Nữ giảng viên Đại học FPT Hà Nội thiết kế ứng dụng giáo dục giới tính được trao giải Nhất sáng tạo

Với thiết kế sáng tạo cho sản phẩm hỗ trợ trẻ vị thành niên về giới tính và ngăn chặn nạn xâm hại tình dục, chị Trần Thị Lệ Quyên (Trường ĐH FPT Hà Nội) cùng nhóm tác giả đã giành giải Nhất Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc năm 2022.

Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc năm 2022 nhằm khuyến khích, định hướng cho các tác giả sáng tác, thiết kế các sản phẩm vừa mang tính ứng dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, góp phần tăng cường mối liên kết giữa người thiết kế - thợ thủ công - nhà sản xuất - nhà phân phối và người tiêu dùng.

Ở cuộc thi này, loại hình thiết kế sáng tạo có giải Nhất được trao cho nhóm tác giả của Trường ĐH FPT gồm Trần Thị Lệ Quyên (giảng viên hướng dẫn), Lê Thị Thu Thảo, Bùi Hạnh Lưu với tác phẩm Unzipped - Hỗ trợ trẻ vị thành niên về giới tính và ngăn chặn nạn xâm hại tình dục.

Chị Trần Thị Lệ Quyên hiện phụ trách chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số của Trường ĐH FPT. Vị giảng viên cũng đang là nghiên cứu sinh năm cuối về Creative Industrial Design (Thiết kế công nghiệp sáng tạo) tại National Cheng Kung University (Đài Loan).

Cô Trần Thị Lệ Quyên - Giảng viên chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số của Trường Đại học FPT Hà Nội

Nhóm tác giả cho biết họ cùng thiết kế nên ứng dụng này bởi có chung tình yêu dành cho trẻ và trăn trở về một sản phẩm thể hiện tính bền vững trong thiết kế.

“Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng vấn đề giáo dục giới tính ở Việt Nam thường bị hiểu nhầm, hiểu sai. Đặc biệt văn hóa phương Đông, cứ khi nghe nhắc đến từ “sex” thì thường nghĩ đến một điều gì đó rất kinh khủng, thậm chí bậy bạ.

Người Việt thường nhầm lẫn giữa tình dục và tính dục. Khi dạy trẻ con về giáo dục giới tính, thường người ta nghĩ đến tình dục, nhưng thực ra không phải, mà đó là tính dục (tức là hiểu về giới tính, về cơ thể). Bên cạnh đó, mọi người cũng thường không biết tiếp cận thông tin ở đâu. Bản thân nhiều cha mẹ, nhiều khi con hỏi cũng không biết để trả lời.

Hoặc đôi khi mọi người nghĩ sex education phải là điều gì đó vĩ mô, nhưng thực ra với trẻ con đôi khi chỉ đơn giản như việc khi mặc váy, ngồi xuống thì phải khép chân, kéo váy chẳng hạn...”, chị Quyên nói.

Bên cạnh đó, nhiều trường công lập hiện nay không có hoạt động này, hoặc một vài trường có nhưng thường chỉ dừng lại ở những buổi trao đổi song không cởi mở hay một chiều.

Cũng vì vậy, nhóm tác giả nảy sinh ý tưởng thiết kế nên một ứng dụng hỗ trợ trẻ vị thành niên về giới tính và ngăn chặn nạn xâm hại tình dục.

Chị Quyên cho hay sản phẩm của nhóm nhận được sự đánh giá cao từ Ban giám khảo có lẽ bởi dám đặt ra một vấn đề rất thực tế mà xã hội Việt Nam chưa giải quyết được, không hề viển vông và có phần nghiên cứu cơ sở dữ liệu bài bản.

“Phần nghiên cứu này cũng sẽ được nhóm trình bày báo cáo ở hội nghị khoa học tại Malaysia vào tháng 12/2022 tới đây”, chị Quyên thông tin.

Theo chị Quyên, ứng dụng Unzipped được nghiên cứu và triển khai với 2 mục tiêu chính là cải thiện và nâng cao nhận thức về giáo dục giới tính toàn diện cho trẻ vị thành niên và cung cấp nền tảng giáo dục giới tính toàn diện cho cha mẹ và thanh thiếu niên để tăng cường kết nối và phát triển giao tiếp.

Ứng dụng được xây dựng dựa trên bộ công cụ về thiết kế một chương trình mới hoặc đánh giá một chương trình hiện có về Giáo dục giới tính và tình dục toàn diện của UNESCO, gồm các mục tiêu: chính xác về mặt khoa học (dựa trên nghiên cứu, dữ kiện thực tế và bằng chứng); phù hợp với lứa tuổi và mức độ phát triển; lồng ghép trong chương trình giáo dục; có tính toàn diện chứ không đơn thuần là các hành vi tình dục.

Những câu chuyện được xây dựng để dạy trẻ như việc thói quen người lớn thấy một đứa trẻ xinh xắn và rồi ôm, hôn, động chạm vào cơ thể - đó là điều không được; hay không đi vào những chỗ vắng một mình hoặc khi ai đó tiếp cận rồi sờ vào người thì cần biết hét lên thật to và bỏ chạy...

“Chúng tôi tin khi trẻ hiểu vấn đề, có kiến thức thì sẽ tự biết cách bảo vệ chính mình. Thế hệ trước đây, nhiều khi chúng ta sợ nhưng không dám nói với bố mẹ, hay nhiều lúc bạn bè chơi đùa có những động chạm nhưng không biết đó là những việc không được phép”, chị Quyên nói.

Quá trình làm việc bao gồm cả khâu nghiên cứu và thiết kế ứng dụng này khoảng hơn 4 tháng. Khó khăn lớn nhất, theo chị Quyên, là việc thực hiện triển khai trong thời gian vẫn còn dư âm của đại dich Covid-19 và đối tượng nghiên cứu là trẻ em nên việc lấy số liệu nghiên cứu không hề dễ dàng.

“Kỉ niệm đáng nhớ nhất là việc phỏng vấn các em tuổi vị thành niên. Với đặc tính về tâm sinh lý của tuổi này, thực sự tiếp cận được các em để nghiên cứu cực kỳ khó. Chúng tôi cũng đã lên kế hoạch triển khai phỏng vấn kĩ càng nhưng thực tế diễn ra lại không như hình dung trước đó. Cách chúng tôi đối mặt và giải quyết vấn đề này là một trải nghiệm đáng nhớ”, chị Quyên kể.

“Phần giao diện, bài học được chúng tôi xây dựng, thiết kế thông qua tạo hình nhân vật phù hợp từng lứa tuổi, dựng thành các bộ phim hoạt hình ngắn để cho trẻ dễ tiếp cận. Những điều này được xây dựng theo những chuẩn của UNESCO và Bộ GD-ĐT Việt Nam”, chị Quyên nói.

“Chúng tôi không muốn chỉ dừng lại ở việc thiết kế hình thức đơn thuần của ứng dụng mà còn muốn thiết kế phần thể hiện sao cho truyền tải được những kiến thức, hiểu biết một cách hiệu quả nhất. Giáo dục cũng vậy, chúng tôi không hướng đến giáo dục một thời điểm mà muốn tạo nên nhận thức, hiểu biết trong cả dòng đời mỗi người từ những đứa trẻ”.

Chị Quyên chia sẻ hướng nghiên cứu của UNZIPPED cũng nằm trong định hướng nghiên cứu, mong muốn xây dựng cộng đồng bền vững của mình.

“Phát triển bền vững cũng là xu hướng của thế giới nói chung và hướng đến con người. Con người là chủ thể quan trọng nhất nên nếu bản thân con người mà không có chuỗi hành vi bền vững thì không có gì bền vững được. Ngay ở việc giáo dục giới tính, nếu chỉ nhà trường dạy trẻ thì cũng chỉ là một chiều và chưa thể nghĩ đến việc bền vững; nhưng nếu tất cả xã hội và mọi người cùng tham gia thì mới có thể tạo nên một cộng đồng bền vững”, chị Quyên nói.

Mong muốn lớn nhất của chị Quyên cũng như nhóm của mình là ứng dụng UNZIPPED này sẽ được ứng dụng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. “Tất cả các nhà trường đều có thể sử dụng ứng dụng này bởi trong đó có phần bài giảng, có tương tác, có trao đổi, có bài kiểm tra dựa trên khung chương trình của Bộ GD-ĐT”.

Theo Vietnamnet

Câu hỏi thường gặp

01 Điều kiện thi học bổng năm 2024

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):

  • Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
  • Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
  • Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

02 Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024

Mã trường: FPT

Khối ngành Ngành Mã ngành Chuyên Ngành
III Quản trị kinh doanh 7340101 Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
V Công nghệ thông tin 7480201 Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số.
VII Công nghệ truyền thông (dự kiến) 7320106 Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng.
Ngôn ngữ Anh 7220201 Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Nhật 7220209 Song ngữ Nhật – Anh
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 Song ngữ Hàn – Anh
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) 7220204 Song ngữ Trung – Anh

Đăng ký

03 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

04 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

05 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

06 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

07 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

08 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: https://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588

Để lại bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *