Nguyễn Phương Thảo: Hành trình đến với ngôi vị Á khôi 2 Đại Học FPT
Gặp Nguyễn Phương Thảo của bây giờ, nhất là khi thấy Thảo đứng dưới ánh sáng của sân khấu Miss Đại Học FPT chắc ít ai tưởng tượng ra được rằng cô gái cao ráo xinh đẹp ấy hồi trước lại vô cùng nhỏ bé tới mức bị gọi bằng những cái tên như “bộ xương di động” hay “nhái con”. Ngược lại với ngoại hình, Thảo hiếu động chẳng ai bằng. Thảo kể lại – “Mình hay đi theo bà ra ngoài tập thể dục mỗi sáng. Cũng vì thế mà mình đã quen và được chơi bóng chuyền cùng với các anh chị hàng xóm.”
Niềm yêu thích thể thao trong Thảo cứ thế bắt đầu lớn dần. Càng chơi càng hăng, càng tập càng thích. Thảo bắt đầu được chơi vị trí đỡ bóng số 1 trong đội bóng chuyền từ khi lớp 5. Với cô gái nhỏ bé ấy, được chơi thể thao, thả mình theo trái bóng là niềm hạnh phúc nhất.
Ngọt ngào cũng chẳng thể kéo dài mãi mãi. Khi Thảo lên lớp 8, vì phải tập trung vào việc học hành và thi cử nên cô gái hiếu động ngày nào buộc lòng phải dừng đi chơi bóng chuyền. Không vừa lòng với cuộc sống cả ngày ngồi một chỗ, Thảo quyết định tham gia thi hội khỏe phù đổng của trường. Trong bộ môn điền kinh, Thảo đã mang về danh hiệu giải Nhì cho lớp vào cuộc thi năm ấy. Lên cấp ba, em bé nhỏ nhắn ngày nào đã trở nên cao lớn và xinh đẹp. Sẵn máu thể thao trong người, Thảo tiếp tục được vào đội tuyển chạy bền và đội bóng đá nữ của trường.
Trải qua bao nhiêu vất vả xen lẫn những buồn vui, những cô gái trong đội năm ấy đã mang lại huy chương đồng cấp thành phố cho trường THPT Dương Xá. “Có những ngày tập luyện, mình còn cảm tưởng rằng đôi chân này không còn là của mình nữa…” – Thảo kể lại.
Cứ tưởng rằng một cô gái với dòng máu sôi sục vì thể thao như vậy sẽ không có chút nghệ thuật nào. Trái lại, Thảo lại vô cùng yêu thích hội họa và có khiếu vẽ bẩm sinh. Hồi học cấp hai, có lần làm bài tập vẽ tranh trang trí lịch, cô gái học thiết kế đồ họa này đã khiến cô giáo còn phải thốt lên trầm trồ: “Tranh này em in hay vẽ?”.
Đam mê là thế nhưng Thảo lại không được gia đình ủng hộ theo đuổi ngành nghệ thuật. “Con gái nên học kinh thế thì tốt hơn …” – Bố của Thảo thường hay nói vậy.
Nhiều lần Thảo muốn đi học vẽ nhưng vì phải ôn thi Toán Lý Hóa theo nguyện vọng của gia đình mà mong muốn cũng theo đó phải bỏ lỡ. Có những lúc Thảo dành thời gian rảnh rỗi để vẽ tranh thì còn bị bố mắng, dọa xé luôn cả những bức tranh tâm huyết ấy. Dù mắng mỏ con gái nặng lời như thế nhưng thực sự chưa lần nào người bố ấy xé đi những bức tranh đó. Có lẽ vì quá lo cho tương lai của con gái, sợ rằng con gái chưa đủ trưởng thành nên mới ngăn cấm gay gắt đến vậy. Khi Thảo đưa ra quyết định với gia đình sẽ theo học Đại Học FPT ngành Thiết kế đồ họa, bố Thảo đã căn dặn: “Lên đó học thì hãy học thật chăm chỉ, nếu trượt môn là bố cho về nhà luôn đấy!”. Mới chỉ đang trong thời gian học tiếng anh tại trường, cô nàng đã đặt cho mình mục tiêu được trở thành một designer 3D cho những trò chơi điện tử và phấn đấu từng ngày.
Bước chân qua cánh cổng đại học, cô gái xứ Gia Lâm cũng phải đối mặt với một cuộc sống mới đầy khó khăn giống như bao sinh viên khác. Nào là quản lý chi tiêu, ăn uống… Cân bằng cuộc sống sinh hoạt và học hành chưa từng là một vấn đề ngày một ngày hai với những sinh viên sống xa nhà. “Gặp nhiều người giỏi và có kinh nghiệm hơn khiến tớ cảm thấy tự có chút tự ti và thấy mình còn non nớt, nhưng đó cũng là động lực để tớ cố gắng thêm thật nhiều.” – Ý chí mạnh mẽ của Phương Thảo.
Có máu thể thao và yêu nghệ thuật nhưng Nguyễn Phương Thảo lại không hề yêu thích ánh đèn sân khấu. Phải nhờ tới rất nhiều lời khuyến khích và cổ vũ từ bạn bè mà Thảo mới nhắm mắt viết đơn tham dự cuộc thi Miss Đại Học FPT. “Tự tin lên, chỉ cần mình tự tin thì mình có thể làm tốt mọi thứ” – Nguyễn Cẩm Tú, người đồng hành cùng với Thảo suốt cuộc thi thường hay động viên bạn.
Cân bằng sự đan xen giữa học hành và tham gia một cuộc thi lớn như Miss Đại Học FPT đối với một sinh viên vừa mới chân ướt chân ráo vào trường như Nguyễn Phương Thảo lại là cả một sự nỗ lực. Có những ngày mệt quá, cô nàng còn bị gà gật trong giờ học. Vì không thể bỏ cuộc thi, lại càng không thể bỏ môn học, cũng như mọi thí sinh khác, Thảo thường xuyên “đi sớm về khuya”. “Hôm về trọ muộn mình toàn phải gọi bạn ra mở cửa” – Thảo cắn rứt tâm sự vì sự làm phiền. Thậm chí, vì cuộc thi mà cô gái hiếu thảo này còn không được về nhà thăm ba mẹ trong nhiều tuần liền.
Chẳng được gặm nhấm niềm vui khi lọt vào top 15 cuộc thi, Phương Thảo tiếp tục đối mặt thêm hàng tá những khó khăn mới. “Mỗi người đều có những công việc riêng, thế nên mình chẳng mấy khi tập hợp được bạn Nam sinh đồng hành, bạn takecare để diễn tập tiết mục tài năng.” – Cô gái chia sẻ khó khăn từ ngay từ việc gặp mặt bạn diễn. Tới gần cuộc thi rồi mà thời gian tập luyện với nhau chẳng được nhiều, ngày trước khi tới cuộc thi, áp lực dồn nén khiến cô gái dịu dàng đã lần đầu tiên phải to tiếng với chính người bạn diễn và takecare của mình…
Trời chẳng phụ người có lòng, giống như một trái bom hẹn giờ được nhồi đầy Trinitrotoluene. Đến đúng thời điểm biểu diễn cuộc thi, Nguyễn Phương Thảo đã bùng nổ rực rỡ trên sân khấu với màn múa hiện đại “Just give me a reason” với thông điệp “Đừng vì một chút giận hờn mà đánh mất đi một tình yêu đích thực” khiến ban giám khảo phải xiêu lòng.
“Lúc nghe MC xướng tên mình lọt Top 5, niềm vui như vỡ oà và mình rất bất
ngờ tới nỗi không biết làm gì ngoài cười.”
Tham gia cuộc thi, cô nàng thiết kế đồ họa đã tự nhủ bản thân thể hiện được điều gì mới đáng quan trọng.Nhờ sự thoải mái, chẳng kỳ vọng nhiều vào giải thưởng, cô gái đáng yêu tiếp tục bình tĩnh trả lời xuất sắc câu hỏi của chị Nông Hương Ly về quan điểm đúng và sai của phẫu thuật thẩm mỹ. Nguyễn Phương Thảo đã xứng đáng giành được ngôi vị Á Khôi 2 của cuộc thi Miss Đại Học FPT trước sự thuyết phục của khán giả.
Chúc cho cô gái với những vẻ đẹp, ngây thơ trong sáng và đầy những tài năng Nguyễn Phương Thảo sẽ tiếp tục đạt được những thành công rực rỡ hơn nữa trong quãng thời gian học tập phía trước tại Đại Học FPT.
>>> Hoa khôi Đại Học FPT: Hoa khôi sao băng hướng về ánh mặt trời
Câu hỏi thường gặp
01
Làm thế nào để trở thành sinh viên Đại học FPT?
Để trở thành sinh viên Đại học FPT, bạn cần đáp ứng một trong các điều kiện:
• Có điểm học bạ đạt TOP50 trở lên theo bảng xếp hạng tra cứu tại: http://schoolrank.fpt.edu.vn
• Có điểm thi THPT QG đạt TOP50 trở lên theo bảng xếp hạng tra cứu tại: http://schoolrank.fpt.edu.vn
• Hoặc thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên xét tuyển, chi tiết xem thêm tại trang Quy chế tuyển sinh.
02
Học phí của trường Đại học FPT?
Đại học FPT công bố chi tiết học phí tại trang Học phí. Sinh viên được miễn phí toàn bộ giáo trình (nhập khẩu) trong suốt 4 năm học.
03
Điều kiện thi học bổng
Thí sinh đạt Top 30 Schoolrank trở lên thì đủ điều kiện đăng ký dự thi học bổng. Kỳ thi được tổ chức tại Đại học FPT.
Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.
Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.
04
Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?
Thí sinh muốn nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể truy cập và đăng tải hồ sơ lên trang: https://dangky.daihocfpt.com/
Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến các thông tin tuyển sinh của Đại học FPT, vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.
05
Ngành học của trường
ĐH FPT Hà Nội đang đào tạo tất cả 15 chuyên ngành, chia làm Khối ngành sau: Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh và Ngôn ngữ.
- Khối ngành Công nghệ thông tin: Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Trí tuệ nhân tạo, Hệ thống thông tin và Thiết kế mỹ thuật số
- Khối ngành Quản trị kinh doanh: Kinh doanh quốc tế, Digital Marketing, Quản trị truyền thông đa phương tiện, Quản trị Khách sạn, Tài chính, Quản trị DV Du lịch và lữ hành
- Khối ngành Ngôn ngữ: Ngôn ngữ Anh - Anh, Ngôn ngữ Anh - Trung, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn.
06
Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?
Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.
07
Lộ trình học của Sinh viên
- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc
- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.
- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập
- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT
08
Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT
Bus số 74; 107; 88; 117; 119
09
Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?
Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.
Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).
10
Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội
- Website: http://hanoi.fpt.edu.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi
- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt
- Hotline: 02473005588