Sinh viên trường F học được gì từ việc tham gia loạt sự kiện bùng nổ?

Sách vở chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ để giúp sinh viên đi thẳng đến thành công. Học mà không đi đôi với trải nghiệm, lười tham gia các sự kiện ở trường là bạn đã bỏ lỡ 3 lợi ích “siêu to khổng lồ” để phát triển bản thân và trưởng thành hơn về mọi mặt.

Mở rộng các mối quan hệ

Bằng cách tham gia những hoạt động ngoại khóa ở trường, là thành viên trong các CLB tổ chức sự kiện, sinh viên sẽ trưởng thành hơn về mặt giao tiếp xã hội thông qua việc tương tác với những người bạn mới, từ đó vun đắp thêm những kỷ niệm đẹp và đáng nhớ trong suốt 4 năm giảng đường.

Tham gia sự kiện trong trường Đại học là cách để sinh viên mở rộng vòng bạn bè.

Tham gia sự kiện trong trường Đại học là cách để sinh viên mở rộng vòng bạn bè.

Những tình bạn đẹp, kỷ niệm sinh viên đáng nhớ sau những mùa sự kiện tham gia cùng nhau.

Nhiều bạn trẻ còn đùa vui rằng không tham gia các sự kiện trong trường là bạn đã bỏ lỡ cơ hội thoát kiếp FA. Bởi đây là cơ hội tuyệt vời để mỗi sinh viên mở rộng vòng bạn bè của mình và tất nhiên, “mạng lưới hùng mạnh” mang tên bạn-chung (mutual friend) trong đội nhóm tổ chức sự kiện luôn sẵn sàng trở thành những “điệp viên nằm vùng” giúp bạn chinh phục crush.
Những tình bạn đẹp, kỷ niệm sinh viên đáng nhớ sau những mùa sự kiện tham gia cùng nhau.

Nâng cao kỹ năng mềm

Tham gia các sự kiện ở trường là một cách học thiết thực, miễn phí và tích lũy rất nhiều kỹ năng mềm cho sinh viên như: Kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, phân chia công việc, thiết lập kế hoạch, kỹ năng lãnh đạo… Việc giao lưu, hòa mình vào tập thể khi tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng là cách hay để sinh viên khám phá, khẳng định bản thân.

Tại các sự kiện của trường đại học, bạn sẽ được làm những việc phù hợp với khả năng hoặc trải nghiệm những việc chưa bao giờ làm, nhờ đó mà phát hiện được năng lực của mình đến đâu. Minh chứng là hầu hết mọi người đều nghĩ rằng sinh viên ngành Công nghệ thông tin thường là những người có phần khô khan, máy móc. Thế nhưng thử dạo một vòng ĐH FPT qua các mùa sự kiện bạn sẽ thấy điều ngược lại hoàn toàn.

Kỹ năng mềm được luyện rèn và cải thiện khi sinh viên tham gia các sự kiện của trường.

Siêu nhiều sự kiện nghe có vẻ chẳng liên quan đến IT, AI, code, test nhưng sinh viên FPT đều có thể cùng nhau tổ chức rất hoành tráng, mời được cả dàn “sao” khiến bao sinh viên trường khác phải ngưỡng mộ “ố á” như: Super Big Open Day, Miss FPT, The Face FPT, FPTU International Day… Hàng loạt sự kiện “mùa nào thức nấy” tại trường ĐH FPT đã mở ra cơ hội cho sinh viên trường được thử thách và phát triển bản thân, trải nghiệm hết mình và tích lũy những kinh nghiệm, kỹ năng hữu ích.

Sinh viên FPT “cháy hết mình” trong sự kiện Super Big Open Day, với sự xuất hiện của khách mời nổi tiếng Sơn Tùng M-TP.

Sinh viên FPT “cháy hết mình” trong sự kiện Super Big Open Day, với sự xuất hiện của khách mời nổi tiếng Sơn Tùng M-TP.

Cuộc thi The Face dựa theo format chương trình cùng tên là sự kiện tìm kiếm gương mặt đại diện tài năng và xinh đẹp của trường ĐH FPT.

Cuộc thi The Face dựa theo format chương trình cùng tên là sự kiện tìm kiếm gương mặt đại diện tài năng và xinh đẹp của trường ĐH FPT.

Điểm cộng cho CV

Có một sự thật là những sự kiện bạn từng tham gia, vị trí bạn từng đảm nhiệm trong các CLB đều phản ánh phần nào con người, điểm mạnh và điểm yếu của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Ví dụ, một ứng viên hướng ngoại, ưa thích hoạt động và nhiều năng lượng thường chọn những sự kiện sôi nổi như văn hóa văn nghệ, thể thao. Những ứng viên hướng nội thường có xu hướng chọn lựa những sự kiện có tính học thuật, “trầm lặng” hơn như các cuộc thi kiến thức, viết, vẽ hoặc các sự kiện giao lưu, tọa đàm…Bên cạnh kiến thức chuyên môn, tính chủ động, thái độ ham học hỏi, biết lắng nghe, tính cách chăm chỉ, siêng năng được rèn luyện trong quá trình tham gia các sự kiện sẽ giúp sinh viên gây ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng. Đó cũng là lý do khiến nhiều sinh viên ĐH FPT trở nên nổi bật hơn so với các ứng viên cùng khác cùng thực tập tại doanh nghiệp nhờ kỹ năng mềm tốt, sự nhiệt tình, năng nổ, “máu lửa” trong các sự kiện và hoạt động chung.

Theo Baodatviet.vn
0/5 (0 Reviews)

Câu hỏi thường gặp

01 Làm thế nào để trở thành sinh viên Đại học FPT?

Để trở thành sinh viên Đại học FPT, bạn cần đáp ứng một trong các điều kiện:
• Có điểm học bạ đạt TOP50 trở lên theo bảng xếp hạng tra cứu tại: http://schoolrank.fpt.edu.vn
• Có điểm thi THPT QG đạt TOP50 trở lên theo bảng xếp hạng tra cứu tại: http://schoolrank.fpt.edu.vn
• Hoặc thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên xét tuyển, chi tiết xem thêm tại trang Quy chế tuyển sinh.

02 Học phí của trường Đại học FPT?

Đại học FPT công bố chi tiết học phí tại trang Học phí. Sinh viên được miễn phí toàn bộ giáo trình (nhập khẩu) trong suốt 4 năm học.

03 Điều kiện thi học bổng

Thí sinh đạt Top 30 Schoolrank trở lên thì đủ điều kiện đăng ký dự thi học bổng. Kỳ thi được tổ chức tại Đại học FPT.

Đề thi học bổng gồm 2 môn:
- Môn trắc nghiệm toán tư duy: 90 câu, thời gian làm bài 120 phút, thang điểm tối đa 90 điểm.
- Môn luận văn: 1 đề duy nhất, thời gian làm bài 60 phút, thang điểm tối đa 15 điểm.

Điều kiện để thí sinh tham gia xét học bổng xem chi tiết tại trang Học bổng.

04 Làm thế nào để nộp hồ sơ vào Đại học FPT?

Thí sinh muốn nộp hồ sơ vào Đại học FPT có thể truy cập và đăng tải hồ sơ lên trang: https://dangky.daihocfpt.com/

Ngay từ bây giờ, thí sinh quan tâm đến các thông tin tuyển sinh của Đại học FPT, vui lòng liên hệ hotline (024) 7300.5588.

05 Ngành học của trường

ĐH FPT Hà Nội đang đào tạo tất cả 15 chuyên ngành, chia làm Khối ngành sau: Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh và Ngôn ngữ.

- Khối ngành Công nghệ thông tin: Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Trí tuệ nhân tạo, Hệ thống thông tin và Thiết kế mỹ thuật số

- Khối ngành Quản trị kinh doanh: Kinh doanh quốc tế, Digital Marketing, Quản trị truyền thông đa phương tiện, Quản trị Khách sạn, Tài chính, Quản trị DV Du lịch và lữ hành

- Khối ngành Ngôn ngữ: Ngôn ngữ Anh - Anh, Ngôn ngữ Anh - Trung, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn.

Đăng ký

06 Chương trình học của Đại học FPT là giảng dạy bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Tại trường Đại học FPT, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong học tập, thi cử và giảng dạy. Sinh viên được sử dụng miễn phí giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, cung cấp bởi các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

07 Lộ trình học của Sinh viên

- Năm 1: Sinh viên được học tiếng anh dự bị, kỹ năng mềm, võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc

- Năm 2: Sinh viên bắt đầu vào học chuyên ngành.
+ Với Khối ngành CNTT, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
+ Với Khối ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên được học thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.

- Năm 3: ngoài học chuyên ngành sinh viên sẽ có 1 kỳ thực tập thực tế ở doanh nghiệp kéo dài 4 tháng, tại kỳ thực tập sinh viên sẽ được làm việc thật như 1 nhân viên chính thức tại công ty, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên tìm đơn vị thực tập

- Năm 4: sau khi sinh viên thực tập xong sẽ quay trở lại trường lựa chọn chuyên ngành hẹp, làm đồ án kết thúc lộ trình học 4 năm tại Đại học FPT

08 Các tuyến Bus đi qua Đại học FPT

Bus số 74; 107; 88; 117; 119

09 Để trở thành sinh viên tại Đại học FPT tôi có cần đáp ứng yêu cầu chuẩn Tiếng Anh đầu vào nào không?

Đối với chương trình đào tạo của Đại học FPT, nếu sinh viên đáp ứng được chuẩn IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương sẽ được miễn Tiếng Anh nền tảng năm đầu tiên để vào học chuyên ngành.

Đối với trường hợp sinh viên chưa đáp ứng được điều kiện Tiếng Anh như trên sẽ được đào tạo Tiếng Anh dự bị, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho việc học chuyên ngành. (Số cấp độ tiếng Anh được dạy trong năm đầu tiên sẽ phụ thuộc vào trình độ của sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra đầu vào).

10 Các trang thông tin của Đại học FPT Hà Nội

- Website: http://hanoi.fpt.edu.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocFPTHaNoi

- Group Ôn thi học bổng: https://www.facebook.com/sanhocbongdaihocfpt

- Hotline: 02473005588

Để lại bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *