[8 Lý do] Có nên học Digital Marketing
Giữa muôn vàn lựa chọn trong lĩnh vực Marketing, có nên học Digital Marketing không là băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ khi đang tìm kiếm cho mình một ngành học phù hợp. Vậy có nên theo học chuyên ngành Digital Marketing vô cùng HOT này, ngành học này phù hợp với ai, cơ hội việc làm sau khi học xong như thế nào, mức lương có hấp dẫn hay không ... Tất cả sẽ được Đại học FPT giải đáp ở bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
- 1. Có nên học Digital Marketing không? CÓ!
- 2. 8 lý do nên học Digital Marketing
- 2.1. Không khó cho người mới bắt đầu
- 2.2. Được thỏa sức sáng tạo - thể hiện bản thân
- 2.3. Nên học Digital Marketing bởi hình thức học tập đa dạng, dễ dàng
- 2.4. Ngành Digital Marketing tăng trưởng mạnh mẽ
- 2.5. Nên học Digital Marketing bởi nhu cầu tuyển dụng tăng cao
- 2.6. Đa dạng nghề nghiệp, lĩnh vực
- 2.7. Nên học Digital Marketing bởi mức thu nhập hấp dẫn
- 2.8. Linh hoạt làm việc ở bất cứ nơi đâu
- 3. 2 thách thức lớn khi theo học ngành Digital Marketing
- 4. Đối tượng phù hợp nên cân nhắc có nên học Digital Marketing
- 5. 4 lưu ý cho người mới học Digital Marketing
- 6. 4 số câu hỏi liên quan khi tìm hiểu có nên học Digital Marketing
1. Có nên học Digital Marketing không? CÓ!
Nếu bạn đang thắc mắc có nên học Digital Marketing không thì câu trả lời là CÓ. Digital Marketing là 1 trong những ngành cực HOT trong những năm gần đây. Hiện nay, có rất nhiều trường đại học đã và đang tập trung đào tạo ngành Digital Marketing, tiêu biểu có thể kể đến như Đại học FPT, ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH RMIT,...
Theo We are Social và Hootsuite, tính đến tháng 1 năm 2023, Việt Nam đã có tới 77,93 triệu người dùng internet (chiếm 79,1% dân số), tăng 7,3% so với năm 2022. Trong đó, tỷ lệ người trưởng thành sử dụng internet là 97% và số lượng người dùng mạng xã hội lên đến hơn 70 triệu người (tương đương 71% dân số). Với những con số này, Việt Nam đứng thứ 12 trên thế giới về lượng người dùng internet.
Trước sự phát triển không ngừng của thời đại công nghệ, xu hướng chung của các doanh nghiệp là đẩy mạnh các hoạt động Digital Marketing. Chính vì thế, cơ hội việc làm ngành này cũng ngày càng tăng cao.
2. 8 lý do nên học Digital Marketing
Như đã khẳng định ở trên, có nên học Digital Marketing, vậy lý do nên học Digital Marketing là gì. Dưới đây là 8 lý do bạn nên học Digital Marketing ngay năm nay.
2.1. Không khó cho người mới bắt đầu
Môi trường hoạt động chủ yếu của ngành là trên nền tảng internet nên không khó để tìm kiếm những kiến thức chuyên ngành liên quan đến Digital Marketing hay những tài liệu chất lượng để sáng tạo. Người học chỉ cần có sự nhạy bén, biết nắm bắt xu hướng và có sự sáng tạo nhất định là có thể phát triển tốt trong ngành.
Lộ trình học Digital Marketing cho người mới gồm 5 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Trang bị tổng quan kiến thức về Digital Marketing
- Giai đoạn 2: Lựa chọn 1 lĩnh vực chuyên sâu để học
- Giai đoạn 3: Chọn hình thức học và tài liệu nghiên cứu
- Giai đoạn 4: Thực hành, tích lũy kinh nghiệm
- Giai đoạn 5: Hệ thống hoá kiến thức và học thêm những lĩnh vực khác
2.2. Được thỏa sức sáng tạo - thể hiện bản thân
Đây là một ưu điểm mà bạn có thể cân nhắc việc có nên học Digital Marketing không. Bởi với sự phát triển “nhanh như vũ bão” của công nghệ, sự thay đổi liên tục trong nhu cầu của khách hàng nên khi đến với ngành Digital Marketing, bạn sẽ được thỏa sức sáng tạo, thỏa sức phát triển những ý tưởng mới, hình ảnh, câu chữ,... mang tính đột khá, khác biệt nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng khác nhau trên các trang mạng xã hội vô vàn biến số.
Một ví dụ điển hình về sự sáng tạo trong Digital Marketing có thể kể đến như Chiến dịch “Sunlight for men” của thương hiệu nổi tiếng Sunlight với thông điệp “Việc nhà không của riêng ai”. Thương hiệu đã mang đến 1 cuộc cách mạng về tư tưởng nhằm phá vỡ định kiến “Việc nhà là của phụ nữ” và đã nhận về cơn bão tương tác trên mạng xã hội với gần 6.000 lượt chia sẻ.
2.3. Nên học Digital Marketing bởi hình thức học tập đa dạng, dễ dàng
Có thể thấy rằng các trường đại học tại Việt Nam cũng như quốc tế đang ngày càng mở rộng và chú trọng việc đào tạo ngành Marketing giúp bạn có thể thỏa sức lựa chọn nơi phù hợp với điều kiện địa lý, học lực cũng như tài chính của mình. Bên cạnh đó, việc học digital marketing hoàn toàn linh động về mặt thời gian. Thay vì ngồi hàng ngàn giờ học những kiến thức gói gọn trong sách vở, bạn có thể phát triển bản thân bằng việc tự tạo blog, website hay kênh social media; làm việc freelance,...
Cách hình thức học digital marketing phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
- Học tại các trường đại học
- Học các khóa học ngắn hạn tại các trung tâm
- Học các khóa học online
- Học tại các hội nhóm trên mạng xã hội
Vậy thì học Digital Marketing ở đâu tốt nhất? Để biết thêm về các hình thức học Digital Marketing, bạn có thể theo dõi TOP 19 địa chỉ học Digital Marketing UY TÍN tại đây!
2.4. Ngành Digital Marketing tăng trưởng mạnh mẽ
Theo số liệu từ eMakerter, trong năm 2022, ngân sách chi tiêu cho Digital Marketing toàn cầu đạt khoảng 571,16 tỷ USD (chiếm 65,9% tổng chi tiêu quảng cáo, tiếp thị), tăng 16,2% so với năm trước đó. Con số này có thể lên đến 785,08 tỷ USD vào năm 2025 (chiếm khoảng 70% tổng chi tiêu) với mức tăng trưởng trên 9%.
Trong những năm gần đây, nhu cầu mua sắm online bùng nổ và trở thành xu hướng trên phạm vi toàn cầu. Cũng chính xu hướng này đã tạo nên 1 thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, số lượng người Việt Nam truy cập Internet hàng ngày là rất lớn, trong đó có đến 78,1% người dùng mạng xã hội một cách tích cực. Và để tiếp cận lượng người dùng này thì Digital Marketing chính là 1 giải pháp mang lại hiệu quả cao.
Cũng nhờ có sự phát triển của Digital Marketing mà nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt bậc. Bằng chứng là GDP năm 2022 của nước ta tăng trưởng 8,02%, vượt qua mục tiêu của Chính phủ (6,0 - 6,5%) và đạt mốc tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022.
2.5. Nên học Digital Marketing bởi nhu cầu tuyển dụng tăng cao
Ngày nay, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành Digital Marketing ngày càng tăng. Theo Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, tính đến năm 2025, ngành Marketing sẽ cần trên 21.600 lao động mỗi năm. Trong đó, Digital Marketing là ngành "khát" nhân lực nhất.
Hơn nữa, theo một báo cáo của Xu hướng Tuyển dụng Tiếp thị, khoảng 69% các công ty sẽ thuê thêm các nhà tiếp thị. Báo cáo cũng cho thấy có một khoảng cách đáng kể giữa cung và cầu của các chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số khi lượng cầu nhân lực vào khoảng 59% nhưng nguồn cung chỉ khoảng 19%.
Vì vậy, việc lựa chọn có nên học Digital Marketing là cực kỳ xứng đáng, bởi ngành này sẽ không bao giờ lỗi thời và luôn luôn tìm kiếm những cá nhân xuất sắc cả ở hiện tại và tương lai.
2.6. Đa dạng nghề nghiệp, lĩnh vực
Sinh viên Digital Marketing học xong ra trường có thể làm được ở nhiều vị trí khác nhau như:
- Chuyên viên SEO
- Social Media Manager
- Content Marketing Manager
- Digital Marketing Manager
- …
Ngành Digital Marketing cũng có một lộ trình thăng tiến rõ ràng. Sau khi có 1 vài năm kinh nghiệm trong ngành, bạn có thể từ thực tập sinh tiến lên làm nhân viên, trưởng nhóm, quản lý, trưởng phòng,...
Để hiểu thêm về các lĩnh vực việc làm, lộ trình thăng tiến, hình thức làm việc cũng như những kỹ năng cần có, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: [Tư vấn] Học Digital Marketing ra làm gì? 10+ vị trí công việc HOT nhất!
2.7. Nên học Digital Marketing bởi mức thu nhập hấp dẫn
Mức thu nhập là một yếu tố được nhiều người quan tâm nhất khi tìm hiểu vấn đề có nên học Digital Marekting hay không. Bởi chúng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cá nhân.
Theo thông tin từ CareerBuilder, mức thu nhập trung bình ngành Digital Marketing sẽ tăng nhanh tùy thuộc vào cấp bậc cũng như kinh nghiệm làm việc. Cụ thể như sau:
- Thực tập sinh: 3 - 5 triệu đồng/tháng
- Nhân viên Digital Marketing: 6 - 12 triệu đồng/tháng
- Trưởng nhóm Digital Marketing: 15 - 25 triệu đồng/tháng
- Trưởng phòng Marketing: 18 - 30 triệu đồng/tháng
- Giám đốc Marketing: 35 - 60 triệu đồng/tháng.
Nhìn chung, mức lương ngành Digital Marketing ở mức khá cao so với các ngành nghề khác. Theo báo cáo từ First Alliances năm 2021, mức lương của vị trí Digital Marketing Manager với khoảng 3 năm kinh nghiệm là từ 1500 đến 2000 USD (tương đương 34 đến 46 triệu VNĐ), vị trí Marketing Director với khoảng 10 năm kinh nghiệm có thể đạt từ từ 5000 đến 7000 USD (tương đương 115 đến 161 triệu đồng).
Để biết thêm về mức lương của ngành, các yếu tố ảnh hưởng cũng như cách cải thiện mức lương cho sinh viên mới ra trường, bạn có thể tham khảo bài viết Lương Digital Marketing mới ra trường - Khởi điểm từ 5 - 9 triệu
2.8. Linh hoạt làm việc ở bất cứ nơi đâu
Digital Marketing là một ngành rất linh hoạt, cho phép bạn làm việc ở bất kỳ đâu, chỉ cần có thiết bị kết nối Internet. Bạn có thể làm việc tại Client, Agency, Freelancer,...
Trong những năm gần đây, xu hướng làm Freelancer đã và đang thu hút nhiều nhân lực do có sự phù hợp về nhu cầu và mong muốn của các bạn trẻ. Khi làm Freelancer, bạn có thể tự do làm việc, linh hoạt về thời gian và thoải mái kiểm soát công việc thay vì phải gò bó làm việc tại văn phòng. Thứ mà một Freelancer Digital Marketing cần chỉ là internet và sự sáng tạo không giới hạn của bản thân để quảng bá sản phẩm, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
3. 2 thách thức lớn khi theo học ngành Digital Marketing
Ngoài những thuận lợi kể trên, việc theo học ngành Digital Marketing cũng có những thách thức nhất định.
1 - Tỷ lệ cạnh tranh cao: Số lượng các công ty từ offline đến online liên tục tăng lên cùng với sự phát triển nhanh chóng của thời đại công nghệ số tạo nên áp lực rất lớn cho người làm Digital Marketing. Hơn nữa, đây là ngành thu hút rất nhiều người quan tâm. Chính tỷ lệ cạnh tranh cao đó đòi hỏi bạn phải có nguồn kiến thức và kỹ năng vững chắc để có thể đứng vững trong ngành.
2 - Xu hướng thay đổi không ngừng: Digital Marketing có xu hướng thay đổi không ngừng do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. Do đó bạn cần phải nắm bắt, học hỏi kịp thời các xu hướng mới, liên tục đổi mới và sáng tạo để không bị tụt lại phía sau hay thậm chí là bị đào thải.
Để làm marketing tốt, ngoài việc sáng tạo trong các câu chữ, hình ảnh, bạn cần phải theo dõi sát sao các trang truyền thông phổ biến như Facebook, Youtube, Tiktok,... để kịp thời cập nhật xu hướng mới trên thị trường.
Để có thể đối mặt với những thách thức trên, bạn cần tìm hiểu tổng quan về ngành trước khi lựa chọn ngành nghề hay hướng phát triển phù hợp.
Nhu cầu tuyển dụng và cơ hội nghề nghiệp của ngành khá cao nên bạn có thể thỏa sức lựa chọn lĩnh vực phù hợp với năng lực của bản thân và đừng ngần ngại theo đuổi. Bên cạnh đó, bạn cần có nhiều trải nghiệm thực tế và luôn sẵn sàng tiếp nhận những thứ mới mẻ để không bị lạc hậu và đánh mất cơ hội trong nghề. |
4. Đối tượng phù hợp nên cân nhắc có nên học Digital Marketing
Ngành Digital Marketing sẽ phù hợp hơn với những người có đặc điểm tính cách, phẩm chất như:
1 - Người năng động: Bởi Marketing là ngành hướng đến công chúng và thị trường, nên người làm Marketing cần có sự năng động và hướng ngoại để có thể tiếp cận được những phương thức marketing mới mẻ từ nhiều thương hiệu, nhãn hàng lớn trong và ngoài nước.
2 - Người thích sáng tạo: Ngành Marketing vốn là công việc luôn đòi hỏi sự mới mẻ, thậm chí là khác biệt. Chính vì vậy những người có đầu óc và tư duy sáng tạo có thể nảy sinh được nhiều ý tưởng mới, tạo được các chương trình marketing hấp dẫn.
3 - Thích viết lách: Một trong những công việc của marketing chính là sáng tạo nội dung. Những người thích viết lách thường biết cách để tạo nên những content hay và thu hút.
4 - Người chịu khó, chăm chỉ: Đôi khi có những chiến lược gấp rút buộc người làm marketing phải kiên trì để thực hiện được tiến độ kế hoạch. Công việc marketing đòi hỏi người làm nghề phải thật sự tâm huyết và chăm chỉ trong mọi công việc.
5 - Chịu được áp lực cao: Việc làm sao để có thể xây dựng thương hiệu, tăng hiệu quả bán hàng,… phụ thuộc rất nhiều vào bộ phận marketing. Bên cạnh đó, việc phải luôn đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng,... cũng đem lại áp lực không nhỏ trong quá trình làm việc.
Mặc dù ngành Digital Marketing đặc biệt phù hợp với những người năng động và hướng ngoại. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc những người hướng nội không thể làm marketing. Một số vị trí việc làm trong ngành marketing đặc biệt phù hợp với những người hướng nội có thể kể đến như: Content Marketing, SEO, Thiết kế đồ họa, Nghiên cứu thị trường,... |
5. 4 lưu ý cho người mới học Digital Marketing
Với những người mới theo học Digital Marketing, bạn cần chú ý những điểm sau để có thể thành công trong lĩnh vực này:
- Tìm hiểu tổng quan về ngành marketing, các lĩnh vực thuộc ngành để lựa chọn được mảng phù hợp với bản thân và tập trung theo đuổi mảng đó, như SEO, Content, Ads, Analysis,...
- Tham gia các nhóm chuyên môn, các diễn đàn online như Thế giới SEO, Marketing Forum SEOTOP,... hoặc tìm học những người đã làm trong ngành để định hướng rõ hơn về nghề nghiệp.
- Nắm vững các thuật ngữ trong ngành như CMS, CPC, AD,...
- Tìm kiếm các khóa học thực tiễn chất lượng từ cơ bản đến nâng cao để có được những kiến thức hiện đại, phù hợp nhất.
- Luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức mới để bắt kịp xu hướng hiện đại.
- Xây dựng mạng lưới mối quan hệ để học hỏi và phát triển…
6. 4 số câu hỏi liên quan khi tìm hiểu có nên học Digital Marketing
Với những giải đáp trên về việc có nên học Digital Marketing không thì ngành nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ. Dưới đây là giải đáp 1 số câu hỏi thường gặp về ngành.
1 - Digital Marketing học ngành nào?
Để có thể làm việc ngành Digital Marketing, bạn có thể tìm hiểu các ngành nên đăng ký học Digital Marketing tại các trường đại học như: Digital Marketing, Marketing/Quản trị marketing, Truyền thông đa phương tiện, Marketing thương mại, Quản trị thương hiệu, Thương mại điện tử, Quảng cáo/PR
2 - Nên học Digital Marketing hay Marketing?
2 ngành này có rất nhiều nét tương đồng nhưng về bản chất đây vẫn là 2 lĩnh vực khác nhau. Để có thể làm việc ngành Digital Marketing thì các kiến thức về Marketing cơ bản là không thể thiếu. Những kiến thức nền tảng về Marketing sẽ là gốc rễ quan trọng giúp bạn thành công hơn với Digital Marketing.
Trong thời đại ngày nay, việc học Digital Marketing gần như là điều tất yếu. Vì vậy, khi mới bắt đầu thì bạn nên học các kiến thức căn bản về Marketing, sau đó tập trung phát triển lĩnh vực chủ đạo là Digital Marketing.
Tìm hiểu thêm về 5 yếu tố quyết định nên học Marketing hay Digital Marketing
3 - Nên học chuyên sâu 1 lĩnh vực hay học tất cả các lĩnh vực của Digital Marketing?
Tùy thuộc vào từng thời điểm mà bạn nên học chuyên sâu hay học rộng ra nhiều lĩnh vực. Khi mới bắt đầu học, bạn nên lựa chọn 1 lĩnh vực và học chuyên sâu về nó để có 1 nền móng kiến thức vững chắc. Sau khi có kinh nghiệm nhất định về lĩnh vực đó, bạn có thể phát triển, mở rộng kiến thức sang các lĩnh vực khác để có cơ hội thăng tiến trong công việc.
4 - Digital Marketing có đòi hỏi nhiều về kỹ thuật không?
Digital Marketing bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và mỗi lĩnh vực sẽ có yêu cầu về kỹ thuật khác nhau.
- Các lĩnh vực không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật: Content, Quan hệ khách hàng, ...
- Các lĩnh vực đòi hỏi nhiều về kỹ thuật: SEO, Google Ads, Facebook Ads, Thiết kế,...
Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp những thông tin cơ bản về các lý do nên theo học ngành Digital Marketing cùng các thách thức, lưu ý cho những người mới theo đuổi lĩnh vực này. Hy vọng rằng bài viết có thể giúp bạn trả lời câu hỏi có nên học Digital Marketing và từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn cho bản thân trong tương lai.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về ngành Digital Marketing của Đại học FPT thì vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để được tư vấn trong thời gian sớm nhất:
-
Hotline: (024) 7300 5588
-
Địa chỉ: Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc – Km29 Đại lộ Thăng Long, Thạch Thất, TP. HN
Câu hỏi thường gặp
01
Điều kiện thi học bổng năm 2024
Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):
- Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
- Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
- Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)
Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.
Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.
02
Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024
Mã trường: FPT
Khối ngành | Ngành | Mã ngành | Chuyên Ngành |
III | Quản trị kinh doanh | 7340101 | Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng. |
V | Công nghệ thông tin | 7480201 | Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số. |
VII | Công nghệ truyền thông (dự kiến) | 7320106 | Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng. |
Ngôn ngữ Anh | 7220201 | Ngôn ngữ Anh | |
Ngôn ngữ Nhật | 7220209 | Song ngữ Nhật – Anh | |
Ngôn ngữ Hàn Quốc | 7220210 | Song ngữ Hàn – Anh | |
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) | 7220204 | Song ngữ Trung – Anh |
03
Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?
Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.
04
Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?
Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.
05
Lộ trình học của Sinh viên
- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc
- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.
- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập
- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT
06
Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT
Bus số 74; 107; 88; 117; 119
07
Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?
Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.
Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).
08
Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội
- Website: https://hanoi.fpt.edu.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi
- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt
- Hotline: 02473005588