AN TOÀN THÔNG TIN

Tổng quan về chuyên ngành An toàn thông tin thuộc ngành Công nghệ thông tin:

Với sự phát triển của Điện toán đám mây và Thương mại điện tử, ngày nay việc đảm bảo an toàn thông tin được coi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, và sẽ trở thành ngành có nhu cầu nhân lực rất lớn trong tương lai. Việc đảm bảo an toàn thông tin lúc này không chỉ là việc bảo vệ hệ thống khỏi những tấn công của hacker, mà còn là đảm bảo các gói tin chạy an toàn, không mất mát khi truyền dữ liệu.

Với lợi thế nằm trong một tập đoàn dẫn đầu về công nghệ, Đại học FPT luôn được tiếp cận và cập nhật liên tục những xu hướng công nghệ mới nhất, những tri thức CNTT hiện đại của thế giới. Đây chính là một trong những điểm mạnh khiến sinh viên tốt nghiệp từ Đại học FPT chiếm ưu thế trên thị trường nhân lực chất lượng cao ngành CNTT hiện nay. Chương trình đào tạo được thiết kế theo các chuẩn quốc tế cao nhất về quy trình chất lượng như chuẩn  ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology), chuẩn ACM (Association for Computing Machinery), và cập nhật các công nghệ mới nhất của các tập đoàn CNTT hàng đầu thế giới như Microsoft, IBM, Oracle, Sun Microsystems,…

Từ nền tảng của ngành CNTT, sinh viên được học tập về phần cứng, phần mềm, mạng, nguyên tắc tổ chức thông tin, chính sách và pháp luật của nhà nước cũng như yếu tố con người trong việc đảm bảo an toàn thông tin.

Địa điểm học: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ

Triển vọng nghề nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp ngành An toàn thông tin có thể làm việc ở các vị trí sau:

  • Chuyên viên quản trị an ninh mạng, cơ sở dữ liệu
  • Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn
  • Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống
  • Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin
  • Chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin

Chương trình đào tạo: 

Học Kỳ Học Phần Kỹ năng đạt được 
Nền tảng
  • Tuần lễ định hướng
  • Tháng rèn luyện tập trung
  • Vovinam
  • 01-06 Level tiếng Anh (Dựa vào năng lực tiếng Anh đầu vào)
  • Học kỳ tiếng Anh tại nước ngoài
  • Sinh viên có phương pháp học Đại học hiệu quả như: tự học, làm việc nhóm, quản lý thời gian, tối ưu hoá năng lực não bộ cải thiện kết quả học tập.
  • Sinh viên đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 80.
  • Sinh viên tự tin đọc hiểu giáo trình, học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh, giao tiếp thông thạo với giảng viên và sinh viên quốc tế.
  • Sinh viên có tinh thần rèn luyện thể chất, phát triển cá nhân toàn diện.
Học kỳ 1
  • Toán cho ngành kỹ thuật
  • Tổ chức và kiến trúc máy tính
  • Cơ sở lập trình 1 (C)
  • Võ vovinam
  • Ứng dụng Toán trong ngành công nghệ thông tin.
  • Đạt được kiến thức nền tảng về kiến trúc và cấu trúc máy tính.
  • Sinh viên có kiến thức và kỹ năng lập trình cơ bản.
  • Sinh viên có tinh thần rèn luyện thể chất
Học kỳ 2
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Lập trình hướng đối tượng 1 (Java)
  • Các hệ cơ sở dữ liệu
  • Toán rời rạc
  • Cơ sở lập trình 2 (C)
  • Võ Vovinam
  • Sinh viên có tinh thần trách nhiệm nhóm và cùng nhau phát triển.
  • Sinh viên có kỹ năng bước đầu về lập trình hướng đối tượng với Java.
  • Sinh viên cũng được trang bị về kiến thức và kỹ năng với các hệ cơ sở dữ liệu và toán rời rạc.
  • Sinh viên được trang bị kiến thức nâng cao với cơ sở lập trình 2.
  • Sinh viên có tinh thần rèn luyện thể chất
Học kỳ 3
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
  • Lập trình hướng đối tượng với Java
  • Lập trình Java – ứng dụng desktop
  • Mạng máy tính
  • Tổng quan về đảm bảo thông tin
  • Sinh viên hiểu rõ tổng quan về an toàn thông tin, hệ thống máy tính và mạng máy tính.
  • Sinh viên có kỹ năng bước đầu về xây dựng hệ thống mạng.
  • Sinh viên cũng được trang bị về kiến thức cấu trúc dữ liệu và giải thuật.
  • Sinh viên có thể tự lập trình được các ứng dụng desktop với Java.

Kỹ năng lập trình Java

Học kỳ 4
  • Luật An ninh mạng và đạo đức trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.
  • Quản trị rủi ro trong hệ thống thông tin (Phân tích lỗ hổng và rủi ro).
  • Kỹ năng giao tiếp.
  • Phát triển ứng dụng Web 1 (Java).
  • Hệ thống nguồn mở và quản trị mạng.
  • Sinh viên hiểu rõ kiến thức về luật và đạo đức trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin.
  • Sinh viên được trang bị về kiến thức và kỹ năng quản trị rủi ro trong hệ thống thông tin.
  • Sinh viên được trang bị kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong định hướng nghề nghiệp tương lai.
  • Sinh viên có khả năng lập trình và phát triển ứng dụng Web với Java.
  • Sinh viên cũng được trang bị kiến thức và kỹ năng quản trị hệ thống với mã nguồn mở.
Học kỳ 5
  • Xác suất và thống kê
  • Phân tích mã độc và Kỹ thuật dịch ngược
  • Hỗ trợ và khắc phục hệ thống
  • An ninh Web (DVWA)
  • Thực hành Java Web (Phát triển ứng dụng Java web 2).
  • Sinh viên có khả năng ứng dụng các bài toán xác suất thống kê để phân hoạch và tối ưu cho khai phá dữ liệu.
  • Sinh viên có kỹ năng dịch ngược ứng dụng và phân tích mã độc.
  • Sinh viên cũng được trang bị về kiến thức và kỹ năng hỗ trợ và khắc phục hệ thống với các ứng dụng chạy trên nền tảng Microsoft Windows Server.
  • Sinh viên có khả năng lập trình và phát triển ứng dụng Web cho doanh nghiệp.
Học kỳ 6
  • Thực tập thực tế tại doanh nghiệp (OJT – On the Job Training)
  • Khởi sự doanh nghiệp
  • Sinh viên cọ xát, tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn
  • Sinh viên được trang bị về kiến thức nền tảng khởi nghiệp. Sinh viên có thể tự định hướng nghề nghiệp cho tương lai hoặc tự khởi
Học kỳ 7
  • Điều tra số
  • Nhập môn mật mã ứng dụng
  • An ninh cơ sở dữ liệu.
  • Phát triển chính sách An toàn thông tin
  • Mạng căn bản cho ngành An toàn thông tin (Kết nối mạng)
  • Sinh viên được trang bị kiến thức về điều tra số.
  • Sinh viên hiểu được cơ bạn về mật mã ứng dụng trong an toàn thông tin.
  • Sinh viên có kỹ năng trong việc bảo mật cơ sở dữ liệu.
  • Sinh viên có thể phát triển được chính sách an toàn thông tin cho doanh nghiệp.
  • Sinh viên có thể triển khai và xây dựng hệ thống mạng đúng tiêu chuẩn an toàn thông tin cho doanh nghiệp.
Học kỳ 8
  • Quản trị dự án an toàn thông tin
  • Thâm nhập và Phòng thủ
  • Điều tra mạng
  • Lựa chọn Phân tích dữ liệu
  • Sinh viên được trang bị kiến thức quản trị dự án an toàn thông tin trong môi trường doanh nghiệp thực tế.
  • Sinh viên được thực nghiệm những kỹ thuật tấn công và phòng thủ trong không gian hệ thống mạng.
  • Sinh viên có kỹ năng thu thập thông tin và điều tra trong hệ thống mạng.
  • Sinh viên có kỹ năng phân loại, lựa chọn và phân tích dữ liệu ứng dụng trong xác định sự bất thường trong hệ thống mạng.
Học kỳ 9
  • Ứng phó sự cố
  • Khoá luận tốt nghiệp
  • Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng ứng phó sự cố.
  • Sinh viên hoàn thành khoá luận tốt nghiệp với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực an toàn thông tin.
  • Sinh viên có kỹ năng làm báo cáo khoa học và trình bày trước hội đồng khoa học nhà trường.
  • Từ những kinh nghiệm tích luỹ xuyên suốt quá trình đào tạo, sinh viên sẵn sàng làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Kinh nghiệm tích lũy sau chương trình:

Chương trình học được thiết kế để sinh viên phát huy tư duy toán học và tư duy hệ thống, được cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng về ICT, giải mã, xây dựng các thuật toán, phần mềm và thực hành phòng thủ hoặc tấn công của tin tặc (hacker) trong môi trường số, đảm bảo hệ thống ICT hoạt động đúng chức năng, thông tin được lưu trữ, truyền tải an toàn.
Sinh viên ngành An toàn thông tin được trang bị các kiến thức cơ bản của nhóm ngành máy tính và CNTT, cũng như những kiến thức cốt lõi, chuyên sâu về an toàn thông tin.
Sinh viên có khả năng đánh giá những rủi ro đối với sự an toàn của thông tin thuộc quyền sở hữu của một tổ chức và đưa ra các giải pháp phòng chống và khắc phục; cũng như hiểu được các yếu tố về con người, tổ chức, kỹ thuật và chính sách liên quan đến an toàn thông tin. Sinh viên đồng thời được cung cấp một nền tảng vững chắc về ngoại ngữ, khoa học, văn hóa, xã hội, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập, công việc và cuộc sống.

Tốt nghiệp:

Sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ và chứng chỉ theo yêu cầu. Nhà trường tổ chức 3 đợt tốt nghiệp vào các tháng 1, 5, 9 hàng năm.

 

0/5 (0 Reviews)

Câu hỏi thường gặp

01 Làm thế nào để trở thành sinh viên Đại học FPT?

Để trở thành sinh viên Đại học FPT, bạn cần đáp ứng một trong các điều kiện:
• Có điểm học bạ đạt TOP50 trở lên theo bảng xếp hạng tra cứu tại: http://schoolrank.fpt.edu.vn
• Có điểm thi THPT QG đạt TOP50 trở lên theo bảng xếp hạng tra cứu tại: http://schoolrank.fpt.edu.vn
• Hoặc thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên xét tuyển, chi tiết xem thêm tại trang Quy chế tuyển sinh.

02 Học phí của trường Đại học FPT?

Đại học FPT công bố chi tiết học phí tại trang Học phí. Sinh viên được miễn phí toàn bộ giáo trình (nhập khẩu) trong suốt 4 năm học.

03 Điều kiện thi học bổng

Thí sinh đạt Top 30 Schoolrank trở lên thì đủ điều kiện đăng ký dự thi học bổng. Kỳ thi được tổ chức tại Đại học FPT.

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

04 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Thí sinh muốn nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể truy cập và đăng tải hồ sơ lên trang: https://dangky.daihocfpt.com/

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến các thông tin tuyển sinh của Đại học FPT, vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

05 Ngành học của trường

ĐH FPT Hà Nội đang đào tạo tất cả 15 chuyên ngành, chia làm Khối ngành sau: Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh và Ngôn ngữ.

- Khối ngành Công nghệ thông tin: Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Trí tuệ nhân tạo, Hệ thống thông tin và Thiết kế mỹ thuật số

- Khối ngành Quản trị kinh doanh: Kinh doanh quốc tế, Digital Marketing, Quản trị truyền thông đa phương tiện, Quản trị Khách sạn, Tài chính, Quản trị DV Du lịch và lữ hành

- Khối ngành Ngôn ngữ: Ngôn ngữ Anh - Anh, Ngôn ngữ Anh - Trung, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn.

Đăng ký

06 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

07 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

08 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

09 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

10 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: http://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588

Để lại bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *