Sinh viên ngành Quản trị Khách sạn và câu chuyện bước chân ra đời làm nghề

Với một ngành học năng động nhưng cũng không kém phần thử thách như Quản trị khách sạn, các bạn sinh viên đã có những bước đi “đầu đời” trong hành trình của mình như thế nào? Hãy cùng chúng mình lắng nghe câu chuyện “làm nghề” thú vị của hai bạn cóc nhà F nhé!

Phạm Hiếu - "Làm lễ tân có gì vui?"

Phạm Hiếu hiện đang là sinh viên K15 chuyên ngành Quản trị khách sạn. Là một sinh viên năng động và ưa thích trải nghiệm nên ngay từ năm 2, Hiếu đã bắt đầu hành trình đi làm của mình bằng việc đi tại các khách sạn ở Hà Nội.

Phạm Hiếu hiện đang là sinh viên K15 chuyên ngành Quản trị Khách sạn - Đại học FPT Hà Nội

Công việc đầu tiên của cậu sinh viên đến từ Hải Phòng chính là làm lễ tân tại khách sạn Suji. Theo Hiếu, công việc lễ tân khá thú vị nhưng cũng không thiếu đi những thử thách và khó khăn cho những newbie mới đi làm. “Điều đầu tiên mình cần chú ý khi làm lễ tân là phải luôn vui vẻ, tươi cười và nhiệt tình với khách hàng. Bên cạnh đó, mình phải rèn luyện thêm kĩ năng giao tiếp trôi chảy cùng với bản lĩnh làm nghề nữa", Hiếu chia sẻ. 

Với Hiếu, làm lễ tân trong thời điểm dịch bệnh này phải làm rất nhiều nhiệm vụ khác. Không chỉ làm những công việc tiền sảnh như check-in, check-out, đặt phòng, Hiếu còn phụ trách cả những việc thuộc lĩnh vực "Food and Beverage" như chạy bàn, chạy tiệc. Đây là công việc đòi hỏi sự khéo léo khi phải di chuyển, bưng bê khá nhiều. “Có những lần mình phải chạy tiệc từ tầng 1 đến tầng 6, phải nói là mệt “bở hơi tai” nhưng cũng vui không kém” - cậu bạn kể lại. 

Để phù hợp với thời gian học tập và cũng là một cách để thử thách bản thân, Hiếu đã chọn làm lễ tân ca đêm từ 10 giờ tối đến 7h sáng hôm sau. Theo Hiếu, làm ca đêm đòi hỏi một sức khỏe tốt, bển bỉ và dẻo dai. Bên cạnh đó, các bạn làm ca đêm cũng hay gặp những vị khách hơi rắc rối một chút nên cũng cần có một bản lĩnh vững vàng nữa.

Hà My - "Mình đã chạy tiệc tại khách sạn như thế nào?"

Là sinh viên K15 ngành Quản trị khách sạn, My đã bắt đầu sự nghiệp của mình bằng công việc chạy tiệc tại các khách sạn lớn như Intercontinental Landmark72, JW Marriott và Dolce Hanoi Golden Lake. Theo cô nàng trẻ trung, năng động này thì công việc chạy tiệc thuộc mảng Food and Beverage, bao gồm setup đồ dùng cho buổi tiệc, chuẩn bị dao dĩa, khăn trải bàn. Bên cạnh đó, My sẽ phải "take care" bàn tiệc, bưng bê và chia đồ ăn cho các thực khách tham dự. Khi làm tại các khách sạn lớn, Hà My đã phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu khắt khe như về cách đi lại, cách gắp đồ ăn ra sao và chia đồ ăn cho đồng đều nhất. 

Hà My đã bắt đầu sự nghiệp của mình bằng công việc chạy tiệc tại các khách sạn lớn như Intercontinental Landmark72, JW Marriott và Dolce Hanoi Golden Lake

Chia sẻ về một kỉ niệm đáng nhớ, My nhắc lại câu chuyện chạy bàn để phục vụ món cá. Đối với My, “cá ăn thì ngon đấy nhưng phục vụ thì mệt lắm”. Khi đó, bưng trên tay đĩa cá nặng đến vài kí lô và phải chia đều ra đĩa cho thực khách là một thử thách lớn đối với My. Vì còn là newbie nên cô bạn của chúng ta đã làm rớt một giọt nước sốt ra bàn và suýt thì bị cancel buổi chạy tiệc hôm đó.

Từ kinh nghiệm đi làm, My cho biết chạy tiệc và chạy nhà hàng là hai mảng khác nhau. “Chạy tiệc mình có thể biết trước thực khách còn chạy nhà hàng thì không. Chỉ khi nào khách bước vào của, mình mới có thể biết được họ là ai, đến từ đâu. Có lần, một vị khách người Hồi giáo bước vào khách sạn nhưng không mặc trang phục đặc trưng của họ. Mình cầm menu ra và giới thiệu cho vị khách đó món thịt lợn. Sơ xuất đó của mình đã dẫn đến sự không hài lòng của thực khách và mình phải vội vàng xin lỗi”, Hà My kể lại.

Hãy trải nghiệm nhiều nhất khi còn có thể!

Với Hà My, cô bạn tin rằng bất kỳ ai làm ngành khách sạn hãy thử thách bản thân mình ở nhiều môi trường nhất có thể. Nếu chưa làm chính thức ở khách sạn nào, các bạn nên đăng kí làm part-time. Khi đó, bạn sẽ hiểu được môi trường khách sạn có phù hợp với bản thân không, sức của mình có thể đáp ứng được nhu cầu công việc hay không.

Hà My cũng gợi ý một số hội nhóm để các bạn có thể tham gia tìm kiếm cơ hội cho bản thân như: 

  • Hotel and tourism opportunity
  • TUYỂN DỤNG DU LỊCH-VOUCHER-SALE DU LỊCH-KHÁCH SẠN-NHÀ HÀNG
  • InterContinental Hanoi Landmark72 Internship & Casual
  • Hoteljob.vn - Việc làm Khách sạn, nhà hàng
Đi làm sẽ là một cách hữu hiệu để ghi nhớ và áp dụng những kiến thức trong sách vở vào thực tế

Còn với Phạm Hiếu, cậu bạn cho rằng: “Khi còn trẻ, còn sức lực thì tại sao chúng ta không xông pha, lấy thật nhiều các kinh nghiệm thực chiến nhất có thể?”. Dù quyết định vừa làm, vừa học là một điều khiến Hiếu phải đắn đo rất nhiều, nhưng vượt qua tất cả khó khăn thì Hiếu vẫn đang làm tốt cả hai việc này ở thời điểm hiện tại. Hiếu nghĩ đi làm sẽ là một cách hữu hiệu để ghi nhớ và áp dụng những kiến thức trong sách vở vào thực tế. Có mệt mỏi, vất vả đấy nhưng “lửa thử vàng, gian nan thử sức”!

Thanh Ngân

dang-ky-xet-tuyen-dai-hoc-fpt

0/5 (0 Reviews)

Câu hỏi thường gặp

01 Điều kiện thi học bổng năm 2024

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):

  • Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
  • Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
  • Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

02 Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024

Mã trường: FPT

Khối ngành Ngành Mã ngành Chuyên Ngành
III Quản trị kinh doanh 7340101 Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
V Công nghệ thông tin 7480201 Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số.
VII Công nghệ truyền thông (dự kiến) 7320106 Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng.
Ngôn ngữ Anh 7220201 Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Nhật 7220209 Song ngữ Nhật – Anh
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 Song ngữ Hàn – Anh
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) 7220204 Song ngữ Trung – Anh

Đăng ký

03 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

04 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

05 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

06 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

07 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

08 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: http://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588

Để lại bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *