt”. Không hề kém cạnh, đội phản đối đáp trả: “Nếu chỉ áp dụng với học sinh cá biệt, về mặt chủ quan chúng sẽ dần sinh ra tâm lý chống đối, về mặt khách quan sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử, thậm chí là sự kỳ thị. Điều này khiến giáo văn khó khăn hơn trong việc quản lý.”

Qua việc đưa ra dẫn chứng về một khảo sát thực tế tại TP. HCM đối với những gia đình sử dụng roi vọt để răn đe và những gia đình sử dụng lí lẽ, đội phản biện đã làm nổi bật quan điểm “việc sử dụng roi vọt là phản giáo dục”.

“Sử dụng roi vọt là biện pháp khiến học sinh rời xa và chống đối giáo viên, vô tình hình thành bản tính bạo lực khi lớn lên; trẻ sẽ bị lệch lạc suy nghĩ và ảnh hưởng danh dự. Nếu chỉ học sinh cá biệt bị đánh thì chúng sẽ có cảm giác tự ti, ngày càng thụt lùi.” – thí sinh đến từ đội phản đối khẳng định.

 

Đội phản đối cho rằng: “Cần chú trọng phương pháp tư vấn trong việc giáo dục trẻ”, đây cũng là một trong những luận điểm được BGK đánh giá cao.

Về phần thể hiện của các đội, đã có rất nhiều ý kiến, lập luận sắc bén được đưa ra trong quá trình tranh biện. “Các bạn đã có những ý tưởng sơ khai, bắt đầu xây dựng được những lập luận và có sự tương tác để phản biện tốt hơn trong khi gặp phải ý kiến trái chiều. Không chỉ vậy, việc chuẩn bị cả hai quan điểm ngược chiều trong cùng một kiến nghị (motion) đã giúp các bạn mở rộng tầm nhìn về vấn đề. Nhìn chung, các bạn đã có sự tiến bộ, có thể coi đây là một sự khởi đầu tốt.” – bạn Phùng Đức Thắng – Chủ nhiệm CLB chia sẻ. 

Trải nghiệm 1-0-2 của sinh viên

Ngô Thanh Hằng – sinh viên Đại học Luật chia sẻ: “Từ một người chưa biết gì nhiều về tranh biện, sau khi tham gia khóa học em cảm thấy mình đã học hỏi được nhiều điều. Các anh chị BGK đã nhận xét và góp ý tận tình, giúp chúng em hiểu rõ hơn về những điểm còn thiếu sót, từ đó củng cố và cải thiện các kiến thức đã học tốt hơn.”

 

Thanh Hằng – sinh viên trường Luật tham gia khóa học tranh biện

Thu Thảo – sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân cũng có chung nhận định khi nói về khóa học. Cô bạn rất ấn tượng về sự năng động và cởi mở của sinh viên Trường F: “Có một điều mình cảm nhận được từ sinh viên Đại học FPT mà những ngôi trường khác không có, đó là các bạn rất cởi mở. Mình là người nơi khác đến nhưng vẫn nhận được sự đón nhận của các bạn. Đó là điều mình rất quý ở sinh viên trường F.”

Có thể nói, khóa học đã mang tới một luồng gió mới cho phong trào Tranh biện tại Đại học FPT. Kỳ vọng rằng trong thời gian sắp tới, FDC nói riêng và cộng đồng CLB trường F nói chung sẽ chung tay tổ chức nhiều hơn nữa những sự kiện trải nghiệm mang tinh thần “Share to be shared”, để từ đó lan tỏa những giá trị qua hàng loạt sự kiện trên khắp Hola.

TT16

0/5 (0 Reviews)

Câu hỏi thường gặp

01 Điều kiện thi học bổng năm 2024

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):

  • Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
  • Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
  • Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

02 Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024

Mã trường: FPT

Khối ngành Ngành Mã ngành Chuyên Ngành
III Quản trị kinh doanh 7340101 Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
V Công nghệ thông tin 7480201 Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số.
VII Công nghệ truyền thông (dự kiến) 7320106 Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng.
Ngôn ngữ Anh 7220201 Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Nhật 7220209 Song ngữ Nhật – Anh
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 Song ngữ Hàn – Anh
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) 7220204 Song ngữ Trung – Anh

Đăng ký

03 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

04 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

05 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

06 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

07 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

08 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: http://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588

Để lại bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *