5 yếu tố quyết định nên học Marketing hay Digital Marketing?

Nên học Marketing hay Digital Marketing  có lẽ là câu hỏi được nhiều bạn học sinh đặt ra cho chính mình khi đứng trước quyết định lựa chọn ngành học cho tương lai. Marketing và Digital Marketing có rất nhiều điểm tương đồng nên nếu không tìm hiểu kỹ, bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn 2 lĩnh vực này là một.

Vì vậy, hãy cùng Đại học FPT tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này để có thể xác định được bản thân phù hợp với ngành học nào nhé!

Tên ngành Đối tượng phù hợp
Marketing  Có sự sáng tạo, năng động, thích công việc viết lách, biết nắm bắt những xu hướng mới, khả năng phân tích dữ liệu,...
Digital Marketing Yêu thích và luôn cập nhật những công nghệ mới, có óc sáng tạo, thích kinh doanh, khả năng tư duy và phân tích logic,...

1. Phân biệt rõ giữa Marketing và Digital Marketing

Trước tiên, để đưa ra được quyết định nên học Marketing hay Digital Marketing thì bạn cần phải hiểu rõ và phân biệt được 2 ngành học này. Cụ thể giữa Marketing và Digital Marketing có những điểm giống và khác nhau như sau:

1 - Điểm giống nhau

Theo định nghĩa của Philip Kotler - cha đẻ của ngành Marketing hiện đại: “Marketing là nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối giá trị đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp”.

Như vậy, Marketing là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu qua việc sử dụng các phương pháp truyền thông và tiếp thị như quảng cáo, báo chí, hoặc tổ chức sự kiện để quảng bá sản phẩm và dịch vụ. Từ đó thúc đẩy khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ để tạo doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Định nghĩa về Digital Marketing cũng tương tự như Marketing truyền thống. Tuy nhiên, Digital Marketing tập trung sử dụng các công cụ kỹ thuật số để tiếp cận và tương tác với khách hàng.

Thông qua các công cụ tìm kiếm tự nhiên, mọi người có thể thấy quảng cáo của doanh nghiệp trên các nền tảng trực tuyến như Google Ads, quảng cáo trên mạng xã hội, email marketing và nhiều hình thức tiếp thị trực tuyến khác. Nó tạo ra cơ hội để tiếp cận một lượng lớn người dùng trực tuyến thông qua việc tạo ra nội dung hấp dẫn trên các nền tảng trực tuyến như blog, video, mạng xã hội và website.

Cần phân biệt rõ 2 ngành học này trước khi đưa ra quyết định nên học Marketing hay Digital Marketing
Cần phân biệt rõ 2 ngành học này trước khi đưa ra quyết định nên học Marketing hay Digital Marketing

Do có sự liên hệ mật thiết với nhau, nên Marketing và Digital Marketing đều sẽ có những kiến thức cơ bản chung mà bạn bắt buộc phải học. Các chương trình học thường bao gồm các khái niệm về nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng, lên kế hoạch quảng cáo, tạo nội dung, quản lý dự án và kỹ năng giao tiếp.

Marketing và Digital Marketing đều nhằm mục đích quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng mục tiêu, bằng nhiều hình thức, công cụ khác nhau, từ đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

2 - Điểm khác nhau

Tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng về bản chất thì đây vẫn là 2 lĩnh vực khác nhau. Vì vậy mỗi ngành sẽ có những đặc điểm riêng. Cụ thể sự khác nhau giữa Marketing và Digital Marketing là:

Đặc điểm Marketing Digital Marketing
Kiến thức
  • Marketing căn bản
  • Nghiên cứu thị trường
  • Phân tích hành vi khách hàng
  • Quảng cáo
  • Quản lý thương hiệu
  • Quan hệ công chúng
  • Xây dựng chiến lược Marketing
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO và SEM)
  • Social Media
  • Tư duy thiết kế
  • Content Marketing
  • Phân tích dữ liệu
  • Quảng cáo trực tuyến
  • Email Marketing
Kênh tiếp thị Sử dụng các kênh truyền thông truyền thống như truyền hình, radio, báo chí, tờ rơi, tạp chí và quảng cáo ngoài trời. Tập trung vào các kênh trực tuyến như công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, email marketing, trang web và ứng dụng di động
Thị trường Tập trung vào thị trường địa phương hoặc quốc gia. Khả năng mở rộng thị trường không tốt Có khả năng mở rộng thị trường, tiếp cận và tương tác với khách hàng trên thị trường toàn cầu.
Khách hàng Thường tìm cách tiếp cận khách hàng truyền thống qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để xác định và tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách chính xác hơn.
Chi phí Thường yêu cầu ngân sách lớn hơn do phải đầu tư vào các phương tiện truyền thông truyền thống. Có thể có chi phí thấp hơn và linh hoạt hơn trong việc quảng cáo và tiếp thị trực tuyến.
Đo lường hiệu quả Đo lường hiệu quả chiến dịch thường khó khăn hơn do khó tính toán được số lượng khách hàng tiếp cận và tương tác. Có thể sử dụng các công cụ phân tích và số liệu để đo lường hiệu quả chi tiết của chiến dịch và tiếp cận khách hàng.
Marketing và Digital Marketing có sự liên quan đến nhau, tuy nhiên vẫn có những điểm khác biệt rõ ràng giữa 2 lĩnh vực này
Marketing và Digital Marketing có sự liên quan đến nhau, tuy nhiên vẫn có những điểm khác biệt rõ ràng giữa 2 lĩnh vực này

Như vậy, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ưu và nhược điểm của 2 ngành này như sau:

Ưu điểm Nhược điểm
Marketing
  • Tạo dựng thương hiệu lâu dài và ổn định.
  • Hiệu quả trong việc tiếp cận các đối tượng không sử dụng internet hoặc không thân thiện với công nghệ.
  • Chi phí đầu tư cao do phải đầu tư vào các phương tiện truyền thông truyền thống.
  • Khó đo lường hiệu quả chiến dịch vì khó tính toán được số lượng khách hàng tiếp cận và tương tác.
Digital Marketing
  • Chi phí đầu tư thấp hơn Marketing và linh hoạt hơn trong việc quảng cáo và tiếp thị trực tuyến.
  • Có khả năng đo lường hiệu quả chi tiết của chiến dịch và tiếp cận khách hàng thông qua các công cụ phân tích và số liệu
  • Yêu cầu kiến thức về công nghệ số và kỹ năng sử dụng các công cụ trực tuyến.
  • Cần thường xuyên cập nhật và thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và xu hướng tiếp thị trực tuyến.

XEM THÊM: Nên học marketing hay thương mại điện tử? 5 tiêu chí để lựa chọn.

2. 5 yếu tố giúp lựa chọn nên học Marketing hay Digital Marketing

Để biết bản thân thân phù hợp học Marketing hay Digital Marketing, bạn có thể dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như sở thích, tính cách, định hướng phát triển bản thân, định hướng nghề nghiệp, thu nhập mong muốn.

Dưới đây là tư vấn từ FPT về việc lựa chọn ngành học dựa trên 5 yếu tố, mời bạn đọc tham khảo:

2.1. Sở thích/Tính cách

Sở thích/Tích cách là một trong những yếu tố giúp bạn lựa chọn được nên học Marketing hay Digital Marketing. Việc lựa chọn ngành đúng với sở thích và tính cách của mình, bạn sẽ tìm ra được nhiều điểm mạnh của bản thân, chủ động nghiên cứu, học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm. Từ đó, có nhiều động lực để phát triển, theo đuổi và vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập.

Cụ thể nếu dựa theo sở thích/tích cách thì bạn có thể lựa chọn giữa 2 ngành học này như sau:

Marketing Phù hợp với người thích giao tiếp, có khả năng xây dựng mối quan hệ tốt, truyền đạt thông điệp hiệu quả, thích sự sáng tạo, thích tìm hiểu và phân tích khách hàng...
Digital Marketing Phù hợp với người đam mê công nghệ, muốn khám phá những xu hướng công nghệ hiện đại, người thích làm việc với số liệu...
Marketing phù hợp với những bạn thích giao tiếp, Digital Marketing phù hợp với ai có đam mê về công nghệ và số liệu
Marketing phù hợp với những bạn thích giao tiếp, Digital Marketing phù hợp với ai có đam mê về công nghệ và số liệu

2.2. Định hướng phát triển giúp bạn lựa chọn nên học Marketing hay Digital Marketing

Nếu bạn muốn có kiến thức tổng quan về Marketing và muốn hiểu về nhiều lĩnh vực khác nhau, học ngành Marketing là một sự lựa chọn tốt. Ngành Marketing cung cấp cho bạn những kiến thức và kỹ năng cơ bản về tiếp thị, quảng cáo, quản lý thương hiệu, nghiên cứu thị trường và quan hệ công chúng.

Bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về cách thức hoạt động của ngành này và có thể áp dụng kiến thức vào nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn đang mông lung và chưa có định hướng phát triển cụ thể sau này.

Còn nếu bạn đã có định hướng rõ ràng và quyết định theo đuổi sự nghiên cứu và làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực Digital Marketing, thì đăng ký các trường đào tạo riêng về Digital Marketing là một sự lựa chọn hợp lý.

Bạn sẽ được học những kiến thức chuyên sâu về các phương pháp tiếp thị số, quảng cáo trực tuyến, SEO, quảng cáo mạng xã hội, phân tích dữ liệu và công nghệ số khác. Bạn sẽ được học từ những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này và có cơ hội áp dụng kiến thức thực tế vào công việc.

Ngành Marketing và Digital Marketing có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai
Ngành Marketing và Digital Marketing có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai

2.3. Cơ hội việc làm

Cơ hội việc làm hay triển vọng nghề nghiệp chắc hẳn cũng là yếu tố khiến bạn cân nhắc khi lựa chọn nên học Marketing hay Digital Marketing.

Với sự phát triển trong ngành dịch vụ ở thời điểm hiện tại, cả 2 ngành Marketing và Digital Marketing đều sẽ mang lại rất nhiều cơ hội việc làm cho bạn trong tương lai ở nhiều vị trí nghề nghiệp khác nhau. Cụ thể vị trí nghề nghiệp giữa 2 ngành Marketing và Digital Marketing như sau:

Marketing Digital Marketing
Vị trí việc làm khi ra trường
  • Nhân viên/Chuyên viên/Giám đốc Marketing
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường
  • Chuyên viên quảng cáo
  • Chuyên viên truyền thông
  • Content Marketing
  • Quản lý kênh truyền thông
  • Quản lý thương hiệu
  • Giảng viên khoa Marketing tại các trường Đại học, Học viện, Trung tâm đào tạo,...
  • Nhân viên/Chuyên viên/Quản lý Digital Marketing
  • Chuyên viên kỹ thuật SEO
  • Content SEO
  • Chuyên viên quảng cáo trực tuyến, quảng cáo mạng xã hội
  • Chuyên viên phân tích dữ liệu
  • Giảng viên Digital Marketing tại các trường Đại học, Học viện, Trung tâm đào tạo,...

XEM THÊM: [Tư vấn] Nên học MARKETING hay TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

2.4. Thu nhập là yếu tố giúp lựa chọn nên học Marketing hay Digital Marketing

Theo thống kê về thu nhập ngành Markting (theo CareerBuilder)thu nhập Digital Marketing (Theo CareerBuilder), kinh nghiệm làm việc tác động từ 6 - 26% mức lương của nhân sự ngành Marketing và Digital Marketing. Với nhân sự dưới 1 năm kinh nghiệm, mức lương trung bình là 11.5 Triệu VNĐ (dựa trên 36 mẫu đăng tuyển).

Thực tập sinh/ Nhân viên Partime Nhân viên Chuyên viên
Marketing 2,5 - 5 triệu đồng  

  • Dưới 1 năm: 8,8 triệu đồng
  • 1 - 4 năm: 9,8 triệu đồng
  • 5 - 9 năm: 11,3 triệu đồng
  • Dưới 1 năm: 8,3 triệu đồng
  • 1 - 4 năm: 12,4 triệu đồng
  • 5 - 9 năm: 14,9 triệu đồng
Digital Marketing

2,5 - 5 triệu đồng

  • Dưới 1 năm: 9 triệu đồng
  • 1 - 4 năm: 10,9 triệu đồng
  • Dưới 1 năm: 11,9 triệu đồng
  • 1 - 4 năm: 12,9 triệu đồng
  • 5 - 9 năm: 16,4 triệu đồng

*Lưu ý: Đây là mức lương trung bình tham khảo, thu nhập thực tế sẽ dựa trên nhiều yếu tố như quy mô của doanh nghiệp, khả năng hoàn thành công việc, phần trăm KPIs của bạn... .

Theo thống kê của CareerBuilder, mức lương của vị trí Digital Marketing dưới 1 năm kinh nghiệm trung bình là 11.5 Triệu VNĐ, từ 1 - 4 năm kinh nghiệm trung bình là 12.3 Triệu VNĐ, từ 5-9 năm kinh nghiệm trung bình là 17.4 Triệu VNĐ
Theo thống kê của CareerBuilder, mức lương của vị trí Digital Marketing dưới 1 năm kinh nghiệm trung bình là 11.5 Triệu VNĐ, từ 1 - 4 năm kinh nghiệm trung bình là 12.3 Triệu VNĐ, từ 5-9 năm kinh nghiệm trung bình là 17.4 Triệu VNĐ

Có thể thấy thu nhập ngành Marketing và Digital Marketing không có sự chênh lệch quá nhiều. Đây là 2 trong số những ngành học có mức lương trung bình được đánh giá cao hiện nay.

2.5. Xu hướng tuyển dụng

Bạn cũng có thể lựa chọn nên học Marketing hay Digital Marketing dựa vào xu hướng tuyển dụng tại các nước hiện nay. Dưới đây là xu hướng tuyển dụng của 2 ngành, mời bạn đọc tham khảo.

1 - Ngành Marketing: Theo thống kê mới nhất, gần 50% thông tin tuyển dụng ở Việt Nam liên quan đến các vị trí thuộc chuyên ngành Marketing. Theo Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, cho đến năm 2025, ngành Marketing sẽ cần ít nhất 21.600 lao động mới mỗi năm.

2 - Ngành Digital Marketing: Báo cáo "Vietnam Digital Marketing Trends 2021" dựa trên khảo sát 167 doanh nghiệp Việt Nam với doanh thu tối thiểu trên 5 tỷ/năm và có hoạt động Số nổi bật đã chỉ ra rằng hoạt động Digital Marketing tăng 21% so với năm 2020 và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Mức đầu tư trung bình của doanh nghiệp cho Digital Marketing trong năm 2021 được ước tính khoảng 17% tổng doanh thu.

Điều này cho thấy sự nhận thức về tầm quan trọng của Digital Marketing và ý thức về việc đầu tư vào lĩnh vực này của các doanh nghiệp, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị và tương tác với khách hàng thông qua các kênh kỹ thuật số.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, nguồn nhân lực Digital Marketing vẫn chưa đạt chất lượng cao. Việc này tạo ra cơ hội cho những ai đam mê và có kiến thức toàn diện về Digital Marketing để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nhân lực chất lượng trong lĩnh vực này.

Cùng tìm hiểu thêm về việc học Digital Marketing ở đâu là tốt và phù hợp nhất với bản thân. Tại đây bạn sẽ có hàng ngàn những cơ hội tuyệt vời như được giới thiệu việc làm vào các công ty/tập đoàn lớn với mức lương hấp hẫn hoặc có cơ hội ở lại trường làm giảng viên...

Ngành Marketing và Digital Marketing tại Việt Nam đang rất phát triển và có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao 
Ngành Marketing và Digital Marketing tại Việt Nam đang rất phát triển và có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao

3. 06 trường đại học đào tạo chuyên sâu ngành Marketing và Digital Marketing

Hiện nay tại Việt Nam đã và đang có rất nhiều trường Đại học đào tạo chuyên sâu về ngành Marketing và Digital Marketing. Tuy nhiên, không phải trường đại học nào cũng sẽ đào tạo cả 2 ngành học này mà chỉ tập trung vào thế mạnh của mình. Cùng tham khảo top 6 trường đại học đào tạo 2 ngành học này tốt nhất hiện nay nhé!

STT Tên trường Ưu điểm

Điểm chuẩn

Ngành Marketing Ngành Digital Marketing
2021 2022 2021 2022
1 Đại học FPT
  • Chương trình học chuẩn quốc tế
  • Học 100% bằng tiếng Anh
  • Cơ sở vật chất hiện đại
  • 100% có cơ hội làm việc tại công ty thuộc Tập đoàn FPT
  • Liên kết nhiều doanh nghiệp nước ngoài
  • 98% sinh viên ra trường đều có việc làm với mức lương thấp nhất là 9 triệu đồng/tháng
Không có Top 50 Schoolrank Top 40 Schoolrank
2 Đại học RMIT
  • Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế
  • Cơ sở vật chất hiện đại
  • Phương pháp học tập kết hợp trực tuyến và trực tiếp
  • 96% sinh viên ra trường có việc làm trong 1 năm sau tốt nghiệp
Không có Tốt nghiệp THPT với điểm trung bình lớp 12 từ 7.0/10.0 và có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương IELTS 6.5.
3 Đại học Kinh tế quốc dân
  • Ngôi trường hàng đầu Việt Nam về chất lượng đào tạo khối ngành kinh tế, tài chính. 
  • Giảng viên dày dặn kinh nghiệm
  • Tỷ lệ sinh viên có việc làm là 85% - 98%
28 28 Chương trình Cử nhân Quốc tế IBD - Điểm sàn phỏng vấn: 12 điểm
4 Đại học Thương mại
  • Chương trình học đa dạng
  • Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành
  • Giảng viên có nhiều kinh nghiệm
  • Mạng lưới liên kết nhiều doanh nghiệp
27.45 27 Không có 26.9
5 Đại học Duy Tân
  • Cơ sở vật chất hiện đại
  • Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận nhiều hơn với công nghệ thông tin và các công cụ số
  • Đội ngũ giảng dạy chất lượng
  • Cơ hội thực tập tại nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước
14 14 Không có
6 Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Chương trình học đa dạng và linh hoạt
  • Giảng viên giàu kinh nghiệm
  • Môi trường học tập và nghiên cứu chất lượng
  • Hợp tác với nhiều doanh nghiệp
27.5 27.5 Không có

Để biết thêm chi tiết về các trường đào tạo ngành Marketing và Digital Marketing, các bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Digital Marketing học trường nào?

Trong đó phải kể đến Đại học FPT là ngôi trường nổi tiếng về chất lượng đào tạo ngành Digital Marketing thuộc TOP đầu cả nước. Học chuyên ngành Digital Marketing tại trường đây, bạn có được rất nhiều ưu thế:

  • Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế: Bạn sẽ được học giáo trình 100% bằng tiếng Anh, giúp bạn tiếp cận các kiến thức cơ bản về Marketing cùng những kiến thức chuyên môn về Digital Marketing một các hiệu quả
  • Đội ngũ giảng viên chất lượng: Bạn sẽ được học từ các chuyên gia có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm thực tế, từ đó áp dụng kiến thức vào thực tế công việc và hiểu rõ hơn về ngành này.
  • Cơ hội thực tập và tương tác với doanh nghiệp: Đại học FPT liên kết với nhiều doanh nghiệp và tổ chức hàng đầu trong ngành Digital Marketing. Bạn sẽ có cơ hội tham gia vào các chương trình thực tập, dự án thực tế và giao lưu với các chuyên gia trong ngành, giúp bạn rèn kỹ năng và xây dựng mạng lưới quan hệ trong ngành.
  • Trang bị ngoại ngữ và kỹ năng mềm: Bạn sẽ được rèn luyện tiếng Anh chuyên ngành, giao tiếp, lãnh đạo, quản lý dự án và tư duy sáng tạo - những yếu tố quan trọng trong Digital Marketing.

Hãy đăng ký xét tuyển Đại học FPT để có cơ hội được học tập và phát triển trong môi trường học tập chất lượng và thực tế nhất như này nhé!

4. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về ngành Marketing và Digital Marketing

1 - Nên học chung về Marketing hay học chuyên sâu 1 lĩnh vực? 

Điều này phụ thuộc vào định hướng phát triển của bạn tại thời điểm đó. Bạn có thể học tất cả về Marketing nhưng không chuyên sâu vào lĩnh vực nào cả, trở thành một nhà quản lý với kiến thức rộng và khả năng quản lý các hoạt động marketing trong tổ chức.

Bạn cũng có thể học chuyên sâu vào 1 lĩnh vực như Content, SEO, Ads,... để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực đó.

Tuy nhiên, dù bạn chọn hướng đi nào, bạn cũng cần nắm vững những kiến thức cơ bản về Marketing. Điều này đặc biệt quan trọng để hiểu về nguyên lý và cơ sở của Marketing, trước khi tiếp tục đi sâu nghiên cứu và áp dụng vào các lĩnh vực khác nhau trong Marketing.

2 - Có thể tự học Marketing và Digital Marketing không?

. Có 2 hình thức tự học mà bạn có thể tham khảo:

  • Đăng ký khóa học trực tiếp ngắn hạn/dài hạn: Bạn sẽ được học trực tiếp từ giảng viên và tương tác trực tiếp với các bạn học khác. Khóa học trực tiếp thường diễn ra tại trường đại học, trung tâm đào tạo hoặc tổ chức chuyên nghiệp.
  • Khóa học online: Cho phép bạn tự học theo lịch trình và tốc độ của riêng mình. Bạn có thể tiếp cận với nhiều nguồn học phong phú từ các chuyên gia và giảng viên trên toàn thế giới. Hình thức này thường linh hoạt và tiết kiệm thời gian, cho phép bạn học tại nhà hoặc bất kỳ địa điểm nào có kết nối internet.

3 - Không học chuyên ngành tại đại học thì có thể làm về Marketing và Digital Marketing không?

, vì 2 ngành này yêu cầu về óc sáng tạo, sự nhạy bén, suy luận logic và kinh nghiệm thực tế. Vì thế không nhất thiết phải học chuyên ngành tại đại học mới có thể làm nghề này.

4 - Học Marketing xong có làm được Digital Marketing không?

, vì Digital Marketing là 1 trong những lĩnh vực của Marketing nên học xong những kiến thức tổng thể của Marketing bạn đều có thể lựa chọn công việc về Digital Marketing.

Đại học FPT là sự lựa chọn hoàn hảo cho các bạn muốn theo đuổi Digital Marketing
Đại học FPT là sự lựa chọn hoàn hảo cho các bạn muốn theo đuổi Digital Marketing

Qua bài viết này, hy vọng rằng, bạn đã có thể quyết định được nên học Marketing hay Digital Marketing. Mỗi lĩnh vực đều có điểm chung, điểm khác biệt và những yêu cầu riêng, nhưng cả 2 ngành đều mang lại nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Lựa chọn cuối cùng nên dựa trên sở thích cá nhân, định hướng phát triển và mục tiêu nghề nghiệp của bạn.

Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc về ngành Marketing và Digital Marketing, hãy liên hệ với Trường Đại học FPT theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp nhanh chóng.

5/5 (1 Review)

Câu hỏi thường gặp

01 Điều kiện thi học bổng năm 2024

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển Đại học FPT, tốt nghiệp THPT năm 2024, chưa từng đạt học bổng trong các kì thi học bổng của Đại học FPT và đạt một trong các tiêu chí sau sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT để nhận các mức học bổng 10% - 100% (học phí toàn khoá học):

  • Có tên trong danh sách đội tuyển thi Học sinh giỏi Quốc Gia (các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh);
  • Đạt xếp hạng Top20 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://schoolrank.fpt.edu.vn);
  • Điểm GPA từ mức A (hoặc tương đương) trở lên (đối với các thí sinh tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp)

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

02 Ngành học và mã ngành của trường ĐH FPT năm 2024

Mã trường: FPT

Khối ngành Ngành Mã ngành Chuyên Ngành
III Quản trị kinh doanh 7340101 Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Tài chính; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
V Công nghệ thông tin 7480201 Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số; Công nghệ ô tô số.
VII Công nghệ truyền thông (dự kiến) 7320106 Truyền thông đa phương tiện; Quan hệ công chúng.
Ngôn ngữ Anh 7220201 Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Nhật 7220209 Song ngữ Nhật – Anh
Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 Song ngữ Hàn – Anh
Ngôn ngữ Trung Quốc (dự kiến) 7220204 Song ngữ Trung – Anh

Đăng ký

03 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể đăng ký tại link này hoặc vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

04 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

05 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

06 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

07 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

08 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: http://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588

Để lại bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *